Nhận dạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn uông bí (Trang 51 - 57)

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí

2.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Uông Bí

2.2.1.1.Nhóm dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng

- Nhóm dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng:

+ Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với Ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.

+ Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong quá trình quan hệ tín dụng.

+ Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích rõ ràng. Không có các báo cáo hay dự đoán về lưu chuyển tiền tệ. Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn. + Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng, xuất hiện những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong tốc độ và tổng mức lưu chuyển tiền gửi thanh toán của khách hàng. Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn, thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn.

+ Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự kiến. Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá dự kiến. Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hoặc đã biến mất, không còn tồn tại.

+ Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bất thường khác không phải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính hoặc từ hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán. Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác,đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của ngân hàng. Có dấu hiệu sử dụng nhiều khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn. Chấp nhận sử dụng các nguồnvốn vay với giá cao, với mọi điều kiện

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến tình hình hoạt động của khách hàng: Cũng

như nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với khách hàng,nhóm các dấu hiệu này có tác động trực tiếp tới chất lượng khoản tín dụng nhưng với tốc độ chậm hơn. Các dấu hiệu này xuất phát từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và không dễ nhận diện nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ, sâu sắc của cán bộ tín dụng. Nó cũng đòi hỏi các giải pháp và chiến lược xử lý có tính dài hạn hơn. Biểu

hiện cụ thể như sau:

+ Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.

+Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng. Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như sự gia tăng đột biến trong chi phí quảng cáo, tiếp khách, tập trung quá mức chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng rất hiện đại.. Thay đổi thường xuyên tổ chức của Ban điều hành. Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị, điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.

+ Xuất hiện dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: sẵn sàng từ bỏ các hợp đồng có giá trị vừa và nhỏ nhưng có khả năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao dể tìm kiếm các hợp đồng có giá trị lớn với các bạn hàng có tên tuổi dù lợi nhuận thu về có khả năng thấp hơn, sẵn sàng cắt bỏ lợi nhuận để đạt được các hợp đồng lớn, theo đuổi chiến lược mượn thương hiệu.

+ Xuất hiện dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: mải mê theo đuổi một sản phẩm không thích hợp về mặt thời gian và năng lực hiện tại mà không chú ý đến các yếu tố khác.

+ Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến việc đầu tư dự án không có hiệu quả. Do áp lực nội bộ dẫn tới tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ quá sớm khi chưa hội đủ các điều kiện chín muồi.

+ Những thay đổi từ chính sách của Nhà Nước, đặc biệt là tác động của các chính sách thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô như tỷ giá, lãi suất, thay đổi công nghệ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu tiêu dùng

2.2.1.2.Nhóm dấu hiệu phát sinh từ chính sách tín dụng ngân hàng

Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng như đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế, đánh giá khách hàng chỉ thông qua thông tin tĩnh do khách hàng cung cấp mà thiếu đi các thông tin động và các thông tin nhạy cảm từ các kênh thông tin khác, bỏ qua các nghi ngờ được phản ánh qua cấu trúc và cơ cấu của số liệu khi phân tích các dữ liệu tài chính, có dấu hiệu che dấu việc đảo nợ của khách hàng thông qua việc cấp đều đặn, thường xuyên và liên tục các khoản vay mới hay che dấu nợ quá hạn thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ tràn lan, vô lối, thiếu căn cứ xác thực…Cấp tín dụng dựa trên cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp.Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng. Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra. Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo để kẽ hở cho khách hàng lợi dụng. Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho các khách hàng không thuộc phân đoạn thị trường tối ưu của Ngân hàng. Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá: giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ hay thực hiện chiến lược giữ chân khách hàng bằng các khoản tín dụng mới để họ không quan hệ với

các TCTD khác mặc dù biết rõ các khoản tín dụng sẽ cấp tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

2.2.1.3.Điểm tín dụng của khách hàng

Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại đã tập trung nhiều hơn sự chú ý và các nguồn lực vào hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng.Có nhiều mô hình, công thức để chấm điểm tín dụng khách hàng từ đó có những tiêu chuẩn khác nhau trong việc xác định mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mô hình điểm số Z do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng là một mô hình phản ánh khá đầy đủ những chỉ số có thể đánh giá được tình hình hoạt động, tài chính của doanh nghiệp.

Z = 1.2 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.6 X4 + 1.0 X5 Trong đó:

X1: Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản X2: Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản

X3: Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản

X4: Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn chủ sở hữu/giá trị hạch toán của tổng nợ

X5: Hệ số doanh thu / tổng tài sản

Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp đồng nghĩa với rủi ro của ngân hàng sẽ càng thấp. Vì vậy khi trị số Z thấp hoặc âm thì đây sẽ là một trong những căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ rủi ro cao.

2.2.1.4.Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của khách hàng

- Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity ratios):

+ Hệ số lưu động = Tài sản nợ lưu động / nợ ngắn hạn.

Hệ số này phải lớn hơn 1, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đúng hạn.

+ Hệ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động –Hàng tồn kho)/nợ ngắn hạn

Các doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho chậm đòi hỏi hệ số này phải cao, còn doanh nghiệp có hệ số vòng quay hàng tồn kho nhanh thì chỉ tiêu này có thể nhỏ hơn 1.

+ Hệ số ngân quỹ = Ngân quỹ / nợ ngắn hạn - Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ (Leverage ratios):

+ Hệ số nợ = ( Tổng tài sản - vốn chủ sở hữu ) / tổng tài sản.

Hệ số này nhỏ hơn hoặc bằng 0.5 là lý tưởng vì có ít nhất phân nửa tài sản doanh nghiệp được hình thành bằng vốn chủ sở hữu.

+ Hệ số khả năng trả lãi = Lợi tức trước thuế và lãi / chi phí trả lãi

Hệ số này đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ - Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activity)

+ Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / hàng tồn kho + Hệ số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu / các khoản phải thu + Hệ số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần / tổng tài sản

- Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios):

+ Hệ số mức sinh lời trên doanh thu = Tổng lợi tức sau thuế / doanh thu thuần

+ Hệ số thu nhập trên tổng tài sản = Tổng lợi tức sau thuế / tổng tài sản + Hệ số thu nhập trên vốn thuần =Tổng lợi tức sau thuế/vốn chủ sở hữu thuần

Tuỳ theo từng loại hình tín dụng mà ngân hàng tập trung sự quan tâm đến các chỉ tiêu khác nhau: thời hạn vay ngắn thì quan tâm nhiều đến các chỉ số lưu động, chỉ số về nợ còn nếu thời gian dài thì các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng trả nợ cần quan tâm.

2.2.1.5.Nợ quá hạn và nợ xấu

Theo quyết định 18 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày

22/04/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước, tại Điều 6 được sửa đổi bổ sung như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh

kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo

thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên

theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá

hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là các chỉ tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Việc khách hàng không trả nợ gốc và lãi ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng có thể phải gia tăng chi phí để tìm nguồn huy động mới chi trả tiền gửi và cho vay. Mức độ nợ xấu sẽ buộc ngân hàng phải quan tâm hơn tới những khoản nợ ít có khả năng thu hồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn uông bí (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)