CHƢƠNG IV : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG
4.4. Một số hạn chế của mô hình
So với các phƣơng pháp đánh giá tác động của hội nhập khác, mô hình trọng lực có một số ƣu điểm hơn nhƣ: mô hình sử dụng các số liệu tƣơng đối sẵn có, tính đơn giản về mặt thực hiện, và việc có thể thêm các biến vào mô hình để đánh giá tác động riêng biệt của từng yếu tố lên thƣơng mại. Mô hình cũng cho phép đánh giá tác động tạo lập thƣơng mại và chuyển dịch thƣơng mại đối với các FTAs.
Tuy nhiên, so với các mô hình khác, mô hình Trọng lực cũng có nhiều hạn chế nhƣ:
- Các biến giả đƣợc đƣa vào mô hình là những chỉ số rất cơ bản của chính sách hội nhập vùng. Các biến này không phản ánh đƣợc quy mô và mức độ hội nhập của FTA, chỉ giải thích đƣợc sự tồn tại của FTA và các nƣớc tham gia vào FTA đó. Vì vậy, các biến giả này có thể sẽ giải thích sự gia tăng của thƣơng mại do FTA vì nó có thể tƣơng quan với các biến khác nhƣ mức độ liên kết sản xuất, lan tỏa công nghệ, di chuyển nội khối hoặc các nỗ lực ngoại giao, xúc tiến thƣơng mại là những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng thƣơng mại nối khối.
- Các biến nhƣ diện tích đất nông nghiệp không đại diện đƣợc đầy đủ cung về mặt hàng nông nghiệp của một nƣớc, còn có nhiều yếu tố khác nhƣ trình độ công nghệ trong sản xuất nông nghiệp cũng rất quan trọng.
- Biến khoảng cách địa lý giữa các nƣớc cũng không đại diện đƣợc hoàn toàn cho chi phí thƣơng mại, do còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa nhƣ mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng, thời gian nhanh hay chậm của thủ tục thông quan.