NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Định hướng hoạt động
NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ là một thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam, do đó những định hướng hoạt động của chi nhánh không thể nằm ngoài quỹ đạo định hướng hoạt động chung của NHNo&PTNT Việt Nam.Với phương châm triết lý trong kinh doanh “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”, với mục tiêu của NHNo&PTNT việt Nam là tiếp tục giữ vị trí NHTM hàng đầu Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế. Ngân hàng No& PTNT Việt nam (Agribank) kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ phần hóa. Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo, chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng cho công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn phù hợp với mục tiêu chính sách của Đảng và Nhà nước, mở rộng hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tiện ích đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư ở thành phố, thị xã tụ điểm kinh tế nông thôn nâng cao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Căn cứ vào tình hình thực tế kinh doanh, chi nhánh Láng Hạ đã đưa ra phương hướng nhiệm vụ kinh doanh trong năm 2013 như sau:
- Về nguồn vốn: Giữ mức ổn định nguồn vốn 13 nghìn tỷ đồng - Về dư nợ: Phấn đấu tổng dư nợ chiếm 50% trên tổng nguồn vốn
- Tỷ lệ nợ xấu : dưới 1%
- Tỷ lệ thu dịch vụ/ thu nhập ròng 15%
- Tài chính: đạt đủ lương V1+V2 và lương năng suất
- Phấn đấu là chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn theo hướng đa dạng hóa sản phẩm có nguồn vốn ổn định, lãi suất rẻ từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhanh nhạy trong điều hành kỳ hạn, lãi suất nhận vốn để hạn chế thấp nhất rủi ro lãi suất [16, tr.3].
Căn cứ vào hạn mức và kế hoạch dư nợ được NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt, tiếp tục cho vay khách hàng truyền thống có uy tín, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất kinh doanh trên cơ sở cho vay có chọn lọc, có dự án hiệu quả, có năng lực tài chính để trả nợ, có tài sản thế chấp cầm cố...kiên quyết không đầu tư và dừng đầu tư các dự án không hiệu quả, không đảm bảo nguyên tắc và điều kiện tín dụng. Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, tổ chức phân tích rà soát lại những khách hàng đang có quan hệ tại chi nhánh để có định hướng đầu tư tiếp tục cho vay và giảm dần dư nợ.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả các sản phẩm dịch vụ mới quảng bá phát triển thương hiệu của chi nhánh và của NHNo&PTNT Việt Nam trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại và tiện ích phục vụ khách hàng. Tiếp tục làm đầu mối kết nối thanh toán thu phí Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty xăng dầu Quân đội...
Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, phát hiện ngăn chặn kịp thời những sai sót, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đúng chế độ, đúng luật, ổn định và phát triển.
Tập trung phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược đào tạo và đào tạo lại cán bộ, thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ năng và quy trình nghiệp vụ kiến thức pháp luật. Rà soát lại đội ngũ cán bộ, kể cả cán bộ chủ chốt, nếu không hoàn thành nhiệm vụ giao và phát huy năng lực thì phải luân chuyển, bố trí lại phù hợp với sở trường, năng lực của từng người.
3.1.2. Định hướng về công tác quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng là công việc mà cả hệ thống quan tâm thực hiện, định hướng của chi nhánh Láng Hạ cũng không nằm ngoài định hướng chung của NHNo Việt Nam:
- Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tập trung, thống nhất và độc lập, có sự tham gia của Hội đồng quản trị và các ban, phòng.
- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy trình, thủ tục quản lý rủi ro phù hợp với chuẩn mực trong khu vực và quốc tế, giúp ngân hàng xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát RRTD phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách có hiệu quả nhất,
-Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để có kết quả chính xác việc phân loại nợ của một khách hàng dựa vào những đánh giá của một thời kỳ dài về các mặt hoạt động và lịch sử quan hệ của khách hàng với NHNo&PTNT và các tổ chức tín dụng khác. Khi đó, kết quả đánh giá và phân loại nợ sẽ có độ chính xác cao hơn.
- Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát và hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh và công tác QTRRTD.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống thông tin ngành và thị trường, bảo đảm tốt cho các yêu cầu:
+Quản lý và cảnh báo RRTD.
+Quản lý và cảnh báo RRTD tiêu dùng và tín dụng thẻ. + Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tự động.
+ Quản lý hạn mức tín dụng theo ngành và theo từng doanh nghiệp trong toàn hệ thống.
+ Quản lý và đôn đốc thu hồi những khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
+ Cung cấp định kỳ những bản phân tích, cảnh báo rủi ro ngành và thị trường.
+ Phục vụ các đơn vị thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, khai thác thông tin tín dụng nội bộ trong hệ thống.
- Xây dựng hệ thống phân tích, chấm điểm khách hàng tập trung, làm cơ sở trước khi đưa ra quyết định cấp tín dụng.
-Tăng cường tổ chức công tác đào tạo để nâng cao nhận thức, vai trò của công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro, chú trọng đến những kinh nghiệm về quản lý rủi ro của những nước tiên tiến và những nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đương Việt Nam. Tổ chức các khóa học về quản lý RRTD theo tiêu chuẩn Basel 2 .
- Chuyển từ quy trình QTRRTD phi tập trung sang mô hình QTRRTD tập trung độc lập và toàn diện hơn. Tập trung dự báo và quản lý rủi ro được thiết lập như một bộ phận độc lập, đảm bảo các loại rủi ro được đo lường, giám sát một cách khách quan, hợp lý và toàn diện.
- Xây dựng văn hoá QTRRTD theo thông lệ quốc tế song phải phù hợp với đặc điểm của NHNo&PTNT Việt Nam.