1.3. Kinh nghiệm quốc tế về sản xuất và xuất khẩugạo trong bối cảnh hộ
1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Theo thống kê 3 năm gần đây, Thái Lan ngày càng bỏ xa Việt Nam về l-ợng gạo sản xuất, xuất khẩu và giá trị kim ngạch. Yếu tố quyết định sự thắng thua của hạt gạo trên th-ơng tr-ờng quốc tế chính là chất l-ợng. Gạo Thái Lan thắng lợi là nhờ ngon, thơm, dẻo, mẩy.., điều đó ai cũng thừa nhận. Gạo Thái ngon nhờ có nhiều giống lúa tốt, đặc sản; nh-ng chỉ bấy nhiêu thôi thì ch-a đủ làm nên hạt gạo Thái hôm nay. Một chuyên viên của Hiệp hội Các nhà xuất khẩu
gạo Thái Lan nói: “Nền tảng làm nên chất lượng hạt gạo không chỉ từ hạt giống, mà đ-ợc xây dung từ ý thức của nhà khoa học – ng-ời nông dân – doanh nghiệp xuất khẩu – khách hàng”.
Chính phủ Thái Lan dành sự quan tâm hàng đầu tới việc hỗ trợ sản xuất và giữ giá lúa gạo có lợi cho ng-ời sản xuất. Chính sách nông nghiệp của Chính phủ Thái Lan, đặc biệt là chính sách phát triển nông nghiệp, bảo hộ và khuyến khích xuất khẩu có tính quyết định đến quá trình tăng tr-ởng nhanh của nông nghiệp Thái Lan. Cụ thể, chính phủ Thái Lan đã áp dụng các chính sách sau:
Chính sách trợ cấp trong n-ớc: Chính phủ Thái Lan áp dụng mức thuế sử
dụng đất rất thấp, khoảng 30 baht/ha, miễn khoản đóng góp về thuỷ lợi phí. Ngoài ra, chính phủ còn trợ giá phân bón cho nông dân, thậm chí có những thời điểm Nhà n-ớc còn trả thêm tiền kho cho chủ xay sát.
Hiện nay, Thái Lan vẫn tiếp tục trợ cấp cho nông sản theo các cam kết trong khuôn khổ hiệp định của vòng đàm phán Urugoay. Các trợ cấp này chiếm khoảng 60 – 70% tổng số tiền trợ cấp trong giai đoạn 1995 – 1997, l-ợng trợ cấp gộp (AMS) nằm trong khoảng 20 – 30%, còn các biện pháp đối xử khác biệt và di xử đặc biệt chiếm tỷ lệ còn lại khoảng từ 0 – 20%. Tổng số tiền trợ cấp tăng từ 54.852 triệu Baht năm 1995 lên 71.254 triệu Baht, tức là tăng khoảng 24% và phần lớn sự gia tăng này là cho các biện pháp “hộp màu xanh lá cây”. Mặt hàng gạo vẫn là mặt hàng có mức trợ cấp cao nhất (72 – 98%).
Chính sách giá cả nông sản: Chính sách giá cả nông sản của Thái Lan đ-ợc đánh giá là khá thành công trong hệ thống các chính sách can thiệp của Chính phủ vào quá trình tăng tr-ởng nông nghiệp và xuất khẩu. Chính sách giá cả đ-ợc coi là chính sách quan trọng nhất để điều tiết sản xuất. Để đảm bảo lợi ích cho ng-ời sản xuất, chính phủ định h-ớng giá sàn bằng chi phí sản xuất cộng (+) 20% lợi nhuận và công bố công khai để toàn dân biết. Để thực hiện mức giá sàn này Chính phủ áp dụng các biện pháp nh- giảm cung lúc giá xuống thấp hơn giá sàn, bằng cách mua một phần lúa gạo với giá mua phát ra th-ờng cao hơn giá sàn khoảng 5 – 6%, chủ yếu nhằm tạo tâm lý thực hiện chính sách của chính phủ.
Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà cơ chế giá có sự biến đổi linh hoạt, nh-ng mục tiêu của chính sách này của chính phủ thì không thay đổi:
- Khuyến khích ng-ời sản xuất bảo đảm giá nơi sản xuất có lợi cho ng-ời sản xuất và giá bán lẻ thấp có lợi cho ng-ời tiêu dùng.
- ổn định giá nông sản thị tr-ờng trong n-ớc, kìm giữ giá trong n-ớc thấp hơn giá thị tr-ờng thế giới, khuyến khích xuất khẩu.
- Hạn chế ảnh h-ởng của sự biến động giá thị tr-ờng thế giới đối với giá nông sản thị tr-ờng nội địa
Chính sách tín dụng: Chính phủ cấp tín dụng cho nông dân vay để đầu t-
cho sản xuất lúa và xây dựng lò sấy lúa; cho nông dân thế chấp lúa tại ngân hàng để vay tiền đầu t- cho vụ sản xuất tiếp theo với mức lãi suất thấp; hoặc tăng cầu trên thị tr-ờng bằng cách ngân hàng cho các nhà máy xay, các nhà xuất khẩu gạo, các hợp tác xã nông nghiệp… vay tiền để họ mua lúa vào nhiều hơn, kể cả mua lúa dự trữ.
Trợ cấp xuất khẩu gạo: Thái Lan không nêu vấn đề trợ cấp xuất khẩu nông sản trong lịch trình đàm phán gia nhập WTO, do đó không thể thực hiện việc trợ cấp nh- vậy về lâu dài. Tuy nhiên, với t- cách là một n-ớc đang phát triển Thái Lan vẫn có quyền tiến hành các trợ cấp trong khuôn khổ để giảm bớt chi phí vận tải nội địa, chi phí Marketing cũng nh- chi phí vận tải quốc tế. Hiện tại, ở Thái Lan, quy mô của trợ cấp xuất khẩu vẫn rất lớn đối với 3 mặt hàng chủ lực của Thái Lan trong đó có gạo.
Trong hoạt động xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan áp dụng 2 giải pháp rất quan trọng:
+ Đối với một số n-ớc nhập khẩu gạo Thái Lan có khả năng thanh toán hạn chế, Chính phủ Thái Lan cấp tín dụng d-ới dạng nhập khẩu gạo trả tiền chậm cho các tập đoàn xuất khẩu của Thái Lan. Đây là một lợi thế đối với các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan.
+ Trong tr-ờng hợp cần đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng, Chính phủ cho phép Ngân hàng Nhà n-ớc và hợp tác xã ứng tr-ớc tiền cho các nhà xuất
khẩu với điều kiện các nhà xuất khẩu phải cam kết có đủ hàng giao trong một thời gian ngắn đ-ợc quy định cho các nhà xuất khẩu để đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu gạo.
Hiện nay, Thái Lan có khoảng 100 chợ lúa gạo rất thuận tiện cho việc mua bán trực tiếp giữa ng-ời bán và ng-ời mua, tạo điều kiện cho ng-ời sản xuất nắm bắt đ-ợc thông tin giá cả thị tr-ờng để từ đó họ có quyết định đầu t- thích hợp. Hơn nữa, với hệ thống chợ nh- trên Thái Lan còn hạn chế đ-ợc tối đa khâu mua bán trung gian qua th-ơng lái mà tiến thành thu mua trực tiếp giữa doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân. Điều này khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu kiểm soát đ-ợc chất l-ợng gạo còn về phía ng-ời nông dân ngoài việc đ-ợc lợi về giá, họ còn đ-ợc giúp đỡ về mặt phơi sấy, bảo quản và dự trữ lúa.
Với những hỗ trợ đặc biệt từ phía Chính phủ đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo, Thái Lan đã phát huy đ-ợc hết tiềm năng sẵn có và luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm để áp dụng cho Việt Nam nh- sau: chuyển từ hỗ trợ sản xuất hàng nông sản thông qua trợ giá qua khâu thu mua sang hỗ trợ trực tiếp cho ng-ời sản xuất một số nông sản chính. Trong các biện pháp bảo hộ, chính phủ luôn quan tâm tới chính sách đối với gạo, đặc biệt là chính sách giá cả nhằm bảo đảm lợi ích cho nông dân và ng-ời tiêu dùng. Trong chính sách tín dụng hỗ trợ cho ng-ời sản xuất, nguồn vay không chính thức giữ vai trò đặc biệt trong thời kỳ đầu, khi nguồn vốn của nhà n-ớc và các ngân hàng, các hợp tác xã còn khan hiếm.