Các hệ thống thanh toán do ngân hàng nhà nước tổ chức, vận

Một phần của tài liệu 0129 giải pháp mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 44)

2.1. CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM

2.1.1. Các hệ thống thanh toán do ngân hàng nhà nước tổ chức, vận

hành

và quản lý

2.1.1.1. Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử/giấy

Các hệ thống thanh toán bù trừ điện tử (TTBTĐT)/bù trừ giấy của NHNN được xây dựng từ trước khi Hệ thống IBPS được triển khai và chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán giá trị thấp trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố. Các TCTD trên địa bàn là thành viên mở tài khoản thanh toán bù trừ tại các chi nhánh đó.

Thanh toán bù trừ (TTBT) liên ngân hàng được áp dụng giữa các TCTD khác hệ thống, trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố gọi là thanh toán bù trừ nội tỉnh. TTBT liên ngân hàng có 2 hình thức: TTBT giấy và TTBT điện tử.

Hệ thống TTBT giấy được triển khai từ trước khi IBPS ra đời. Trong một thời gian dài, TTBT giấy cùng tồn tại song song với TTBT điện tử. Với sự hỗ trợ của công nghệ tin học, hệ thống thanh toán bù trừ giấy đã dần được thay thế bằng TTBT điện tử và đến 12/5/2014 địa bàn TTBT giấy cuối cùng là Cần Thơ đã ngừng hoạt động.

Hệ thống TTBT điện tử được bắt đầu triển khai từ tháng 5/2002. Hệ thống này chỉ thực hiện chuyển lệnh thanh toán cho ngân hàng nhận sau khi đã xử lý quyết toán bù trừ theo phiên, thường là 2-3 phiên/ngày tùy theo từng địa bàn và khối lượng chứng từ phát sinh.

Sau 6 năm triển khai thực hiện, đến tháng 6/2008 TTBTĐT đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc (ngoại trừ 5 tỉnh, thành phố đã triển khai hệ thống TTĐTLNH giai đoạn I là Hà nội, Hải phòng, HCM, Cần thơ và Đà nẵng, áp dụng hình thức thanh toán bù trừ giấy). Tại các địa bàn tỉnh, thành phố hệ thống TTBTĐT do chi nhánh NHNN trên địa bàn chủ trì tổ chức, quản lý và vận hành. Hệ thống TTBTĐT thực hiện chức năng xử lý và quyết toán

bù trừ các giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa các ngân hàng thành viên tham gia bù trừ điện tử trên địa bàn tỉnh, thành phố (bao gồm các giao dịch giá trị thấp< 500tr, giá trị cao >500tr, ngoại trừ các giao dịch giá trị cao >500tr chuyển đi ngoại tỉnh)

Hệ thống thanh toán bù trừ (TTBT) liên ngân hàng tại các địa bàn tỉnh, thành phố do chi nhánh NHNN trên địa bàn chủ trì tổ chức, quản lý và vận hành. Trong đó hoạt động TTBT giấy tại các địa bàn triển khai trước đây đã lần lượt ngừng hoạt động từ tháng 5/2014. Hệ thống TTBTĐT vẫn còn phù hợp, phát huy tác dụng, đáp ứng nhu cầu thanh toán trên địa bàn.

2.1.1.2. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến, hiện đại, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế và được đánh giá là kênh thanh toán nhanh nhất tại Việt Nam hiện nay với thời gian thực hiện một lệnh thanh toán chỉ diễn ra không quá 10 giây.

Với sự hỗ trợ của ngân hàng thế giới, năm 2002 IBPS đã khai trương và đi vào hoạt động tại trụ sở chính NHNN và 5 chi nhánh NHNN tại các tỉnh, thành phố, đến năm 2008, NHNN hoàn tất giai đoạn 2 của dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán. Đến nay, IBPS của NHNN đã cơ bản đáp ứng nhu cầu thanh toán của hệ thống các TCTD về tốc độ và dung lượng xử lý giao dịch, độ an toàn và bảo mật, là cơ sở để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán cho khách hàng, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt.

Mạng lưới hoạt động của IBPS gồm 01 Trung tâm Thanh toán Quốc gia (NPSC) tại Hà Nội và 06 Trung tâm xử lý khu vực (RPC) tại các tỉnh, thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nằng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Sở Giao dịch NHNN.

• Tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao (HVSS) thực hiện các khoản thanh toán giá trị cao từ 500 triệu đồng trở lên và các khoản thanh toán khẩn

trên nền tảng thanh toán tổng tức thời.

• Tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp (LVSS) thực hiện quyết toán ròng theo phiên để xử lý bù trừ các khoản thanh toán giá trị thấp dưới 500 triệu

đồng, không đòi hỏi cấp thiết về thời gian xử lý giao dịch. Hệ thống LVSS

hoạt động cùng thời gian biểu hoạt động chung của hệ thống IBPS,

nhưng kết

thúc ngày làm việc sớm hơn với thời điểm ngừng gửi lệnh là 16h00 hàng

ngày, sớm hơn 1 tiếng so với thời điểm ngừng gửi lệnh của hệ thống HVSS.

• Tiểu hệ thống xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán (Tiểu hệ thống xử lý quyết toán vốn).

Thành viên tham gia IBPS phải là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và phải tuân thủ các điều kiện theo quy định hiện hành. Các thành viên đóng phí tham dự hệ thống để bù đắp một phần chi phí do NHNN thực hiện dịch vụ thanh toán cho các TCTD như một hình thức dịch vụ công.

Theo số liệu của NHNN, trong năm qua, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tiếp tục được hoàn thiện, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động ổn định an toàn, phục vụ tốt nhu cầu của nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán.

Hiện nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN đã kết nối với 429 đơn vị thành viên, trong đó có 66 đơn vị thuộc NHNN. Tổng giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong năm 2014

được thực hiện qua ngân hàng thanh toán và phải tuân thủ nguyên tắc chuyển giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền.

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là NHTM được chỉ định thực hiện thanh toán tiền cho toàn bộ các giao dịch chứng khoán diễn ra tại sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh- HOSE và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội- HNX.

Hệ thống này thực hiện các giao dịch sau: Mở tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán cho VSD và các thành viên lưu ký của VSD; hỗ trợ tiền vay trong trường hợp thiếu thanh khoản theo hợp đồng hỗ trợ tiền vay bắt buộc đối với BIDV; quyết toán tiền giao dịch chứng khoán qua việc hạch toán vào tài khoản của thành viên mở tại BIDV.

Hệ thống của BIDV xử lý quyết toán tiền giao dịch chứng khoán cho khoảng 129 thành viên thuộc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, trong đó có 95 Công ty Chứng khoán và 34 ngân hàng lưu ký; tổng doanh số quyết toán trong năm 2014 đạt 1,4 triệu tỷ VNĐ.

2.1.3. Hệ thống chuyển mạch, thanh toán bù trừ và quyết toán thẻliên liên

ngân hàng

Là dịch vụ làm trung gian kết nối, xử lý, truyền dẫn dữ liệu giao dịch thông qua ATM, POS và các kênh điện tử khác giữa các ngân hàng với nhau hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, thực hiện trao đổi, đối chiếu dữ liệu bằng điện tử và bù trừ các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối với các giao dịch thanh toán thông qua ATM, POS và các kênh điện tử khác, gửi kết quả bù trừ cho NHNN hoặc ngân hàng được NHNN chấp thuận để thực hiện việc quyết toán. Với dịch vụ này các tổ chức cung ứng đơn thuần chỉ thực hiện việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật bao gồm việc kết nối, truyền dần và xử lý số liệu về giá trị thanh toán và tài chính của khách hàng giữa các ngân hàng với nhau.

Dịch vụ này trên thực tế thể hiện qua việc kết nối hạ tầng thanh toán giữa các ngân hàng với nhau như hệ thống ATM/POS, truyền các lệnh giao dịch thanh toán giữa các hệ thống này, giúp hệ thống ATM/POS của một ngân hàng có thể liên kết với hệ thống ATM/POS của ngân hàng khác trở thành một hệ thống thống nhất và thông suốt.

Hiện nay dịch vụ chuyển mạch tài chính tại Việt Nam có các công ty Banknetvn, VNBC cung cấp, thực hiện chuyển mạch ATM và POS. Tính đến cuối năm 2014 đã có 41 ngân hàng đã kết nối liên thông hệ thống ATM. Việc các tổ chức này đã hoàn thành kết nối liên thông hệ thông POS đã tạo ra các tiện ích và giá trị lớn hơn cho người sử dụng thẻ, tiết kiệm chi phí đầu tư mở rộng mạng lưới và góp phần giảm tải hệ thống ATM của từng ngân hàng. Không những thế, việc liên thông này còn tạo nền tảng để phát huy tính năng cơ bản của thẻ ngân hàng và đưa thẻ ngân hàng trở thành công cụ thanh toán điện tử thuận lợi, hữu ích thay thế tiền mặt.

(Nguồn: Kỷ yếu tọa đàm dịch vụ trung gian thanh toán và thanh toán điện tử - NHNN ngày 30/9/2011)

Sơ đồ 2.1: Mô hình hệ thống chuyển mạch tài chính

Loại hình giao dịch của hệ thống này bao gồm:

Dịch vụ chuyển mạch nội địa: Dịch vụ này kết nối hệ thống ATM/POS của các ngân hàng thành viên với tổ chức chuyển mạch trong nước giúp các

chủ thẻ nội địa có thể thực hiện giao dịch trên mạng lưới ATM/POS của các ngân hàng thành viên. Trong đó Banknetvn đóng vai trò là trung tâm chuyển mạch các giao dịch thẻ liên ngân hàng.

Dịch vụ chuyển mạch quốc tế: Hiện nay Banknetvn đã kết nối với một số tổ chức thẻ và chuyển mạch quốc tế như China UnionPay, Union Card- UC (Nga), và các thành viên mạng thanh toán châu Á (APN).

Dịch vụ chuyển tiền điện tử liên ngân hàng: Dịch vụ chuyển tiền điện tử liên ngân hàng dựa trên hệ thống hạ tầng chuyển mạch và kết nối ATM của các ngân hàng thành viên. Hệ thống này giúp khách hàng của các ngân hàng thành viên chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng này sang tài khoản tại ngân hàng khác theo thời gian thực trên các kênh ATM, Internet Banking và Mobile Banking của thành viên.

Dịch vụ cổng thanh toán điện tử: Là dịch vụ làm trung gian kết nối, xử lý và truyền dẫn dữ liệu giao dịch thanh toán giữa khách hàng với các đơn vị chấp nhận thanh toán, các ngân hàng phục vụ cho các giao dịch thương mại điện tử, mua bán hàng hóa trực tuyến và dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử thông qua thẻ ngân hàng (thẻ nội địa hoặc thẻ quốc tế), Internet Banking, Mobile Banking hoặc các hình thức khác; thực hiện việc trao đổi, đối chiếu dữ liệu bằng điện tử và bù trừ các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối với các giao dịch thanh toán, gửi kết quả bù trừ cho ngân hàng được NHNN chấp nhận để thực hiện việc quyết toán.

Với dịch vụ này các tổ chức cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử ngoài việc thực hiện việc kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu giá trị thanh toán và tài chính còn thực hiện thêm chức năng hỗ trợ thu hộ, chi hộ cho khách hàng của ngân hàng thông qua việc mở một tài khoản trung gian. Các tổ chức cung ứng dịch vụ này có thể kết nối với một hay nhiều ngân hàng.

(Nguồn: Kỷ yếu tọa đàm dịch vụ trung gian thanh toán và thanh toán điện tử - NHNN ngày 30/9/2011)

Sơ đồ 2.2: Mô hình hệ thống cổng thanh toán điện tử.

Hiện nay, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán thẻ được các NHTM chú trọng nâng cấp, đầu tư. Đến cuối tháng 6/2015, cả nước có trên 16.680 ATM và trên 196.941 POS/EDC được lắp đặt.

Với sự chỉ đạo của NHNN, các công ty chuyển mạch thẻ đã hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM, liên thông mạng lưới POS trên phạm vi toàn quốc.

NHNN cũng tập trung phát triển thanh toán thẻ qua POS theo kế hoạch tổng thể phát triển thanh toán thẻ qua POS giai đoạn 2014-2015, nhất là phát triển thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS) để nâng cao số lượng, giá trị

giao dịch thanh toán, đưa thanh toán qua POS trở thành thói quen của chủ thẻ.

2.1.4. Hệ thống thanh toán do các ngân hàng thương mại chủ trì,vận hành vận hành

Trong những năm đầu đổi mới nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân

hàng nói riêng các quy định về quản lý tiền mặt đã từng được sử dụng trước đó đều bị loại bỏ hoặc các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành nhưng không đi vào cuộc sống. Vì thế tiền mặt đã nghiễm nhiên trở thành công cụ thanh toán

VCB-Money đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ hệ thống thanh toán của

VCB, dành cho đối tượng khách hàng là các định chế tài chính hoặc tổ chức kinh

tế để thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ liên ngân hàng trong nước. Hầu hết cácTCTD trong nước và nhiều ngân hàng chi nhánh nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mở và duy trì tài khoản ngoại tệ tại VCB.

Khi một TCTD là thành viên IBPS mua/bán ngoại tệ, hệ thống này sẽ điều chuyển vốn từ tài khoản ngoại tệ của các TCTD mở tại VCB và nhận/gửi tiền đồng từ tài khoản quyết toán của TCTD trên hệ thống IBPS. Hệ thống VCB-Money có đặc điểm của một hệ thống thanh toán liên ngân hàng đa phương, đa tệ. Dịch vụ chính của Hệ thống VCB-Money gồm: Chuyển tiền, Ủy nhiệm chi; Mua/bán ngoại tệ; Dịch vụ trả lương nhân viên và các dịch vụ thanh toán khác.

Các hệ thống thanh toán song phương: Bên cạnh VCB, một số NHTM

lớn là BIDV (hệ thống BIDV homeBanking với 7 ngân hàng đối tác), Agribank (hệ thống VBA với 2 ngân hàng đối tác), VietinBank (hệ thống INCAS với 5 ngân hàng) cũng tự xây dựng và triển khai hệ thống thanh toán liên ngân hàng song phương điện tử để thực hiện chuyển, nhận và quyết toán trên cơ sở bù trừ song phương các món thanh toán không cấp thiết về thời gian, giá trị thấp với nhau và với các ngân hàng là thành viên của các ngân hàng chủ trì này.

2.2. THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶTĐỐI ĐỐI

VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM

Mấy năm trở lại đây những bất ổn kinh tế trong và ngoài nước đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Vì thế tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) cũng

tổ chức kinh tế ưa thích dùng tiền mặt trong thanh toán.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây thì TTKDTM ở Việt Nam có những chuyển biến rõ rệt đó là trong khi tổng phương tiện tăng lên nhưng tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng lại giảm đi rõ rệt.

số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền QuýI,I I /2015 22,07 0,46 60,3 30,2 27,77 68,58 1,03 37,2 48,77 25,5 2014 9,23 0,28 0,1 5 40,1 61,53 79,86 0,45 61,7 28,64 17,96 2013 8,11 0,24 0,1 5 0,2 2 62,7 76,07 0,46 1,6 3 28,57 21,84 2012 8,76 0,21 0,1 8 80,3 60,39 75,26 0,52 1,9 30,15 22,25

(Nguồn: Vụ thanh toán- NHNNVN)

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán

Trong thời gian qua tỷ trọng TTKDTM ngày một tăng đồng thời tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt giảm dần qua các năm. Đây là kết quả của xu thế đổi mới hiện đại hóa hoạt động ngân hàng và phát triển TTKDTM. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng năm đã giảm nhưng còn ở mức cao hơn so với thế giới; tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển là 0,7%, Na Uy là 1%, còn Trung Quốc cũng chỉ ở mức là 10%.

Bảng 2.1. Tỷ trọng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các năm

Ở Việt Nam, thanh toán séc đã ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước nhưng thời gian gần đây, tỷ trọng thanh toán bằng phương tiện này ngày càng giảm đi rõ rệt dù thanh toán séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng.

Séc hiện nay chiếm tỷ trọng chưa được 1%, tỷ trọng séc có xu hướng giảm, khách hàng ít sử dụng (chỉ chủ yếu thanh toán trong cùng địa phương). Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chưa có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh toán séc mà chỉ động viên dùng séc. Ngoài ra sự lo ngại

Một phần của tài liệu 0129 giải pháp mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w