Đo lường rủi ro hiện tại và tương lai để có giải pháp hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh láng hạ (Trang 83 - 87)

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tạ

3.2.3. Đo lường rủi ro hiện tại và tương lai để có giải pháp hạn chế

thấp rủi ro

Xác định những rủi ro hiện tại và tương lai trong các sản phẩm tín dụng, các kênh tín dụng, các nhóm khách hàng, các đối tượng vay nói chung theo các yếu tố tạo nên RRTD để có giải pháp hạn chế và giảm thấp RRTD phù hợp.

Đo lường rủi ro là điều mà tất cả những nhà quản lý ngân hàng rất quan tâm, vì nếu đo lường được thì việc phòng ngừa trở lên dễ ràng hơn. Đo lường rủi ro trong hoạt động ngân hàng được thể hiện trên 2 phương diện:

Một là, đo lường hay xác định số thiệt hại do rủi ro gây ra, phản ánh hậu

quả rủi ro được xác định khi rủi ro đã xảy ra. Số này có thể là số tuyệt đối, hoặc số tương đối theo các tiêu thức khác nhau như giá trị thiệt hại, số lần bị rủi ro, tỷ lệ tài sản bị rủi ro… Sau một thời gian nhất định, các con số phản ánh rủi ro trong kỳ có thể như sau:

Tổng giá trị tài sản bị rủi ro

kỳ báo cáo =

Tổng giá trị tài sản bị thiệt hại rủi ro mỗi lần trong kỳ

Đây là 02 công thức xác định tài sản bị rủi ro đã xảy ra. Theo quan điểm xác suất thống kê, chúng ta có thể lượng hóa được khả năng bị rủi ro của mỗi loại tài sản có của ngân hàng. [8, tr.82-83].

Hai là, đo lường khả năng bị rủi ro (xác suất bị rủi ro) dựa vào công thức

tính toán xác suất của một biến cố ngẫu nhiên theo quan điểm thống kê, xác định xác suất rủi ro tín dụng ngân hàng như sau:

Theo các công thức này, nếu mỗi món cho vay coi như thực hiện một phép thử và nếu có số liệu thống kê rủi ro đầy đủ, chúng ta có thể xác định được một cách tương đối chính xác xác suất bị rủi ro của từng loại tài sản của ngân hàng trong từng thời kỳ, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh vực đầu tư… Điều này có ý nghĩa rất quan trọng dưới các giác độ:

- Trên cơ sở xác suất rủi ro đã tính toán, ngân hàng có thể xây dựng cơ cấu lãi suất cho phù hợp đảm bảo kinh doanh có lãi. Bởi vì, lợi nhuận ngân hàng thu được trên cơ sở lãi suất cho vay, lãi suất này phải đảm bảo chi trả phần tiền lãi đi vay, chi phí quản lý ngân hàng, bù đắp được rủi ro và có lãi. Đối với mỗi tài sản có của ngân hàng, nếu mức độ rủi ro cao, độ an toàn thấp thì lãi suất của chúng phải cao hơn.

- Trên cơ sở xác suất rủi ro, ngân hàng có chiến lược quản lý các tài sản có và tài sản thích hợp, đảm bảo khả năng thanh toán.

Tổng % tài sản bị rủi ro

trong kỳ

Tổng giá trị tài sản rủi ro trong kỳ x 100% Tổng giá trị các tài sản có sinh lời trong kỳ =

P rủi ro

Số món cho vay bị rủi ro trong kỳ báo cáo x 100% Tổng số lần cho vay trong kỳ báo cáo

- Dựa vào xác suất rủi ro của từng loại tài sản có, người ta xây dựng các hệ số rủi ro của từng loại tài sản làm cơ sở tính hệ số an toàn vốn của ngân hàng làm cơ sở để tính phí bảo hiểm cho từng loại tài sản. [8, tr.83].

3.2.4. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Mục tiêu cơ bản của việc xây dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là nhằm kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng, phản ánh tương đối chính xác thực trạng hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua bộ chỉ tiêu được xây dựng trong mối quan hệ lô gic và bổ sung cho nhau. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ theo hướng nhất quán dựa trên các chỉ số tài chính và các nhân tố phi tài chính trong hoàn cảnh thực tế hiện tại của ngân hàng theo loại hình doanh nghiệp cơ bản khác nhau nhằm đánh giá các rủi ro liên quan tới khách hàng vay. Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ sẽ giúp CBTD, hội đồng tín dụng, ban lãnh đạo ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá, phân tích, thẩm định phê duyệt và từ chối . Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cũng cho phép lượng hóa RRTD, đưa ra các cảnh báo sớm và thực hiện trích dự phòng RRTD dựa trên mức xếp hạng của khách hàng. Hiện nay, do sự thiếu đồng bộ và tính hiệu lực của các văn bản pháp lý thấp nên nhiều thông tin mà doanh nghiệp và các cơ quan chức năng cung cấp hầu hết đều không trung thực, thiếu chính xác, thậm chí còn giả tạo. Do vậy, yêu cầu trước mắt đối với NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ là nỗ lực đảm bảo sự trung thực, tính chính xác của thông tin, nhất là các thông tin liên quan đến quyết định cho vay. Để thực hiện được điều này, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Quán triệt trong lãnh đạo và cán bộ tầm quan trọng của công tác thu thập thông tin, tránh thu thập một cách hình thức và đối phó.

- Khai thác từ nhiều kênh thông tin khác nhau. Hiện nay, các cán bộ tín dụng có thể khai thác thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. Những thông tin này tuy còn ít và chưa cập nhật thường xuyên nhưng cũng rất

quan trọng và cần thiết, cán bộ tín dụng cần phải biết cách tra cứu, tìm tòi để tận dụng triệt để nguồn tin này. Đồng thời, chi nhánh cũng nên quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm của các cán bộ tín dụng trong việc phải tự mình đi thu thập thông tin từ khách hàng vay vốn, thông tin ngoài thị trường, thông tin trên báo chí và các phương tiện truyền thông.

- Thu thập thông tin từ chính kinh nghiệm hoạt động tín dụng của cán bộ và ngân hàng để lập thành các bộ hồ sơ tư liệu về khách hàng qua nhiều năm. Những bộ hồ sơ này là cơ sở để ngân hàng xếp loại khách hàng và có chính sách phân biệt đối xử đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

3.2.5. Ban hành quy trình tín dụng theo hướng phân rõ trách nhiệm từng khâu nghiệp vụ

Ban hành một quy trình tín dụng theo hướng phân rõ trách nhiệm, quyền hạn từng khâu nghiệp vụ nhằm hạn chế tình trạng mang tính hình thức, sơ sài dẫn đến sai quy trình, thủ tục cho vay hoặc vì động cơ vụ lợi trước mỗi khoản vay, đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ quy định của NHNN về cho vay và chấp hành đầy đủ quy trình tín dụng. Trong đó, chú trọng khâu thẩm định, tính toán, xác định kỳ hạn trả nợ. Những khâu này rất quan trọng, nếu làm tốt không những giúp người làm tín dụng đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác, hiệu quả mà còn tạo được sự tương đồng giưã kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) và nguồn thu của người vay.

Có rất nhiều ngân hàng thực hiện quy trình tín dụng “ba tay” trong việc xét duyệt cho vay, quy trình này đã đạt được rất nhiều hiệu quả trong công tác QTRRTD. Theo đó, mỗi món vay sẽ được thực hiện thông qua 3 bộ phận: Bộ phận tín dụng, bộ phận QTRR và bộ phận quản lý tín dụng. Ba bộ phận này độc lập với nhau trong các quyết định cho vay. Bộ phận tín dụng là nơi nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, sau khi xem xét, lập báo cáo thẩm định gửi bộ phận QTRRTD. Bộ phận QTRR trên cơ sở hồ sơ của bên tín dụng đưa sang kết hợp với các thông tin thu thập được sẽ tiến hành thẩm định. Mỗi đề xuất cấp tín dụng cần được phân tích cẩn thận bởi nhân viên phân tích tín dụng có năng lực, có

chuyên môn phù hợp với quy mô và độ phức tạp của giao dịch. Nếu đồng ý cho vay sẽ chuyển sang bộ phận quản lý tín dụng để giải ngân và thu nợ.

Như trong chương 2 đã đề cập tới, hiện tại quy trình tín dụng của chi nhánh còn một số tồn tại, làm cho việc kiểm soát tín dụng chưa được phát huy. Do vậy, chi nhánh cần thực hiện quy trình tín dụng “ ba tay” nhằm chọn lựa được những món vay an toàn và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh láng hạ (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)