Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh láng hạ (Trang 51)

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh

Mặc dù tình hình kinh doanh của chi nhánh tương đối ổn định song hoạt động tín dụng vẫn còn tiền ẩn nhiều rủi ro. Chỉ tiêu quan trọng nhất là để đánh giá RRTD tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ- đó là nợ xấu. Điều đó có nghĩa, việc phân tích RRTD cũng là việc phân tích tình hình nợ xấu tại chi nhánh:

2.2.1.1. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu

BẢNG 2.6: TÌNH HÌNH NỢ XẤU QUA CÁC NĂM

Đơn vị: Tỷ đồng,%

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ 1. Nợ trong hạn 2.130 98,07 5.018 99,5 4.157 99

2. Nợ xấu 41,980 1.93 25 0.5 44 1

Tổng cộng 2.172 100 5.043 100 4.201 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010)

Kể từ năm 2005, Chi nhánh đã thực hiện công tác cơ cấu và phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 493. Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy, tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng giảm đi năm 2008 là 41,980 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 1,93%), đến năm 2009 là 25 tỷ đồng ( chiếm tỷ lệ 0.05%), tỷ lệ nợ xấu giảm rõ rệt do: một số khoản nợ có khả năng chi trả đã được gia hạn nợ, kế hoạch thu nợ được quán triệt thực hiện khá sát sao; năm 2010 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 44 tỷ(chiếm tỷ lệ 1%) tuy nợ xấu có tăng so với năm 2009, nhưng là do sự vận động chung của toàn bộ nền kinh tế, với lượng

khách hàng chủ yếu là các công ty lớn do đó khủng hoảng của nền kinh tế đã tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh của các công ty và từ đó ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng trong đó chi nhánh Láng Hạ không nằm ngoài số đó. Kể từ năm 2008 đánh dấu sự chuyển mình của chi nhánh khi Chi nhánh mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất, đồng thời duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống đây có thể coi là bước đi đúng đắn của Ban giám đốc Chi nhánh Láng Hạ.

2.2.1.2. Chỉ tiêu tỉ lệ các khoản xóa nợ

Theo quy định, các khoản nợ được phân vào nhóm 5 theo QĐ 493 và QĐ 18 thì trình hồ sơ lên NHNo&PTNT Việt Nam để dùng quỹ dự phòng cụ thể của Chi nhánh Láng Hạ xử lý rủi ro và theo dõi ngoại bảng. Việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro được thực hiện hàng quý.

BẢNG 2.7: TỶ LỆ CÁC KHOẢN XOÁ NỢ

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Dư nợ tín dụng 2.172.000 5.043.000 4.201.000

Dư nợ các khoản xoá nợ 29.784 1.780 11.560

Tỷ lệ các khoản xoá nợ 1,37% 0,04% 0,3%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010)

Theo bảng số liệu 2.7 ta thấy, tỷ lệ khoản xóa nợ giảm dần theo năm, năm 2008 tỷ lệ này là khá cao 1,37%; và giảm mạnh ở năm 2009 (0,04%); năm 2010 (0,3%). Điều này cho thấy, chất lượng tín dụng đã được nâng cao, các khoản đầu tư đã đúng đối tượng, công tác thẩm định và đôn đốc thu hồi nợ được quan tâm khá sát sao.

2.2.1.3 Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng

Trong những năm qua, NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ rất chú trọng tới công tác trích lập dự phòng theo đúng quy định, việc trích lập dự phòng rủi ro tạo điều kiện để chi nhánh đối phó với các khoản nợ xấu, không làm ảnh hưởng chung đến tình hình kinh doanh của toàn chi nhánh, số dư quỹ dự phòng của chi nhánh luôn đảm bảo duy trì mức an toàn.

BẢNG 2.8: TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Dư nợ tín dụng 2.172.000 5.043.000 4.201.000 Dự phòng rủi ro được trích lập 29.175 2.813 12.800 Tỷ lệ DPRR/Dư nợ 1,34% 0,05% 0,3%

Số dư quỹ dự phòng cuối năm 85.741 88.775 86.554

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010)

Qua bảng số liệu về trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Chi nhánh, ta thấy Chi nhánh luôn duy trì tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ ở mức hợp lý. Với sự chuẩn bị của Chi nhánh để phòng ngừa rủi ro tín dụng, số dư quỹ dự phòng duy trì dao động khoảng 85 tỷ đồng (bao gồm cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung) góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuy vậy, với đặc thù của Chi nhánh tập trung rất nhiều khách hàng chiếm tỷ trọng dư nợ cao, nên trong trường hợp một trong số các khách hàng lớn có rủi ro thì rủi ro cho chi nhánh là rất lớn. Đối với một ngân hàng thì sự tập trung này thể hiện một danh mục đầu tư với độ rủi ro cao và chỉ tập trung vào một số khách hàng, trong thời gian tới cần mở rộng đối tượng khách hàng, nhằm phân tán rủi ro.

BẢNG 2.9: KẾT QUẢ THU HỒI NỢ ĐÃ XỬ LÝ RỦI RO

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nợ đã xử lý rủi ro 37.590 42.786 24.740

Thu nợ đã xử lý rủi ro 2.553 25.300 7.600

Tỷ lệ 7% 59% 31%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010)

Theo bảng 2.9 tỷ lệ thu hồi nợ đã xử lý rủi ro tăng qua các năm, điều này cho thấy công tác thu hồi nợ đã được cải thiện. Tuy nhiên, số lượng nợ tồn đọng vẫn

còn khá cao chứng tỏ công tác quản trị rủi ro tín dụng vẫn chưa thực sự hiệu quả như mong đợi. Để thu hồi dứt điểm nợ xấu chi nhánh Láng Hạ đã có chủ trương thành lập tổ thu nợ, đây cũng là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết hậu quả của rủi ro tín dụng.

2.1.2.4. Tỷ lệ số dư dự phòng tín dụng so với các khoản nợ xấu

Chỉ tiêu này phản ánh sự chuẩn bị của ngân hàng đối với các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai.

BẢNG 2.10: TỶ LỆ DỰ PHÒNG SO VỚI NỢ XẤU Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số dư quỹ DPRRTD 85.741 88.775 86.554 Nợ xấu 41.900 25.000 44.000 Tỷ lệ 204% 355% 197%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010)

Số liệu bảng 2.10 cho thấy, tỷ lệ dự phòng rủi ro rất cao so với số nợ xấu phát sinh, như vậy Ban giám đốc chi nhánh đã có sự quan tâm thỏa đáng đến công tác DPRRTD, đây là tín hiệu tốt thể hiện mong muốn một hệ thống tín dụng lành mạnh tại chi nhánh Láng Hạ.

2.2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ

Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng của chi nhánh phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vũng và kiểm soát được rủi ro mà NHNo&PTNT Việt Nam đề ra, chi nhánh đã xây dựng chính sách tín dụng với những nội dung cơ bản sau đây:

SƠ ĐỒ 2.2: QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO

(Nguồn: Phòng Tín Dụng - NHNo&PTNN Việt Nam)

- Nhận biết sớm

- Chính sách xử lý - Quản lý kế hoạch - Dấu hiệu cảnh báo - Cố gắng thu hồi nợ - Biện pháp pháp lý - Tái cơ cấu

- Chính sách tín dụng

- Lập kế hoạch: chiến lược, kinh doanh, hoạt động - Tiêu chí chấp nhận rủi ro (phân loại khách hàng) Xác định thị trường và thị trường mục tiêu

Đề xuất tín dụng Nguồn gốc - Tự tìm kiếm/phát hiện - KH từ tìm đến Đánh giá - Mục đích - Hoạt động KD - Banh lãnh đạo - Số liệu Thanh toán - Gốc - Lãi Tổn thất - Không trả nợ gốc - Không trả nợ lãi Đàm phán - Kỳ hạn - Thanh toán - Các điều kiện - Bảo đảm tiền vay

Phê duyệt - Cán bộ tín dụng - Giám đốc/TGĐ

Lập hồ sơ và giải ngân

Lập hồ sơ - Dự thảo hợp đồng - Xem xét lại hồ sơ - Kiểm tra TSBĐ - Miễn giảm Giải ngân - Giải ngân - Hồ sơ cần thiết Quản lý danh mục Quản lý tín dụng - Các con số - Các điều khoản - TSBĐ

- Các khoản thanh toán

- Đánh giá tín dụng

Trả nợ đúng hạn

Dấu hiệu bất thường

Một điểm mấu chốt trong quản lý tín dụng hiệu quả là xây dựng được một cơ cấu tổ chức tín dụng có khả năng tuân thủ theo chính sách và quy trình tín dụng của ngân hàng, duy trì một danh mục tín dụng chất lượng giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa các cấp bậc cán bộ và sử dụng chi phí nhân lực một cách hiệu quả nhất. Toàn bộ quy trình tín dụng liên kết chặt chẽ từ nghiên cứu thị trường thông qua các mối liên lạc với khách hàng, điều tra và đánh giá tín dụng, phê duyệt, soạn thảo hồ sơ, giải ngân, đánh giá và thu nợ cho tới quay vòng, gia hạn hay chấm dứt khoản cho vay.

Mô hình quản lý tín dụng này hướng tới:

- Xác định mức chấp nhận rủi ro tín dụng phù hợp

- Xây dựng quy trình cấp tín dụng thống nhất và khoa học - Duy trì một quy trình giám sát và đo lường rủi ro hợp lý - Bảo đảm kiểm soát chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng - Thu hút khách hàng và dự án tín dụng tốt.

SƠ ĐỒ 2.3: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÍN DỤNG

(Nguồn: Phòng Tín Dụng - NHNo&PTNN Việt Nam) Nhiệm vụ phòng tín dụng tại chi nhánh

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm, mở rộng

Giám đốc Chi nhánh

Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập chi nhánh

theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. - Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo & PTNT cấp trên theo phân cấp uỷ quyền.

- Tiếp nhận thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng.

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

- Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo & PTNT trực thuộc trên địa bàn.

Nhiệm vụ phòng thẩm định tại chi nhánh

- Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

- Thẩm định các khoản vay do Giám đốc Chi nhánh quy định, chỉ định theo uỷ quyền của Tổng giám đốc và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc phòng giao dịch.

- Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh, đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc (qua bản thẩm định) để xem xét phê duyệt. - Thẩm định khoản vay do Tổng giám đốc quy định hoặc do Giám đốc Chi nhánh quy định trong mức phán quyết cho vay của Giám đốc Chi nhánh.

- Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh. - Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định.

Để hệ định hướng công tác tín dụng Ngân hàng nhà nước đã ban hành một số văn bản: Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc ban hàng quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; Quyết định số 28/20002/QĐ-NHNN ngày 11/01/2002; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 và quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN. Trên cơ sở các quy định của NHNN thì NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành các quy chế và văn bản quy định về chính sách tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật và NHNN Việt Nam (Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nan; Quyết định 1300/QĐ- HĐQT-TD về quy chế đảm bảo tiền vay; QĐ số 1476/NHNo-TD ngày 29/05/2007 về việc hướng dẫn xât dựng mới, cải tạo, sữa chữa, mua nhà ở kinh doanh bất động sản; QĐ số 2473/NHNo- TDHo ngày 09/082007 về hướng dẫn cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, CV số 1410/NHNo-TD ngày 23/05/2007 hướng dẫn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra năm 2004 NHNo&PTNT Việt Nam còn ban hành sổ tay tín dụng sử dụng trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Theo Quyết định 555/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 01/06/2007 V/v “Ban hành quy định phân cấp mức phán quyết mức cho vay đối với một khách hàng”, QĐ 639/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 26/05/2008, QĐ số 222/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 02/03/2009 V/v sửa đổi, bổ sung phân cấp mức phán quyết mức cho vay đối với một khách hàng, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam uỷ quyền phê duyệt cấp tín dụng cho các chi nhánh trên cơ sở xếp loại khách hàng và xếp hạng của chính từng chi nhánh tương ứng. Đối với các món vay trong quyền phán quyết của chi nhánh, cán bộ tín dụng tại chi nhánh là người tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định xét duyệt các điều kiện vay vốn và đưa ra ý kiến của mình về việc cấp tín dụng sau đó trình lãnh đạo phòng tín dụng, lãnh đạo phòng tín dụng tái thẩm định (nếu cần thiết) và ghi ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý

cấp tín dụng, Giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách tín dụng là người quyết định cuối cùng việc cấp tín dụng. Trường hợp đồng ý, CBTD sẽ trực tiếp lập hồ sơ giải ngân, hồ sơ tài sản bảo đảm, đăng ký thế chấp tài sản, giải ngân món vay, quản lý khoản vay và thu nợ. Trường hợp không đồng ý Giám đốc sẽ thông báo bằng văn bản tới khách hàng. Đối với những món vay vượt quyền phán quyết, Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp thẩm định và trình ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thông qua Ban tín dụng, Ban tín dụng tái thẩm định hồ sơ vay vốn và đưa ra ý kiến tham mưu Tổng giám đốc đồng thời sẽ ra thông báo về việc đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng. Các chi nhánh thực hiện việc cho vay, thu nợ theo đúng thông báo của Tổng giám đốc.

Đối với quy định mức phán quyết tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ thì theo QĐ số 757/QĐ/NHLH-KHTH ngày 02/06/2008 của Giám đốc quy định về việc “Phân cấp mức phán quyết cho vay tối đa với một khách hàng”, theo văn bản này Giám đốc uỷ quyền phê duyệt cấp tín dụng cho phó giám đốc phụ trách tín dụng và giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc tại chi nhánh. Với những món vay vượt quyền phán quyết của phó giám đốc và giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc thì trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt khoản vay. Cụ thể theo hình sau:

HÌNH 2.1: QUYỀN PHÁN QUYẾT MỘT KHOẢN VAY Trong quyền phán quyết

Vượt quyền phán quyết Khách hàng

CBTD Lãnh đạo PhòngTD Giám đốc

Trong trường hợp có nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng trực tiếp là người đi đôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh láng hạ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)