3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tạ
3.2.2. Xây dựng chiến lược rủi ro tín dụng và hoàn thiện chính sách
- Xây dựng chiến lược RRTD: Chi nhánh phải đề ra chiến lược kinh
doanh tín dụng trên cơ sở phân tích tình hình kinh doanh hiện tại, đánh giá rủi ro liên quan đến việc cho vay, cũng như khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Chiến lược này phải được ban điều hành xem xét lại hàng năm, phải được lập kế hoạch xu hướng tổng thể của hoạt động kinh doanh tín dụng.
- Hoàn thiện chính sách tín dụng: Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng
NHNo&PTNT Việt Nam phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro, cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế, chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam cần phải hoàn thiện những nội dung cơ bản sau đây:
+ Cơ chế phân cấp ủy quyền. Việc phân cấp ủy quyền trong phê duyệt tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc:
*Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng, tuân thủ quy trình xét duyệt tín dụng từ khâu xét duyệt tín dụng đến khâu kiểm soát.
* Phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động, quy mô, điều kiện, khả năng và đặc điểm trong đơn vị, phù hợp với năng lực của người được phân cấp, ủy quyền cũng như năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vị được phân cấp .
Trên cơ các phân tích, báo cáo về xu hướng phát triển, nhu cầu vốn, mức độ rủi ro của các ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm trên thị trường, đồng thời hạn chế RRTD tập trung tín dụng vào một số lĩnh vực chủ yếu, đặc biệt là tình trạng nợ xấu tập trung vào ngành xây dựng giao thông, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản như thời gian qua cần phải xây dựng các giới hạn tín dụng phù hợp với các ngành, sản phẩm, khu vực địa lý trong từng thời kỳ nhất định.
Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình, chi nhánh cần xem xét và quyết định về giới hạn tín dụng cần thiết trong từng thời kỳ bao gồm:
Giới hạn qui mô và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm. Giới hạn dư nợ trên tổng tài sản có rủi ro. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế.
Giới hạn tín dụng đốin với một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
Danh mục các ngành nghề, lĩnh vực hạn chế cho vay, hoặc cho vay với điều kiện đặc biệt, hoặc không cho vay.
- Giới hạn cho vay, bảo lãnh:
+ Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng (TCTD).
+ Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD.
+ Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định đối với một khách hàng nêu trên.
+ Tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của TCTD.
- Giới hạn cho thuê tài chính:
+ Tổng mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của Công ty cho thuê tài chính.
+ Tổng mức cho thuê tài chính đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 80% vốn tự có của Công ty cho thuê tài chính, trong đó mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định đối với một khách hàng nêu trên.