Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh láng hạ (Trang 27)

1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng

Quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) ngân hàng là thông qua một hệ thống các công cụ tác động tới rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm tìm ra nguyên nhân và xử lý các tình huống xảy ra rủi ro tín dụng với mục tiêu nhằm giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra. Nội dung của công cụ này được thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng cả về kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và xử lý RRTD. 1.2.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng

- Lợi ích đối với các ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng co bản của ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng dư nợ tín dụng thường chiếm từ 1/2 tổng tài sản và có thu nhập từ tín dụng chiếm 1/2 đến 1/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Do đó, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng, khi ngân hàng rơi vào trạng thái khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng. Chính vì vậy, QTRRTD nhằm tối thiểu hóa tổn thất có thể xảy ra, giảm chi phí hoạt động làm tăng lợi nhuận kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, giảm thiểu rủi ro tín dụng đem lại sự thanh thản và cải thiện sức khỏe, tinh thần cho các nhà quản lý, góp phần quan trọng trong việc tăng thu nhập cho người lao động.

-Lợi ích đối với khách hàng

Một ngân hàng có mô hình quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân chống lại tổn thất mang tính thảm họa, họ gửi tiền vào NHTM sẽ thấy yên tâm hơn trong đầu tư.

-Lợi ích đối với nền kinh tế xã hội

Rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm, do hoạt động của ngân hàng có tính

nhạy cảm cao, ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định của kinh tế- xã hội. Nếu ngân hàng nào đó gặp rủi ro, lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, có nguy cơ hoặc thực sự đi đến phá sản, dễ gây tâm lý hoảng loạn, khiến khách hàng đổ xô đi rút tiền gửi của mình thật nhanh để tránh bị tổn thất, điều này sẽ gây ra sự đổ vỡ hệ thống ngân hàng.

Tóm lại, QTRRTD là hoàn thiện và nâng cao năng lực quản trị tín dụng là tiền đề của việc mở rộng tín dụng có hiệu quả, cũng là tăng thu nhập và uy tín của ngân hàng. Bởi thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng có cơ hội mở rộng cung cấp những sản phẩm dịch vụ khác của mình. Do vậy, QTRRTD giúp ngân hàng vững vàng trong xử lý mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận, qua đó đánh giá được thiệt hại và đem lại lợi ích cho bản thân và mọi đối tượng khác có liên quan đến hoạt động tín dụng khác.

1.2.3. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng

Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng là ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập năm 1975 bởi các thống đốc của ngân hàng trung ương của nhóm G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ). Ủy ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở ngân hàng thanh toán quốc tế tại Washington (Mỹ) hoặc thành phố Basel của Thụy Sỹ. Với quan điểm của Basel là sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó, vì vậy nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp hoạt động trong phạm vi các nước thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu.

Từ chỗ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được quốc tế công nhận. Ủy ban Basel ban hành 17 quy tắc về quản lư nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản lý rủi ro tín dụng, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:

-Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc):

Trong nội dung này Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong quá trình hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro …). Trên cơ sở đó, Ban giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở từng cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình. Đặc biệt là sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị.

- Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ. - Nguyên tắc 2: Thực hiện chính sách tín dụng; xây dựng các chính sách tín dụng; xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.

- Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm và hoạt động; đảm bảo các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.

-Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh:

Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng …). Ngân hàng cần xây dựng các hạng mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận marketing, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rõ ràng của các bộ phận tham gia, đồng thời cần phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng. Việc cấp tín dụng

cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.

- Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: hiểu biết đầy đủ về người vay, mục tiêu, cơ cấu tín dụng và nguồn thanh toán.

- Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng riêng lẻ, cho nhóm những khách hàng có liên quan tới nhau trong và ngoài bảng cân đối kế toán.

- Nguyên tắc 6: Cần có quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, ra hạn các khoản tín dụng hiện có.

- Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng phải được dựa trên cơ sở giao dịch thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và các cá nhân có liên quan.

-Duy trì quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp:(10 nguyên tắc)

Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay… theo quy mô và phức tạp của ngân hàng. Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các cam kết của khách hàng … để phát hiện kịp thời các khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Trách nhiệm của các khoản tín dụng này có thể được giao cho bộ phận tín dụng hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng. Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng xây dựng và phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm ẩn rủi ro của ngân hàng. Như vậy, xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản sau:

- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận phân tích tín dụng, bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rõ ràng của các bộ phận tham gia.

- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng.

- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì quá trình do lường, theo dõi tín dụng, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng.

- Nguyên tắc 8: Áp dụng các quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng.

- Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dự phòng rủi ro tín dụng.

- Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán đối với hoạt động của ngân hàng.

- Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp ban quản lý đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán, cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việc phát hiện các tập trung rủi ro.

-Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể của danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng.

-Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá danh mục tín dụng.

-Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng:

- Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục ; cần thông báo kết quả đánh giá cho Ban quản lý.

-Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể. Việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời.

- Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề. Ngoài ra, các ngân hàng cũng cần chú ý thêm các nguyên tắc đặc trưng sau:

- Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng

Hệ thống quản trị rủi ro cần được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển của ngân hàng cũng như chính sách điều hàng từng hoạt động riêng biệt của ngân hàng.

-Nguyên tắc chấp nhận rủi ro

Các nhà quản trị cần phải chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu mong muốn có một thu nhập phù hợp từ những hoạt động nghiệp vụ của mình việc loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể bởi rủi ro luôn tiềm ẩn khách quan trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Việc chấp nhận mức độ, loại rủi ro ngân hàng chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tích cực của chúng trong quá trình quản lý rủi ro.

-Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép

Nguyên tắc này đòi hỏi phần lớn rủi ro trong gói rủi ro cho phép phải có khả năng điều tiết trong quá trình quản lý mà không phụ thuộc vào những hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó, ngoài ra, đối với những rủi ro không có khả năng điều chỉnh cần phải được chuyển đảy sang công ty bảo hiểm bên ngoài.

-Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt

Một trong những nguyên tắc cơ bản của ký thuyết QTRR là các loại rủi ro khá độc lập với nhau và sự thiệt hại do một loại rủi ro nào đó trong gói rủi ro cho phép gây nên không nhất thiết sẽ làm tăng xác suất xảy ra đối với các loại rủi ro khác. Nói cách khác, về nguyên tắc sự thiệt hại đối với ngân hàng do các loại rủi ro khác nhau gây nên là khá độc lập với nhau và quá trình quản lý chúng cần phải được điều tiết riêng biệt, không thể gộp các loại rủi ro khác nhau vào một nhóm để đưa ra cùng một phương pháp điều hành.

-Nguyên tắc hiệu quả kinh tế

Mục đích cơ bản của việc quản lý rủi ro ngân hàng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra. Cùng với điều này, chi phí của ngân hàng bỏ ra để điều tiết thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro ngân hàng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra.

-Nguyên tắc hợp lý về thời gian

Thời gian tồn tại của một nghiệp vụ ngân hàng càng lâu thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết những tác động tiêu cực của nó càng và tình kinh tế của QTRR càng thấp. Khi bắt buộc phải tồn tại nghiệp vụ này thì ngân hàng phải bảo đảm có mức độ thu nhập phụ trội cần thiết không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì mục đích bù đắp những chi phí để điều tiết tác động của rủi ro trong trường hợp chúng xảy ra. [10, tr.9-10].

Trên đây là những nguyên tắc cơ bản để từ đó mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một chính sách QTRRTD ngân hàng riêng biệt. Những nguyên tắc này phải được xem là một cấu phần trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng và nó đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống phòng thủ từ xa, đưa ra được giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng. Các nguyên tắc này phải được áp dụng một cách đồng bộ và hài hòa, không nên coi trọng nguyên tắc nào hơn mà bỏ qua một nguyên tắc trong quá trình QTRRTD. 1.2.4. Công cụ quản trị rủi ro tín dụng

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường biến động phức tạp, một chiến lược quản trị rõ ràng, chính xác trong dự báo đảm bảo cho bản thân các ngân hàng có thể linh hoạt trong phòng ngừa và xử lý các loại rủi ro có thể xảy ra. Nó góp phần định hướng cho các hoạt động tín dụng trong tương lai nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn và lợi nhuận cao. Để QTRRTD các NHTM thường sử dụng một số công cụ và biện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh láng hạ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)