Mở rộng thị tr-ờng cả chiều rộng lẫn chiều sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu gạo việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 100 - 102)

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩugạo Việt Namtrong thờ

3.2.4. Mở rộng thị tr-ờng cả chiều rộng lẫn chiều sâu

Thị tr-ờng thế giới luôn biến động. Hiện nay, những biến động trên thị tr-ờng lúa gạo thế giới đang có lợi cho Việt Nam. Theo dự báo của FAO, nhu cầu gạo của thế giới đang có xu h-ớng tăng lên trong khi hạn hán, thiên tai xảy ra liên miên, sự gia tăng dân số v-ợt qua mức tăng về sản l-ợng khiến cho nguồn cung giảm xuống. Mặt khác do giá gạo của Việt Nam thấp hơn giá gạo Thái Lan

nên sẽ có thêm một số khách hàng từ Iran, Philipin… sẽ chuyển qua mua gạo của Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp sản xuất lúa gạo của Việt Nam.

Trong hoạt động xuất khẩu, vấn đề mở rộng thị tr-ờng, tìm kiếm bạn hàng tiêu thụ giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Các nhà kinh doanh xuất khẩu gạo phải chú trọng nghiên cứu kỹ nhu cầu của các loại thị tr-ờng (bằng cách nắm bắt đ-ợc các thông tin về thị tr-ờng một cách đầy đủ và kịp thời, đi đôi với tăng c-ờng dự báo sát sao cả về sản l-ợng và chất l-ợng lúa hàng hoá

để xác định đúng yêu cầu về số l-ợng, chất l-ợng, ph-ơng thức thanh toán

và tìm kiếm bạn hàng tin cậy,có uy tín, kinh nghiệm trong kinh doanh để từ đó có giải pháp đáp ứng thích hợp.

Để đạt đ-ợc mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thị phần của gạo Việt Nam trên thị tr-ờng thế giới, các doanh nghiệp nên thực hiện chiến l-ợc đa dạng hoá thị tr-ờng với các biện pháp sau:

- Giữ vững thị tr-ờng quen thuộc và truyền thống nh- Malaysia, Singapore, Trung Đông, Nam Phi… Để thực hiện mục tiêu này các doanh nghiệp cần phải tạo và giữ uy tín của mình thông qua việc nghiêm chỉnh thực hiện các hợp đồng đã ký kết.

- Chú trọng công tác nghiên cứu thị tr-ờng và công tác khuếch tr-ơng, quảng cáo sản phẩm nhằm mở rộng thị tr-ờng xuất khẩu, v-ơn tới những thị tr-ờng tiềm năng. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ch-a nhận đ-ợc thông tin của thị tr-ờng một cách đầy đủ, đúng thời điểm nền phần lớn các hoạt động xuất khẩu vẫn diễn ra một cách thụ động và thông qua trung gian, làm ảnh h-ởng đến lợi ích của đất n-ớc. Do vậy, chúng ta phải tăng c-ờng các dịch vụ hỗ trợ thị tr-ờng nh- thông tin, huấn luyện và nâng cao năng lực quản lý, thành lập các tổ chức thông tin thị tr-ờng, có hệ thống khai thác nguồn thông tin từ cơ sở, có ph-ơng tiện và cán bộ xử lý thông tin nhanh nhạy, kịp thời. Thiết lập các ch-ơng trình nghiên cứu về thị tr-ờng, có hệ thống đầu t- cán bộ và kinh phí thoả đáng cho nghiên cứu.

- Đổi mới hơn nữa ph-ơng thức xuất khẩu, chuyển từ xuất khẩu qua trung gian sang xuất khẩu trực tiếp. Hiện nay, tuy gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang thị tr-ờng 80 n-ớc song số l-ợng gạo bán qua trung gian còn chiếm tỷ lệ cao (trung

bình khoảng 65%). Tình trạng này khiến cho giá gạo Việt Nam luôn bị ép bán với giá thấp hơn. Vì vậy, việc nhanh chóng giảm bớt và dần đi đến chấm dứt tình trạng xuất khẩu qua trung gian là biện pháp hữu hiệu để tăng kim ngạch xuất khẩu gạo.

- Sớm hình thành tập đoàn xuất khẩu gạo, mở rộng thị tr-ờng theo h-ớng lâu dài, bền vững bằng cách tăng sức cạnh tranh của gạo Việt Nam về chất l-ợng và giá cả, tăng c-ờng hợp tác với các n-ớc xuất khẩu gạo khác trong các hoạt động liên quan đến điều tiết thị tr-ờng lúa gạo thế giới với lộ trình hội nhập kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu gạo việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)