Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu gạo việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 43)

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về sản xuất và xuất khẩugạo trong bối cảnh hộ

1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001. Sau hơn 5 năm, Trung Quốc đã có những điều chỉnh trong phát triển nông nghiệp nên nền nông nghiệp Trung Quốc đã đạt đ-ợc những thay đổi đáng kể.

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc gia nhập WTO tới ngành nông nghiệp, chính sách bảo hộ sản xuất nông sản Trung Quốc đang dần thay đổi theo h-ớng:

Hình thành thị tr-ờng vốn cho sản xuất và xuất khẩu nông sản

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị tr-ờng trong n-ớc và quốc tế, Trung Quốc cho rằng cần phải mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu nông sản và đặc biệt là gạo – một thế mạnh của Trung Quốc. Để giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có vốn, Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp sau:

- Phát hành trái phiếu phát triển xuất khẩu:

Hiện nay, sự phát triển của thị tr-ờng trái phiếu chậm hơn thị tr-ờng cho vay, các hạng mục của nông nghiệp chỉ tận dụng các khoản cho vay của Nhà n-ớc chứ không áp dụng hình thức phát hành trái phiếu, việc phát hành trái phiếu xuất khẩu là một h-ớng để thu hút vốn xây dựng hạ tầng, mở rộng quy mô xuất khẩu.

- Cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu có ảnh h-ởng lớn, có sức lôi kéo mạnh, hiệu quả kinh tế cao, phát hành trái phiếu công ty với số l-ợng nhất định. Trung Quốc cho phép tăng số l-ợng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có quy mô xuất khẩu lớn, có hiệu quả kinh doanh, ít rủi ro tham gia kinh doanh trên thị tr-ờng quốc tế. Thông qua ph-ơng thức này, Trung Quốc có thể tập trung thêm đ-ợc nhiều vốn cho phát triển xuất khẩu.

Điều chỉnh các chính sách khuyến khích xuất khẩu

Trung Quốc chủ tr-ơng hoàn thuế xuất khẩu nông sản. Hiện mức hoàn thuế xuất khẩu của Trung Quốc chỉ có 5%. Đồng thời giảm thuế đánh vào đặc

sản nông nghiệp, -u tiên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, kiên quyết xoá bỏ công ty chuyên kinh doanh độc quyền xuất khẩu, mở rộng quyền tự do xuất khẩu nông sản.

Chính phủ tạo điều kiện mở rộng thị tr-ờng xuất khẩu cho doanh nghiệp - Cung cấp thông tin kịp thời cho doanh nghiệp thông qua những dự báo

chính xác về những biến động của thị tr-ờng thế giới

- Ký kết các hiệp định song ph-ơng và đa ph-ơng về buôn bán hàng nông sản với các thị tr-ờng tiềm năng

- Xoá bỏ các rào cản phi thuế quan nh- hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu và kiểm dịch động vật

Theo cam kết, năm 2005, Trung Quốc đã giảm mức thuế quan xuống còn 9,8% năm so với 10,4% năm 2004.

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất trong n-ớc, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị tr-ờng trong n-ớc và quốc tế.

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc vẫn tiếp tục trợ cấp nông nghiệp trong n-ớc theo quy tắc của Hiệp định Nông nghiệp.

Trong lĩnh vực th-ơng mại quốc tế, nhiều n-ớc thông qua luật pháp hoặc những quy phạm kỹ thuật nghiêm ngặt nhằm bảo vệ môi tr-ờng, bảo vệ sức khoẻ con ng-ời để xây dựng hàng rào th-ơng mại hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ n-ớc ngoài, đó là các chế tài th-ơng mại về môi tr-ờng, yêu cầu cấp giấy chứng nhận ISO 14000, trình tự và chế độ kiểm dịch,….

Trong thời gian qua, Trung Quốc đã xoá bỏ 789 hạng mục xét duyệt hành chính, trong đó có 560 hạng mục liên quan đến công tác quản lý kinh tế, tiến hành sửa đổi ba bộ luật cơ bản liên quan đến đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài, thanh lọc 3200 văn bản quy định pháp luật đồng thời xây dựng cơ cấu xét duyệt hành chính theo mô hình “một trạm”, “một cửa”.

Từ sự phân tích trên, chúng ta thấy rằng: trong quá trình gia nhập WTO thực hiện bảo hộ ở mức vừa phải đối với sản xuất hàng nông sản làm cho doanh

nghiệp từng b-ớc thích ứng với áp lực cạnh tranh, chuyển từ bảo hộ bằng các biện pháp giấy phép, hạn ngạch sang bảo hộ bằng thuế quan và các rào cản th-ơng mại không trái quy định của WTO.

Ch-ơng 2

Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam

Và các vấn đề đặt ra tr-ớc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu gạo việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)