2.2.2. Thanh toán bằng lệnh chi, lệnh thu
Như vậy trong các phương tiện TTKDTM qua ngân hàng phương thức lệnh chi chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số tiền và số lần giao dịch với tỷ trọng trên 75%. Tỷ trọng cao này vẫn diễn ra trong suốt lịch sử hình thành các phương tiện thanh toán trong hệ thống TTKDTM. Xu hướng trong tương lai vẫn tiếp tục tăng lên nhờ có công nghệ chuyển tiền điện tử trong thanh toán ngày được mở rộng mà cơ sở của thực hiện lệnh chuyển tiền điện tử là ủy nhiệm chi.
Lệnh thu vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong giao dịch TTKDTM qua ngân hàng và có xu hướng giảm do phương tiện thanh toán thẻ ngày càng phát triển và có nhiều lợi ích cạnh tranh với phương thức thanh toán này.
Lệnh chi
I I Giá trị giao dịch (tỷ)
♦ Tỷ trọng so với tổng giá trị thanh toán
I I Giá trị thanh toán (tỷ)
* Tỷ trọng so với tổng giá trị thanh toán
(Nguồn: Vụ thanh toán- NHNNVN)
Biểu đồ 2.3: Tổng giá trị và tỷ trọng thanh toán bằng lệnh chi và lệnh thu 2.2.3. Thẻ thanh toán
Với sự hỗ trợ và định hướng của chính phủ, NHNN với sự nỗ lực hỗ trợ của các ngân hàng, đến nay hoạt động thanh toán thẻ của việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận và đồng đều về tất cả các mặt.
91,23 80,39 66,21 54,29 ■ Thẻ thanh toán (triệu)_________ 2012 2013 2014 Jun-15
(Nguồn: Vụ thanh toán- NHNNVN)
(Nguồn: Vụ thanh toán- NHNNVN)
Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng thẻ quốc tế và thẻ nội địa so với tổng số thẻ
(Nguồn: Vụ thanh toán- NHNNVN)
Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước và thẻ tín dụng so với tổng số thẻ thanh toán
(Nguồn: Vụ thanh toán- NHNNVN)
Số lượng giao dịch/ngày
□ ATM □POS∕EFT∕EDC
Giá trị giao dịch/ngày (tỷ)
□ ATM □ POS/EFT/EDC
(Nguồn: Vụ thanh toán- NHNNVN)
Biểu đồ 2.8. Số lượng giao dịch và giá trị giao dịch bình quân 1 ngày của ATM và POS/EFT/EDC
Thời gian đầu khi mới triển khai dịch vụ thẻ thì các ngân hàng tại Việt Nam chỉ đóng vai trò đại lý thanh toán thẻ quốc tế cho các ngân hàng nước ngoài. Phải từ sau năm 2002, hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) được đầu tư nâng cấp, thị trường thẻ Việt Nam mới thực sự có bước đột phá. Kể từ đó đến nay, số lượng các ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ thẻ ngày càng gia tăng và cho ra đời các sản phẩm thẻ tiện ích, nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tính đến cuối tháng 6/2015 thì tổng số lượng thẻ phát hành là 91,23 triệu thẻ cao gấp 1,68 lần so với cuối năm 2012. Trong đó thẻ ghi nợ nội địa chiếm 89%. Xu hướng sắp tới thẻ quốc tế, thẻ tín dụng sẽ tăng phù hợp với xu thế khi mà thẻ ghi nợ nội địa sẽ đi đến bão hòa.
Các ngân hàng phát hành thẻ đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng mở rộng mạng lưới máy ATM, lắp đặt các điểm chấp nhận thẻ thanh toán ở các trung
tâm thương mại, nhà hàng, siêu thị. Phát triển nhiều dịch vụ tiện ích thanh toán qua thẻ thực hiện ngay tại máy ATM như chuyển khoản, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, nộp tiền vào tài khoản... tạo điều kiện để khách hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán mà không cần đến giao dịch tại ngân hàng. Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán thẻ, các ngân hàng phát hành thẻ đã phối hợp, liên kết với nhau tạo thành liên minh chuyển mạch và thanh toán bù trừ thẻ ngân hàng. Kết quả là số lượng thẻ phát hành cũng như giao dịch thẻ đã tăng nhanh qua các năm. Trong 6 tháng đầu năm 2015 hệ thống đã xử lý khoảng 321.690.887 món giao dịch thẻ (1.787.172 giao dịch/ngày) với số tiền 748.675 tỷ đồng (bình quân 4.159 tỷ đồng/ngày), tương ứng tăng 30,2%% và 57,1% so với năm 2013.
Tuy nhiên, do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn phổ biến nên các giao dịch qua ATM vẫn chủ yếu là giao dịch rút tiền mặt; mặc dù tỷ lệ rút tiền mặt qua máy ATM đã giảm so với các năm trước nhưng vẫn chiếm gần 80% tổng số giao dịch qua ATM, đặc biệt là vào dịp lễ, tết nhu cầu rút tiền mặt qua ATM thường gia tăng mạnh, gây áp lực lớn và dẫn đến tình trạng quá tải ATM. Nguyên nhân chính của việc khách hàng ít sử dụng các dịch vụ thanh toán qua thẻ là các điểm chấp nhận thanh toán thẻ hầu hết chỉ được lắp đặt tại các trung tâm, chất lượng của các dịch vụ thanh toán qua thẻ chưa cao khiến cho khách hàng chưa yên tâm khi thực hiện các giao dịch thẻ nên thanh toán qua thẻ vẫn chiếm tỉ lệ thấp.
Đến cuối tháng 6/2015, số lượng ATM đã được các ngân hàng đầu tư lắp đặt trên toàn quốc lên đến gần 16.680 máy (tăng 19% so với cuối năm 2012); mạng lưới POS cũng được mở rộng lên đến 196.941 POS/EDC (tăng lên 70% so với cuối năm 2012) phục vụ cho nhu cầu thanh toán của 91,23 triệu thẻ thuộc 50 tổ chức phát hành thẻ. Nếu tính ra mỗi máy ATM đang phục vụ cho khoảng 5.470 thẻ/ATM, so với các nước lân cận như Thái lan tỷ
lệ này là 532.
Theo thống kê của Hội thẻ ngân hàng cách đây 6 năm, tính đến cuối năm 2009, số lượng ATM của toàn thị trường là 9.723 ATM, nghĩa là hơn 1/2 số máy ATM hiện nay có trên 6 năm sử dụng nên nguy cơ hỏng hóc sẽ cao hơn. Tuy nhiên, cũng cần một sự thông cảm cho các ngân hàng bởi chi phí đầu tư và vận hành ATM là khá lớn, gồm chi phí mua máy móc, bảo trì hệ thống, tiếp quỹ, thuê mặt bằng đặt máy. Thêm vào đó, những năm qua, ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn nên mức độ quan tâm đầu tư vào máy ATM cũng giảm đáng kể.
Tuy nhiên nhìn chung thì dịch vụ ATM vẫn đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng, việc kết nối liên mạng ATM ngày càng được mở rộng, hiện nay Banknetvn gồm 41 thành viên tham gia; nhưng trong tương lai vẫn cần có sự phát triển hơn nữa về mặt số lượng và chất lượng các máy ATM tránh tình trạng qua tải vào các dịp lễ tết.
Hệ thống POS cũng đã có những bước phát triển mới. Hiện nay có 31 ngân hàng thực hiện liên thông hệ thống các điểm chấp nhận thẻ.
Trong 6 tháng đầu năm 2015 hệ thống POS/EFTPOS/EDC đã xử lý khoảng 24.512.734 (136.182 giao dịch/ngày) món giao dịch thẻ với số tiền 89.766 tỷ đồng (bình quân 499 tỷ đồng/ngày), tương ứng tăng 121,1% và 61,4% so với năm 2013.
Khoa học công nghệ thông tin ngày càng phát triển kéo theo công nghệ ngân hàng phát triển, các phương thức thanh toán mới tiện lợi như InternetBanking, Mobile Banking, SMS Banking... ngày càng được mọi người sử dụng phổ biến hơn. Vì vậy trong những năm gần đây tỷ trọng thanh toán của
các phương thức mới ngày càng gia tăng bắt kịp với xu hướng thế giới.
2.2.4. Các phương thức thanh toán khác
phát triển khá nhanh về số lượng tài khoản cá nhân của hệ thống NHTM thời gian qua là một nền tảng quan trọng cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán ở Việt Nam.
Số lượng tài khoản tiền gửi cá nhân đến cuối tháng 6/2015 là 57.892.137 tài khoản tăng mạnh so với năm 2012 là 15.776.224 tài khoản (tăng 37,5 %) và số dư tài khoản tăng lên 106,7%. Số lượng tài khoản cá nhân tăng nhanh qua các năm về số lượng cũng như về số dư là minh chứng rõ thể hiện sự nỗ lực của các ngân hàng trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán của khách hàng và chú trọng phát triển đa dạng, phong phú các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những ứng dụng CNTT hiện đại. Cũng nhờ đó tình hình thực hiện dịch vụ trả lương cho tài khoản và hoạt động thu nộp thuế, kho bạc nhà nước, hải quan đã có những bước tiến đáng kể thời gian qua.
Các phương thức thanh toán mới khá phát triển thời gian qua là:
a) Internet Banking
Song song với việc phát triển mạng lưới ATM, POS để phục vụ nhu cầu thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ, các năm gần đây các ngân hàng đã tích cực đầu tư nghiên cứu và phát triển dịch vụ thanh toán trực tuyến qua Internet cho khách hàng bằng thẻ quốc tế cũng như bằng thẻ ghi nợ nội địa một cách thuận lợi. Dịch vụ này một mặt làm gia tăng tính năng tiện ích cho phương tiện thanh toán thẻ, mặt khác cung cấp cho khách hàng một kênh thanh
toán điện tử hết sức nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả, đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán đối với các giao dịch mua sắm hàng hóa, dịch vụ trực tuyến hiện đại đang rất bùng nổ trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai gần.
Kể từ khi mới xuất hiện ở Việt nam chính thức năm 2004 cho đến nay, dịch vụ Internet banking ngày càng phổ biến, số lượng ngân hàng cung ứng và khách hàng sử dụng ngày càng gia tăng. Dịch vụ Internet banking lúc mới triển khai ở Việt nam chỉ có 3 ngân hàng sau đó tăng dầnnăm 2007 con số này đã lên đến 18 ngân hàng và năm 2012 có tới 46/50 (chiếm 92%) và hiện nay 100% các ngân hàng ở Việt Nam đã triển khai dịch vụ Internet Banking. Các số liệu thống kê từ NHNN cho thấy, giá trị giao dịch và số lượng giao dịch tính trong năm 2014 thực hiện qua Internet Banking đạt khoảng 4 triệu giao dịch/tháng, tương ứng giá trị 52.000 tỷ đồng/tháng.
b) Mobile Banking
Ra đời năm 2010, sau Internet Banking khoảng 6 năm, tính đên cuối năm 2014 Mobile Banking đang được 32 ngân hàng triển khai (Internet Banking là 42 ngân hàng) với nhiều tiện ích mới, đơn giản và thuận tiện cho khách hàng giao dịch. Các ứng dụng thanh toán qua điện thoại di động đã được các NHTM bước đầu triển khai có hiệu quả như chuyển tiền, chuyển
khoản, thanh toán tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại...
Theo số liệu của Công ty Dịch vụ Thẻ Smartlink toàn thị trường hiện có hơn 3 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking với 14-15 triệu giao dịch được thực hiện hàng tháng, tổng giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi tháng. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của dịch vụ này khoảng 20-30% mỗi tháng.
Giá trị giao dịch bình quân thanh toán qua điện thoại di động trong năm 2014 đạt khoảng 700.000 đồng/người/tháng (khách hàng cá nhân) và 5,8 triệu đồng/doanh nghiệp/tháng (khách hàng doanh nghiệp) tổng số khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ đạt gần 750.000 khách hàng
Dịch vụ Mobile Banking tuy phát triển sau nhưng có tốc độ tăng trưởng đáng ghi nhận. Tỉ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ sau khi đăng ký trên Mobile Banking cao hơn trên Internet Banking. Dau rằng việc phát triển dịch vụ Mobile
Banking ở các ngân hàng phần lớn vẫn nằm trong giai đoạn sơ khởi, các ngân hàng vẫn đang lựa chọn hướng đi để phát triển dịch vụ tốt nhất.
c) Ví điện tử
Ra đời tại Việt Nam từ năm 2008 trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử cần gấp những công cụ thanh toán phù hợp, NHNN đã cho phép 9 tổ chức không phải là ngân hàng (PeaceSoft, ECPay,VNPT EPAY, VinaPay, M- Service, VietUnion, VNPay, Smartlink, MobiVí) thực hiện thí điểm dịch vụ ví điện tử thông qua 33 TCTD.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 39 hướng dẫn dịch vụ trung gian thanh toán là cơ sở cho dịch vụ ví điện tử phát triển sau nhiều năm phải làm thí điểm. Theo đó, ví điện tử chính thức được công nhận là một dịch vụ hỗ trợ thanh toán, bên cạnh các loại hình khác như thu hộ, chi hộ, dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử. Theo đó:
phép thí điểm làm ví điện tử từ ngày 1/3/2015 có thể hoàn thiện thủ tục và gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để NHNN xem xét. Đến tháng 12/2015, các giấy phép cho phép làm thí điểm dịch vụ ví điện tử sẽ không còn hiệu lực.
Tuy nhiên, NHNN cũng yêu cầu doanh nghiệp ví điện tử phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán để hạn chế rủi ro, hoàn trả tiền cho khách hàng khi phát sinh sự cố hoặc nhận được yêu cầu. Số dư trên tài khoản đảm bảo thanh toán không thấp hơn tổng số dư tất cả các ví điện tử của khách hàng tại cùng một thời điểm.
Doanh nghiệp ví điện tử cũng không được phép phát hành quá một ví điện tử cho một tài khoản thanh toán của khách hàng tại một ngân hàng, không được cấp tín dụng cho khách hàng, trả lãi trên số dư ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên ví điện tử.
Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải có công cụ để NHNN kiểm tra, giám sát tổng số tiền của khách hàng trên các ví điện tử và tổng số tiền trên tài khoản đảm bảo thanh toán. Việc nạp, rút tiền ra khỏi ví điện tử phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng.
Theo số liệu của ngân hàng Nhà nước, đến 31/12/2014, tổng số ví điện tử của 9 tổ chức phát hành đạt trên 2,93 triệu (tăng 59,2% so với 2013), tuy nhiên tổng giá trị giao dịch năm 2014 là 14,374 tỷ (giảm 38,4% so với năm 2013). Dấu hiệu giảm này chỉ là xu hướng tạm thời có thể là do các tổ chức cung ứng ví điện tử chưa có sự quan tâm đúng mức đối với việc marketing, phát triển ví điện tử theo chiều sâu và chưa tạo được niềm tin tới người tiêu dùng (tỷ lệ giao dịch không thành công còn chiếm khoảng 3%). So với quy mô của thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, số lượng ví và giá trị giao dịch còn quá khiêm tốn, tuy nhiên trong tương lai chắc chắc hình thức thanh toán bằng ví điện tử sẽ ngày càng phát triển hơn nữa cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử.
I I Số lượng ví điện tử (triệu) ♦ Tổng giá trị giao dịch (tỷ)
(Nguồn: Vụ thanh toán- NHNNVN)
Biểu đồ 2.10. Số lượng và giá trị giao dịch ví điện tử
Theo kết quả khảo sát của Cục TMĐT và CNTT với người dân có mua sắm trực tuyến năm 2014 cho thấy tiền mặt vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu
trong các giao dịch mua bán trực tuyến, chiếm 64%, giảm 10% so với năm 2013.
Tuy nhiên, hình thức chuyển khoản qua ngân hàng cũng giảm từ 41% năm 2013
xuống còn 14% năm 2014. Thay vào đó, số lượng người sử dụng ví điện tử lại tăng từ 8% năm 2013 lên 37% năm 2014. Trong tương lai khi thương mại điện tử tạo được niềm tin thì thị trường sẽ không dừng lại ở các giao dịch có giá trị
hàng NH
(Nguồn: Cục TMĐT và CNTT- Bộ công thương)
Biểu đồ 2.11. Tỷ trọng các phương tiện thanh toán trong mua bán trực tuyến
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Những thành tựu đạt được
2.3.1.1. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế
Ngân hàng nhà nước chủ trì và phối hợp với các bộ ngành có liên quan đã triển khai thực hiện việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản chính phủ, NHNN một cách đồng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh về lĩnh vực thanh toán để tạo điều kiện phát triển các phương thức TTKDTM, đặc biệt là các phương thức thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT đồng thời hạn chế thanh toán tiền mặt. Kết quả là:
Hành lang pháp lý cho hoạt động TTKDTM đã từng bước được xác lập và hoàn thiện.
Để đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt nhiều văn bản pháp quy về lĩnh vực thanh toán đã được chính phủ ban hành như: Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Nghị định số 101/2012/NĐ-CP