3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tạ
3.2.1. Xây dựng mô hình quản lý tín dụng tập trung, hoàn thiện cơ
chức hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
- Việc xây dựng mô hình này sẽ giúp NHNo&PTNT Việt Nam khai thác thông tin tín dụng được đầy đủ, kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng từ trụ sở chính đồng thời giúp dự báo, phòng ngừa rủi ro từ xa. đặc biệt triển triển khai một cách đồng bộ hệ thống phần mềm quản trị thông tin ngân hàng và phần mềm tin học ngân hàng. Từ đó mới đảm bảo dữ liệu được quản lý tập trung.
Trong mô hình quản lý tín dụng tập trung, trung tâm điều hành thực hiện chức năng quản lý và kiểm soát tín dụng trực tuyến thông qua hệ thống IPCAS (Phần mềm hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do World Bank tài trợ). Cũng theo mô hình này, chi nhánh cần phải đưa ra hạn mức cho vay theo ngành, theo lĩnh vực họat động, hạn mức cho vay theo từng khách hàng cụ thể. Có như vậy mới giảm thiểu được rủi ro có thể xảy ra khi chi nhánh đầu tư quá lớn vào một lĩnh vực sản xuất hay một khách hàng lớn.
Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của Ủy ban Basel thuộc ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) và tuân thủ các thông lệ quốc tế, bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý RRTD phải được tách bạch. Chức năng quản lý RRTD sẽ được giao cho bộ phận độc lập với các đơn vị hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT và sẽ không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro.Thay vào đó, bộ phận này sẽ quản lý và giám sát rủi ro trong toàn hệ thống ngân hàng.
Để hạn chế rủi ro cần thiết có sự độc lập giữa các chức năng mà một CBTD hiện nay đang thực hiện là vừa tiếp xúc khách hàng, vừa lập hồ sơ, giải ngân và kiểm tra sau.