Khái quát sự phát triển sản xuất lúa gạoViệt Nam những năm 1989

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu gạo việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43 - 49)

2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩugạo của Việt Nam từ năm 1989 đến

2.1.1. Khái quát sự phát triển sản xuất lúa gạoViệt Nam những năm 1989

2007.

Sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất cổ truyền, có từ lâu đời và gắn liền với lịch sử phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Cho đến nay, lúa gạo là cây l-ơng thực thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và phát triển xã hội. Sản xuất lúa gạo luôn giữ vị trí hàng đầu với tỷ trọng cao về diện tích cũng nh- sản l-ợng. Trong những năm gần đây, gạo xuất khẩu đã mang lại l-ợng ngoại tệ trung bình khoảng 800 triệu USD/năm cho đất n-ớc, trong đó 3 năm gần đây đạt trên 1 tỷ USD/năm, đ-a Việt Nam trở thành n-ớc xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Vì vậy, sản xuất và xuất khẩu gạo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với chiến l-ợc phát triển kinh tế xã hội của Nhà n-ớc.

Tr-ớc những năm 1980, sản l-ợng lúa sản xuất đ-ợc tại Việt Nam rất thấp, không đủ để cung cấp cho nhu cầu l-ơng thực trong n-ớc. Sản l-ợng lúa những năm đó chỉ đạt khoảng 11 triệu tấn thóc, t-ơng đ-ơng với khoảng 6,4 triệu tấn gạo. Để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 0,5 triệu tấn gạo. Từ năm 1981, sự ra đời của chỉ thị 100/BBT với nội dung là khoán sản phẩm đến nhóm và ng-ời lao động, đã như một “luồng gió mới” khởi động tính tích cực của người nông dân. Nhờ đó, sản l-ợng lúa tăng lên v-ợt bậc. Sản l-ợng lúa năm 1981 đạt mức 7,4 triệu tấn tăng 16% so với năm 1980. Những năm tiếp theo đó, sản l-ợng liên tục tăng và năm 1986, sản l-ợng đạt mức 9,6 triệu tấn gạo, tăng 30% so với năm 1981.

Đến năm 1988, nghị quyết 10/BCT ra đời đã “cởi trói” thêm một bước cho ng-ời nông dân. Với nội dung: ng-ời nông dân đ-ợc tự chủ hoàn toàn với mọi khâu của sản xuất nông nghiệp, từ làm đất, gieo trồng cho đến chăm bón, thu hoạch,… Sự ra đời của nghị quyết số 10 NQ/TW về đổi mới, quản lý kinh tế nông nghiệp là quyết sách có tác dụng trực tiếp, tạo ra những chuyển biến căn

bản và sâu rộng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn n-ớc ta với chủ tr-ơng giao cho nông dân quyền quản lý đối với đất đai và t- liệu sản xuất chính, quyền chủ động trong tổ chức sản xuất, cơ hội lớn để h-ởng các sản phẩm làm ra. Tuy nhiên, ngay trong năm 1988, n-ớc ta vẫn phải nhập 199,5 nghìn tấn l-ơng thực trong đó có 55 nghìn tấn gạo. Sản l-ợng thóc năm 1989 đạt con số kỷ lục trong mấy chục năm qua, đ-a Việt Nam từ một n-ớc nhập khẩu gạo trở thành n-ớc xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới với sản l-ợng 1,4 triệu tấn năm 1989.

Từ năm 1989, nhờ có sự hỗ trợ của nhà n-ớc, cùng với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản l-ợng thóc của Việt Nam không ngừng gia tăng. Sản l-ợng lúa sản xuất đ-ợc không chỉ đáp ứng đ-ợc nhu cầu sử dụng trong n-ớc mà còn có l-ợng lúa d- thừa để xuất khẩu.

Bảng 2.1. Sản l-ợng lúa gạo Việt Nam trong những năm qua

Năm Sản l-ợng lúa gạo (triệu tấn) So với năm tr-ớc (%) 1980 & 1981 7,219 1989 11,398 +57,9 1990 11,535 +1,2 1991 11,773 +2,1 1992 12,954 +10,0 1993 13,702 +5,8 1994 14,117 +3 1995 14,978 +6,1 1996 15,838 +5,7 1997 16,514 +4,3 1998 17,488 +5,9 1999 18,836 +7,7 2000 19,518 +3,6 2001 19,263 -1,3 2002 20,668 +7,3 2003 20,733 +0,3 2004 21,521 +3,8 2005 21,580 +0,3 2006 21,720 +0,6 2007 22,419 +3,2

Bảng trên cho thấy, đến năm 1980 & 1981, sản l-ợng gạo Việt Nam mới chỉ đạt 7,219 triệu tấn, nh-ng ngay sau đó, năm 1989, sản l-ợng lúa đã đạt 11,398 triệu tấn gạo (t-ơng đ-ơng 18,996 triệu tấn thóc) tăng gần 58% so với l-ợng gạo sản xuất trung bình năm 1980 & 1981. Năm 1990, sản l-ợng gạo tăng lên không đáng kể, đạt 11,535 triệu tấn, tăng 1,2%. Trong suốt thời kỳ từ 1989 đến 2000, sản l-ơng gạo Việt Nam liên tục tăng với mức độ tăng khá đều, khoảng 3 – 4% mỗi năm. Năm 1999, sau 10 năm xuất khẩu, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Gạo Việt Nam đạt tốc độ tăng tr-ởng xuất khẩu 12%/năm. Năm 2001, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, bị sâu bệnh phá hoại, sản l-ợng lúa của ta giảm gần 300 nghìn tấn (giảm 1,3%) xuống mức 19,263 triệu tấn. Tuy nhiên, đó chỉ là tình trạng tạm thời. Ngay sau đó, đ-ợc sự hỗ trợ của nhà n-ớc cùng những nỗ lực của ng-ời nông dân, sản l-ợng lúa của Việt Nam năm 2002 đã tăng đạt 20,668 triệu tấn, tăng 7,3% so với năm tr-ớc.

Năm 2004, vụ hè thu và vụ mùa của Việt Nam tiếp tục đ-ợc mùa. Mặc dù diện tích lúa hè thu và lúa mùa có giảm hơn so với cùng vụ năm tr-ớc (diện tích lúa hè thu giảm khoảng 5,1 ha - giảm khoảng 2,2%, diện tích lúa mùa giảm 15,9 ha - giảm khoảng 0,8%) nh-ng do năng suất tăng nên sản l-ợng của cả hai vụ này đều tăng cao hơn so với cùng vụ năm tr-ớc. Tính cả năm 2004, sản l-ợng đạt 21,521 triệu tấn gạo, tăng gần 4% so với năm tr-ớc. Trong đó, l-ợng gạo dành cho xuất khẩu tăng mạnh. Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là do nông dân cung cấp đủ vật t- phân bón, thêm vào đó là vấn đề đảm bảo về n-ớc t-ới. Mặt khác, nhiều địa ph-ơng thực hiện tốt chương trình “3 giảm 3 tăng” đã giúp bà con nông dân tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất. Việc giá gạo xuất khẩu tăng cao và ổn định trong thời gian dài cũng là nguyên nhân làm cho giá lúa gạo trong n-ớc tăng cao, đã khuyến khích nông dân đầu t- thâm canh cho cây lúa.

Vụ mùa năm 2005 khu vực đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ bị mất mùa. Lúa bị ảnh h-ởng m-a bão đã giảm năng suất từ 50 – 60%. Theo thống kê,

vụ mùa này các tỉnh phía Bắc bị mất khoảng khoảng 300 nghìn tấn gạo. Tuy nhiên, tại vùng Nam Bộ, sản l-ợng gạo năm 2005 đạt trên 10,2 triệu tấn gạo, cao hơn năm 2004 trên d-ới 420 nghìn tấn gạo nh-ng cũng chỉ đủ bù lại phần tổn thất của các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Vụ Đông xuân năm 2005. nhiều tỉnh trong vùng có tỷ lệ diện tích lúa chất l-ợng cao đạt khá nh- An Giang trên 90%, Tiền Giang trên 70%, Đồng Tháp 60%... Các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng đã b-ớc đầu hình thành những vùng sản xuất lúa đặc sản Tám thơm, Dự h-ơng, Nếp cái hoa vàng vùng Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương… Nh- vậy, tổng sản l-ợng lúa năm 2005 của cả n-ớc đạt 21,580 triệu tấn gạo, tăng hơn khoảng 60 nghìn tấn so với năm 2004. Có đ-ợc kết quả này là do ng-ời nông dân đã sử dụng các giống lúa mới có năng suất cao. Theo chủ tr-ơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, diện tích lúa chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu là diện tích chỉ gieo cấy 1 vụ lúa mùa năng suất bấp bênh làm cho cơ cấu mùa vụ cũng thay đổi theo h-ớng tăng tỷ trọng diện tích lúa hè thu và lúa đông xuân, giảm tỷ trọng diện tích lúa mùa. Trong 5 năm, diện tích lúa mùa giảm gần 200 nghìn ha, lúa hè thu tăng 138 nghìn ha và diện tích lúa đông xuân ổn định. Không chỉ tăng diện tích, năng suất lúa hè thu cũng tăng nhanh từ 37,7 tạ/ha năm 2001 lên 43,4 tạ/ha năm 2004 và 44,4tạ/ha năm 2005. Cũng trong thời gian đó, diện tích lúa đông xuân về cơ bản ổn định ở mức trên d-ới 3 triệu ha/năm nh-ng năng suất tăng nhanh từ 50,6 tạ/ha năm 2001 lên 57,3 tạ/ha năm 2004 và 58,9tạ/ha năm 2005, số nông dân áp dụng giống mới là 86%. Không chỉ có vậy, năm 2005, nông dân đã thực hiện thành công ch-ơng trình “3 tăng 3 giảm” làm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất dẫn đến giá thành cũng giảm đ-ợc từ 300 – 700 đ/kg lúa. Hơn nữa, năm 2005 là năm giải quyết khá triệt để những yếu kém trong khâu xử lý sau thu hoạch, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (vựa lúa lớn nhất của cả n-ớc), làm tăng khoảng 1% sản l-ợng t-ơng ứng với khoảng 192 nghìn tấn gạo.

Năm 2006, sản l-ợng gạo đạt khoảng 21,72 triệu tấn, tăng khoảng 140 nghìn tấn so với năm 2005. Sản l-ợng lúa tăng chủ yếu tập trung ở miền Bắc (tăng 412.320 tấn gạo). Trong khi đồng bằng sông Cửu Long – nguồn cung lúa gạo chính cho xuất khẩu lại mất mùa, sản l-ợng gạo giảm 169.800 tấn. Diện tích lúa 7,347 triệu ha, tăng 17.700 ha, năng suất đạt 49,3 tạ/ha, tăng 0,9%. Các mô hình canh tác “3 giảm, 3 tăng”, “thâm canh đồng bộ” có hiệu quả, được nhân rộng ở đồng bằng sông Cửu Long. Do không ngăn đ-ợc dịch bệnh nên ngay từ đầu vụ hè thu 2006 đã xuất hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn là do virus gây ra ở một vài tỉnh. Dù đã quyết liệt phòng trừ, song dịch bệnh đã phát triển sang cả vụ thu đông, vụ mùa và sang cả vụ đông xuân 2006 – 2007, ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, ở 14 huyện, thị xã trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, năng suất bình quân chỉ đạt 3 tấn/ha, thiệt hại mất hàng chục nghìn tấn lúa làm cho nguồn gạo hàng hoá cho xuất khẩu chỉ còn khoảng 5,2 – 5,3 triệu tấn. Bên cạnh đó, nguồn gạo trong dân hiện nay còn ít, phần lớn l-ợng lúa hàng hoá vụ hè – thu đã đ-ợc các doanh nghiệp thu mua trong thời điểm thu hoạch rộ để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, trong khi lúa vụ mùa phải đến đầu tháng 12 mới thu hoạch.

Vụ Đông xuân năm 2007, các tỉnh miền Bắc đã gieo cấy 1.094 nghìn hecta lúa, đạt 98,5% cùng kỳ năm tr-ớc. Tổng diện tích lúa đông xuân toàn miền Bắc đạt khoảng 1.120 nghìn hecta, cộng với diện tích 1.843 nghìn hecta ở miền Nam, đ-a tổng diện tích lúa đông xuân cả n-ớc đạt 2.963 nghìn hecta, kém vụ tr-ớc trên 23 nghìn hecta, trong đó các tỉnh miền Bắc giảm hơn 28 nghìn hecta, miền Nam tăng gần 5 nghìn hecta. Nhìn chung, vụ đông xuân năm 2007 ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đạt thắng lợi lớn, năng suất lúa trung bình cao, sản l-ợng lúa ở nhiều tỉnh tăng hơn nhiều so với cùng thời điểm năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ áp dụng đúng ph-ơng pháp phòng dịch ngay từ đầu nên ảnh h-ởng của dịch bệnh không lớn. Điều đáng mừng nhất là chất l-ợng vụ lúa đông xuân năm nay rất tốt, chủ yếu nhờ nông dân đ-a vào gieo cấy các giống

lúa xác nhận, chất l-ợng cao, kết hợp với chăm sóc tốt ngay từ đầu vụ. Nhờ đó, gạo sản xuất ra phần lớn đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và nông dân cũng có thu nhập cao, bù lại những thất thu từ vụ tr-ớc và trả lại công khó nhọc mà bà con đã đổ ra trong suốt vụ mùa qua. Tuy nhiên, diện tích lúa đông xuân năm 2007 lại giảm gần 9 nghìn ha, năng suất đạt 51,7 tạ/ha, giảm 1,6 tạ/ha, sản l-ợng đạt 17,05 triệu tấn, giảm 530 ngàn tấn so với vụ đông xuân năm 2006. Theo thống kê, sản l-ợng lúa năm 2007 của cả n-ớc đạt khoảng 36,2 triệu tấn (t-ơng đ-ơng 22,419 triệu tấn gạo), tăng 440 nghìn tấn so với năm tr-ớc (miền Bắc tăng 687,2 nghìn tấn, miền Nam giảm 283 nghìn tấn).

Năm 2008, trong vụ đông xuân vừa qua, năng suất của đồng bằng sông Cửu Long đạt khá cao, trung bình là 60 tạ/ha, cao nhất có nơi đạt 80 – 85 tạ/ha, sản l-ợng khoảng 9,3 triệu tấn. Chỉ tính riêng sản l-ợng một vụ này, sau khi trừ đi nhu cầu cả năm cho tiêu dùng, chăn nuôi gia súc và làm giống thì đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn d- ra khoảng 3,8 triệu tấn gạo. ở miền Bắc, mặc dù bị lùi lịch thời vụ, đến giữa tháng 3, các địa ph-ơng đã cơ bản gieo cấy xong lúa đông xuân. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năng suất cũng nh- sản l-ợng lúa gạo miền Bắc trong vụ này không bị ảnh h-ởng lớn. Tính chung trong gần 20 năm (từ 1989 đến 2007), sản l-ợng lúa gạo tăng thêm 11,021 triệu tấn, gấp gần 2 lần, bình quân mỗi năm tăng gần 1 triệu tấn. Tuy nhiên, diện tích, sự ổn định và độ thuần chủng của gạo Thơm Việt Nam khó có thể sánh với ấn Độ, Thái Lan. Diện tích đất canh tác phù hợp với giống lúa Nàng thơm chợ Đào của Long An cũng ch-a quá 500 ha.

Sản xuất lúa gạo n-ớc ta nhỏ, lẻ, manh mún, chạy theo số l-ợng, coi nhẹ chất l-ợng và hiệu quả, sản xuất nhiều khi ch-a gắn với nhu cầu thị tr-ờng và thị hiếu ng-ời tiêu dùng dẫn đến cung một số loại gạo v-ợt quá cầu làm giảm giá thành sản phẩm và ảnh h-ởng đến thu nhập của ng-ời nông dân. Sản l-ợng xuất khẩu cũng không ổn định, lúc tăng lúc giảm. Điều này là do chúng ta ch-a xây

dựng đ-ợc thị tr-ờng xuất khẩu ổn định, chủ yếu vẫn là những thị tr-ờng nhỏ, nhu cầu gạo không ổn định. Sản xuất lúa không đồng đều, trong khi năng suất, sản l-ợng và chất l-ợng lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hông tăng khá nhanh thì 6 vùng còn lại đều tăng chậm và giảm. Cơ cấu giống lúa còn mang nặng tính truyền thống, chậm chuyển đổi sang sản xuất hàng hoá. Số l-ợng và tỷ lệ diện tích gieo cấy các giống lúa gạo chất l-ợng cao, gạo thơm còn quá ít. Tỷ lệ thất thoát trong và sau thu hoạch còn lớn 10 – 13%.

Hạ tầng cơ sở phục vụ công tác sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm còn nhiều yếu kém lại phân bố không hợp lý, công nghệ chế biến và bảo quản còn lạc hậu, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch còn cao… làm cho chi phí chế biến và l-u thông gạo quá cao so với giá lúa nên ảnh h-ởng tới hiệu quả xuất khẩu.

Trình độ Marketing của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, ch-a có chiến l-ợc thị tr-ờng và chiến l-ợc sản phẩm rõ ràng, tình trạng bán qua trung gian vẫn phổ biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu gạo việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)