Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hội nhập khu vực ASEAN đến thương mại nông nghiệp của việt nam cách tiếp cận sử dụng mô hình trọng lực (Trang 39 - 42)

CHƢƠNG II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.1. Các cam kết hội nhập của ASEAN

3.1.4. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đƣợc ký kết vào ngày 25 tháng 12 năm 2008 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009. Đây là hiệp định mậu dịch tự do song phƣơng đầu tiên mà Việt Nam ký kết. Hiệp định VJEPA có nội dung toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực nhƣ thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, cải thiện môi trƣờng kinh doanh và di chuyển của thể nhân.

10

http://www.trungtamwto.vn/cachiepdinhkhac/ky-fta-voi-han-quoc-doanh-nghiep-hy-vong-giam- thue, truy cập ngày 30/9/2014.

Cam kết về thuế xuất nhập khẩu một số nhóm hàng hóa nông nghiệp đƣợc trình bày ở Bảng 3.4 và 3.5. Nhìn chung, cho tới năm 2015, các mức thuế của Nhật Bản áp dụng cho Việt Nam đối với các nhóm hàng này hầu nhƣ ở mức 0%.

Theo phân loại Biểu thuế của Nhật Bản năm 2008 (HS 2007), số lƣợng các dòng thuế nông sản của Nhật Bản là 2350 bao gồm 2020 dòng nông nghiệp và 330 dòng thủy sản. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 847 dòng thuế sẽ có thuế suất 0%, chiếm 36% tổng số dòng thuế nông sản và 67,6% giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Trong 2020 dòng thuế nông sản, có 505 dòng thuế sẽ có lộ trình cắt giảm thuế theo từng năm, theo lộ trình từ 3 đến 15 năm. Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc tối đa sau 10 năm, 23 trong số 30 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ đƣợc hƣởng thuế suất 0%.

- Mật ong: Nhật Bản dành cho Việt Nam hạn ngạch nhập khẩu 100 tấn hàng năm, mức hạn ngạch này sẽ tăng dần cho tới khi xuất khẩu mật ong của Việt Nam đạt 150 tấn, thuế suất trong hạn ngạch là 12,8%, thấp hơn so với mức thuế MFN là 25,5%.

- Gạo: Gạo thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan (TQR). Mức thuế quan ngoài hạn ngạch của Nhật Bản rất cao, tƣơng đƣơng với 300-400%. Mặt hàng này không thuộc diện cam kết cắt giảm thuế trong VJEPA, mà tuân theo cam kết của Nhật Bản trong khuôn khổ WTO.

- Rau quả: ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản sẽ loại bỏ thuế nhập khẩu đối với sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam. Trong vòng từ 5-7 năm (chậm nhất là năm 2016), Nhật Bản sẽ đƣa thuế suất đối với rau chân vịt, hạt tiêu và ngô ngọt về 0%.

- Cà phê và chè: Nhật Bản sẽ cắt giảm dần và đƣa thuế nhập khẩu đối với cà phê rang và chè xanh về 0% trong vòng 15 năm.

- Nông sản chế biến: Nhật Bản sẽ loại bỏ thuế suất đối với cà ri và sản phẩm cà ri trong vòng 7 năm (chậm nhất là năm 2016). Trong vòng 4 năm, Nhật Bản sẽ cắt giảm thuế suất đối với nƣớc sốt cà chua;

- Thủy sản: ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản sẽ loại bỏ thuế suất đối với tôm và các sản phẩm tôm. Tới năm 2014, Nhật Bản sẽ đƣa thuế suất đối với

bạch tuộc và sứa về 0%. Có 59 trên tổng số 330 dòng thuế thủy sản đang áp dụng hạn ngạch nhập khẩu.

Đối với cam kết cắt giảm thuế quan nhập khẩu của Việt Nam, các mặt hàng thuộc danh mục không cam kết chủ yếu bao gồm thuốc lá (các mặt hàng thuộc chƣơng 24), đƣờng mía hoặc đƣờng củ cải và đƣờng sucroza (thuộc nhóm 1701), nhựa từ cây thuốc phiện (1302.11), hạt thuốc phiện (1207.9100)

735 trong tổng số 2350 dòng thuế nông thủy sản thuộc nhóm loại trừ (X), với các biện pháp hạn chế định lƣợng, hạn ngạch thuế quan. Các mặt hàng không thuộc diện cam kết: 0201, 0202, 0206, 0210, 0302, 0303…

Bảng 3.4: Mức thuế suất trung bình (%) của Việt Nam trong VJEPA

Mặt hàng MFN (2010) Thuế suất áp dụng 2010

Thuế suất trung bình theo cam kết 2010 2016 2019 2024 Hàng thủy sản 15,5 26,5 26,5 14,2 8,1 0,4 Gạo, lúa mỳ 24,7 27,1 27,1 15,4 9,5 0,0 Gỗ và sản phẩm gỗ 7,0 6,2 6,2 3,0 1,4 0,0 Dầu mỡ động thực vật 15,7 16,7 16,7 8,6 4,6 0,0 Cao su và sản phẩm từ cao su 11,0 7,6 7,6 3,9 2,1 0,5 Sữa và sản phẩm từ sữa 8,4 19,0 19,0 10,0 5,5 0,7 Hàng rau quả 23,7 25,9 25,9 14,4 8,6 0,0

Thức ăn gia súc và nguyên liệu 0,6 7,1 7,1 2,5 0,1 0,0 Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 24,1 30,3 30,3 15,6 8,3 0,0

Nguyên liệu thuốc lá 43,7 X X X X

Ghi chú: X – không cam kết; Nguồn: MUTRAP (2011)

Bảng 3.5. Thuế suất trung bình (%) của Nhật Bản trong hiệp định VJEPA

Mặt hàng MFN (2010) Cam kết thuế quan

2010 2015 2019 Hàng thủy sản, cà phê 0,0 0,0 0,0 0,0 Gạo 8,8 0,0 0,0 0,0 Gỗ và sản phẩm gỗ 1,7 0,0 0,0 0,0 Cao su và sản phẩm cao su 0,0 0,0 0,0 0,0 Hạt điều 3,7 0,07 0,02 0,0 Sắn và các sản phẩm từ sắn 0% hoặc 341 yên/kg X X X Hàng rau quả 0,4 0,0 0,0 0,0 Hạt tiêu, chè 0,0 0,0 0,0 0,0 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 2,7 0,0 0,0 0,0

Ghi chú: X – không cam kết

Theo cam kết, đến năm 2024, hầu hết các sản phẩm nông nghiệp của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ đƣợc hƣởng mức thuế suất 0-0,5%, ngoại trừ nguyên liệu thuốc lá Việt Nam không cam kết (Bảng 3.4). Thuế suất trung bình của Nhật Bản đối với các mặt hàng này của Việt Nam hầu nhƣ đều đã đƣợc giảm xuống mức rất thấp kể từ năm 2010 (Bảng 3.5). Các mặt hàng thủy sản, cà phê, chè, gỗ, bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc hầu hết đều có mức thuế suất là 0%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hội nhập khu vực ASEAN đến thương mại nông nghiệp của việt nam cách tiếp cận sử dụng mô hình trọng lực (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)