Xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn uông bí (Trang 32 - 34)

1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM

1.2.5. Xử lý rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, do vậy song song với các biện pháp phòng ngừa nêu trên, ngân hàng cần có các biện pháp xử lý kịp thời. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Xử lý rủi ro tín dụng trong kinh doanh bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

-Xử lý bằng cách trích từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Ngân hàng thường phải trích dự phòng rủi ro theo tỷ lệ nhất định tuỳ từng loại đối tượng đầu tư vốn và tính chất của khoản đầu tư. Dự phòng này sẽ bù đắp cho những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động tín dụng

-Khai thác tài sản bảo đảm nợ vay

Khi đồng ý cho khách hàng vay vốn, ngân hàng thường đưa ra điều kiện về tài sản đảm bảo nợ vay. Trong trường hợp khách hàng không còn khả năng trả nợ, thì ngân hàng được quyền khai thác các tài sản đảm bảo này để thu hồi nợ vay, giảm tổn thất cho ngân hàng.

-Thực hiện mua, bán nợ

Mua bán nợ phải trở thành một lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các NHTM, đây cũng có thể coi là giải pháp hạn chế rủi ro kinh doanh có hiệu quả. Mua bán nợ cần phải được hiểu rõ trên hai khía cạnh: mua nợ để kinh doanh; bán nợ để giảm lỗ. Quan hệ mua bán này phải là quan hệ trên thị trường quan hệ cung cầu, tức là mua bán nợ theo nhu cầu chứ không phải thụ động như giải quyết bắt buộc theo kiểu phá sản.

-Xử lý bằng nguồn ngân sách quốc gia

Khi số nợ quá hạn của ngân hàng quá lớn, vượt quá mức xử lý của bản thân ngân hàng và của toàn hệ thống, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế- xã hội, thì Nhà nước sẽ đứng ra xử lý bằng nguồn ngân sách quốc gia để mua lại toàn bộ hoặc một phần số nợ quá hạn đó.

-Các biện pháp xử lý khác

Ngoài các nội dung trên, tuỳ từng điều kiện cụ thể, ngân hàng thương mại phải nghiên cứu, xem xét để có biện pháp xử lý thích hợp các khoản đầu tư vốn trong kinh doanh, như bù đắp bằng quỹ dự phòng, khai thác ngay chính những tài sản đầu tư vào mục đích kinh doanh, hoặc nhờ Chính phủ can thiệp, mua doanh nghiệp đó thông qua hình thức mua cổ phần, ...

Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM rất phức tạp, do vậy, xác định nội dung quản lý rủi ro tín dụng luôn phải được nghiên cứu xem xét. Dù

bất luận hoàn cảnh nào thì NHTM cũng luôn phải có những cơ chế quản lý rủi ro tín dụng phù hợp. Để hoạt động kinh doanh của ngân hàng được đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn uông bí (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)