Mô hình Trọng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hội nhập khu vực ASEAN đến thương mại nông nghiệp của việt nam cách tiếp cận sử dụng mô hình trọng lực (Trang 50 - 55)

CHƢƠNG IV : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG

4.1. Mô hình Trọng lực

Mô hình Trọng lực là một mô hình đƣợc sử dụng ngày càng rộng rãi trong phân tích thƣơng mại quốc tế. Mô hình này không chỉ đƣợc sử dụng để đánh giá tác động (hoặc tác động tiềm năng) của việc thực hiện các FTAs, mà còn đƣợc sử dụng để đánh giá tác động của việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), liên minh tiền tệ (currency unions), đánh giá các yếu tố tác động đến dòng di cƣ, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, thậm chí cả các thảm họa thiên nhiên. Ƣu điểm của mô hình Trọng lực là có thể đánh giá ảnh hƣởng của nhiều yếu tố riêng rẽ lên thƣơng mại quốc tế, và do đó có thể tách riêng ảnh hƣởng của FTAs.

Mô hình Trọng lực ban đầu đƣợc Tinbergen (1962) và Pöynöhen (1963) nghiên cứu một cách độc lập. Ý tƣởng ban đầu đƣợc xuất phát từ lý thuyết về Lực hấp dẫn của Newton, theo đó lực hấp dẫn giữa hai vật thể tỉ lệ thuận với khối lƣợng của chúng và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai vật đó. Mô hình Trọng lực cơ bản nhất cho rằng thƣơng mại giữa hai nƣớc i và j tỉ lệ thuận với quy mô nền kinh tế của hai nƣớc và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai nƣớc. Mô hình này đƣợc diễn giải ở công thức sau:

i j ij ij YY M G D  (1) Trong đó: G là một hằng số.

Mij là kim ngạch thƣơng mại của nƣớc i với nƣớc j (hoặc xuất khẩu/nhập khẩu của nƣớc i với nƣớc j).

Yi, Yjlà biến chỉ quy mô của nền kinh tế nƣớc i và j. Thông thƣờng Y đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP).

Dij là khoảng cách giữa hai nƣớc i và j (đây là biến đại diện cho chi phí thƣơng mại giữa hai nƣớc i và j).

Biểu diễn phƣơng trình (1) dƣới dạng logarit và thêm biến sai số ngẫu nhiên uij, phƣơng trình trọng lực cơ bản trở thành:

ij 1 2 3

lnM  G  lnYi  lnYj  lnDijuij (2)

Trong phƣơng trình (2), 𝛽 là các hệ số. Dựa trên các giả thuyết về mối quan hệ của các đại lƣợng trong mô hình trọng lực, các hệ số 1 và2đƣợc kỳ vọng có dấu dƣơng, khi quy mô của nền kinh tế các nƣớc tăng lên sẽ dẫn đến tăng trao đổi thƣơng mại. Hệ số 3đƣợc kỳ vọng có dấu âm, khoảng cách giữa các nƣớc càng tăng sẽ càng làm tăng chi phí giao dịch, và do đó có tác động cản trở thƣơng mại.

Xem xét thêm yếu tố về thời gian trong mô hình, ta có các số liệu dƣới dạng bảng chứa đựng thông tin về các biến của các nƣớc theo từng năm. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng với số liệu dạng bảng giúp kiểm soát tác động của từng năm cụ thể lên thƣơng mại. Khi đó phƣơng trình (2) trở thành :

1 2 3

lnMtij  G  lnYti  lnYtj lnDijutij (3) Trong đó :

t chỉ thời gian

utij là biến ngẫu nhiên.

Bên cạnh biến khoảng cách để đại diện cho chi phí giao dịch giữa các nƣớc, các nghiên cứu sau này đã đƣa thêm một loạt các biến khác để phản ánh đầy đủ hơn chi phí giao dịch. Các biến này bao gồm : nƣớc xuất khẩu/nhập khẩu có biển/ chỉ có đất liền, các nƣớc này có/không sát biên giới, có/không cùng chung ngôn ngữ, có/không cùng là thuộc địa của một nƣớc khác, có/không dùng chung một đồng tiền.

Để xem xét tác động của việc gia nhập FTA, biến giả FTA đƣợc đƣa vào phƣơng trình, nhận giá trị bằng 1 nếu nƣớc nhập khẩu và xuất khẩu cùng ở trong FTA trong năm t và có giá trị bằng 0 trong các trƣờng hợp khác.

Ngoài các yếu tố về quy mô nền kinh tế và khoảng cách địa lý, còn có nhiều yếu tố khác có tác động đến thƣơng mại giữa hai nƣớc. Các biến giải thích đƣợc lựa chọn đƣa thêm vào mô hình, tổng hợp từ các nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực đã nêu ở chƣơng 2, bao gồm :

RERij Tỉ giá hối đoái thực giữa các đồng tiền. Ở đây, tỷ giá hối đoái đƣợc tính bằng giá của đồng nội tệ tính trên một đơn vị đồng ngoại tệ. RER đƣợc tính bằng tỉ giá hối đoái danh nghĩa điều chỉnh theo mức giá của nƣớc xuất khẩu và nƣớc nhập khẩu. Công thức tính (ký hiệu: FC – đồng tiền của nƣớc đối tác)

RER(VND/FC)=ER*(PFC/PVND)

Khi tỉ giá hối đoái thực tăng có nghĩa là đồng tiền của Việt Nam mất giá, và ngƣợc lại, khi tỉ giá giảm, đồng Việt Nam lên giá.

Y/P thu nhập bình quân đầu ngƣời.

Agriland: diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nƣớc xuất khẩu và nƣớc nhập khẩu. Biến này sẽ đại diện cho nguồn cung các sản phẩm nông nghiệp của một nƣớc.

Landlocked: có giá trị bằng 1 nếu nƣớc đối tác không tiếp giáp với biển, có giá trị bằng 0 nếu có tiếp giáp với biển

Border: có giá trị bằng 1 nếu Việt Nam và nƣớc đối tác có chung đƣờng biên giới; có giá trị bằng 0 nếu không có chung đƣờng biên giới.

Đƣa các biến vào phƣơng trình, khi đó phƣơng trình sẽ có dạng :

1 2 3 4 5 5 6 8 9 10 1 ln tij ln ti ln tj ln ij ln( ti/ ti) ln( tj / tj) t t t t k ijk j ij ij k M G Y Y D Y P Y P

FTA Agriland Border Landlocked RER u

    

    

     

Đối với phƣơng trình (4) áp dụng cho Việt Nam, Mij sẽ đƣợc khảo sát lần lƣợt nhận các giá trị bao gồm: xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam và các nƣớc đối tác; nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam và các nƣớc đối tác.

Trong mô hình này, k nhận giá trị bằng 1, 2, 3, 4 cho các hiệp định thƣơng mại AFTA, ACFTA, AKFTA và VJEPA. Các biến giả của FTA có giá trị bằng 1 nếu nƣớc xuất khẩu và nƣớc nhập khẩu cùng là thành viên của FTA trong năm t, và có giá trị bằng 0 trong trƣờng hợp khác.

Cùng quan điểm với Nguyễn Tiến Dũng (2011), quá trình cắt giảm thuế quan của các nƣớc ASEAN và Việt Nam đƣợc bắt đầu từ năm 1995 khi Việt Nam gia nhập khu vực tự do thƣơng mại này. Tuy nhiên, quá trình cắt giảm thuế quan thực sự mạnh mẽ kể từ năm 2003 khi hàng loạt các mặt hàng trong danh mục IL đƣợc giảm xuống ở mức 0-5%. Do vậy, biến giả cho AFTA sẽ có giá trị bằng 1 kể từ năm 2003.

Các biến giả cho ACFTA sẽ có giá trị bằng 1 đối với phƣơng trình xuất khẩu ở thời điểm năm 2006 và áp dụng với các nƣớc Trung Quốc và ASEAN6, do đây là năm mà các nƣớc Trung Quốc và ASEAN6 bắt đầu thực hiện chƣơng trình Thu hoạch sớm. Đối với phƣơng trình nhập khẩu, biến này sẽ có giá trị bằng 1 ở thời điểm năm 2008 do đây là lúc mà Việt Nam thực hiện EPH.

Biến giả cho AKFTA có giá trị bằng 1 từ năm 2007 ; biến giả cho VJEPA có giá trị bằng 1 từ năm 2009.

Theo lý thuyết, quy mô của các nền kinh tế càng lớn thì kim ngạch trao đổi thƣơng mại càng tăng. Các biến GDP, GDP bình quân đầu ngƣời đƣợc kỳ vọng có dấu dƣơng trong phƣơng trình hồi quy. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ co giãn của cầu hàng hóa đối với thu nhập, các mặt hàng xa xỉ, có chất lƣợng cao sẽ có cầu tăng khi thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng. Đối với các hàng hóa thiết yếu (lƣơng thực, thực phẩm), độ co giãn của cầu theo thu nhập thấp, khi thu nhập của ngƣời tiêu dùng tăng lên, cầu đối với các hàng hóa này sẽ ít thay đổi. Đối với các hàng hóa cấp thấp, độ co giãn của cầu theo thu nhập âm, khi thu nhập tăng thì cầu đối với các

hàng hóa này thậm chí giảm. Điều này đặc biệt quan trọng khi xem xét thƣơng mại của các mặt hàng nông nghiệp, do đây phần lớn đều là các mặt hàng thiết yếu nhƣ các loại lƣơng thực, rau quả, thịt cá.

Đối với biến tỉ giá hối đoái, khi RER tăng, tức là đồng tiền của Việt Nam mất giá thực so với đồng tiền nƣớc ngoài, điều này sẽ có tác động tích cực tới xuất khẩu và tác động tiêu cực tới nhập khẩu. Khi RER giảm, đồng nội tệ của Việt Nam lên giá thực so với đồng tiền nƣớc ngoài, điều này sẽ có tác động tích cực tới nhập khẩu và tác động tiêu cực tới nhập khẩu. Do vậy, RER đƣợc kỳ vọng sẽ có dấu dƣơng trong phƣơng trình xuất khẩu và có dấu âm trong phƣơng trình nhập khẩu. Mức độ tác động của tỷ giá đối với kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa còn phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu hàng hóa theo giá.

Về khoảng cách thƣơng mại giữa các nƣớc, theo lý thuyết, khi khoảng cách giữa các nƣớc càng lớn, chi phí giao dịch càng cao, do đó càng hạn chế dòng thƣơng mại giữa các nƣớc. Tuy nhiên, lý thuyết thƣơng mại H-O cho rằng, khi khoảng cách giữa các nƣớc càng lớn, sẽ càng thúc đẩy thƣơng mại liên ngành giữa các nƣớc (các nƣớc xuất khẩu và nhập khẩu các loại hàng hóa khác nhau). Lý thuyết H-O xem xét mô thức thƣơng mại giữa các nƣớc dựa trên các yếu tố sản xuất có sẵn của các quốc gia. Khi khoảng cách giữa các nƣớc càng gần, các nƣớc càng có xu hƣớng trao đổi thƣơng mại nội ngành nhiều hơn, do sở thích khác nhau giữa ngƣời tiêu dùng càng dễ đáp ứng hơn. Đối với các sản phẩm nông nghiệp thô, do đây là các mặt hàng khó bảo quản đƣợc lâu dài, thời gian tồn tại ngắn, nên khoảng cách giữa các nƣớc càng lớn càng khiến cho nhu cầu nhập khẩu bị hạn chế. Tuy nhiên, đối với các nƣớc ở gần về khoảng cách địa lý, sự tƣơng đồng trong điều kiện sản xuất nông nghiệp và văn hóa lại khiến cho cơ cấu sản phẩm nông nghiệp tƣơng đối giống nhau, nên có thể hạn chế trao đổi thƣơng mại trong nông nghiệp.

Có nhiều cách đo lƣờng khoảng cách giữa các nƣớc. Theo phƣơng pháp đo lƣờng đơn giản, khoảng cách giữa các nƣớc đƣợc đo bằng khoảng cách về mặt địa lý giữa các thành phố quan trọng nhất (về mặt dân số) hoặc là khoảng cách giữa các

thủ đô của các nƣớc. CEPII còn áp dụng phƣơng pháp đo lƣờng khoảng cách giữa hai nƣớc dựa trên khoảng cách giữa hai thành phố lớn nhất của hai nƣớc này, trong đó có tính đến tỷ trọng dân số của các thành phố này trên tổng dân số của cả nƣớc. Biến khoảng cách đƣợc kỳ vọng có dấu âm trong phƣơng trình xuất khẩu và nhập khẩu.

Biến giả FTA đƣợc kỳ vọng sẽ có dấu dƣơng trong cả phƣơng trình xuất khẩu và nhập khẩu. Tác động của việc cắt giảm thuế quan, đi kèm với các nội dung về hài hòa hóa thủ tục hải quan và những ƣu đãi trong chính sách thƣơng mại của các nƣớc đối tác đƣợc kỳ vọng sẽ có tác dụng thúc đẩy thƣơng mại ngành giữa các nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hội nhập khu vực ASEAN đến thương mại nông nghiệp của việt nam cách tiếp cận sử dụng mô hình trọng lực (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)