Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình 001 (Trang 41 - 43)

1.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc và Thái Lan

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở Thái Lan

Đất nƣớc Thái Lan nằm ở Đông Nam Á với diện tích là 513.115 km2 . Dân số khoảng 65,2 triệu ngƣời trong đó phần lớn sống ở các vùng nông thôn. Những năm qua, đất nƣớc này có thành công lớn về mặt nông nghiệp, là một trong số nƣớc xuất khẩu lƣơng thực lớn nhất thế giới.

Để phát triển nông nghiệp, Chính phủ Thái Lan đã thông qua chiến lƣợc cải cách nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hƣớng ổn định và bền vững. Đây là một trong 07 chiến lƣợc phát triển kinh tế và xã hội Thái Lan trong giai đoạn lịch sử của đầu thiên niên kỷ XXI. Nội dung chủ yếu của chiến lƣợc là:

Tăng cường quản lý phát triển nông thôn và nông nghiệp bền vững

Nâng cao năng lực và tính tự quyết của cộng đồng dân cƣ thông qua khuyến khích sự tham gia của họ vào các đề án phát triển khu vực sinh sống của mình. Sự tham gia rộng rãi của dân cƣ vào phát triển cộng đồng đƣợc coi là ƣu tiên xã hội của Thái Lan nhằm tìm kiếm sự đồng thuận và chia sẽ các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cƣ nông thôn với những mục tiêu của Chính phủ.

Điều quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững nông thôn là lựa chọn tiếp cận tổng thể về xóa đói nghèo cho cộng đồng dân cƣ sống trong những điều kiền bất lợi về địa lý và tiếp cận nguồn lực phát triển kinh tế. Trƣớc tiên, điều cần thiết phải điều chỉnh cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế để tạo điều kiện cho ngƣời nghèo, thiệt thòi tiếp cận đầy đủ các dịch vụ công, sử dụng bền vững các nguồn lực hiện có trong địa phƣơng vì cuộc sống mà không vi phạm pháp luật.

Chính phủ Trung ƣơng Thái Lan chú trọng tới việc nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền địa phƣơng trong việc quản lý phát triển vùng. Các chƣơng trình tập huấn, hội thảo, đào tạo định hƣớng mục tiêu cho lực lƣợng thực hiện chức năng quản lý các cấp địa phƣơng, đặc biệt ở các vùng nông thôn đƣợc tổ chức thƣờng xuyên với những nội dung chi tiết.

Yêu cầu cấp bách là nâng cao nhận thức cho nông dân và cộng đồng dân cƣ về tầm quan trọng của môi trƣờng sinh thái đối với sự phát triển bền vững. Nổ lực bảo vệ môi trƣờng sinh thái và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ mai sau mang tính tập thể và trách nhiệm chung của các thành viên xã hội.

Chính phủ Thái Lan phê chuẩn chƣơng trình, đề án lớn về sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo tồn và phục hồi nguồn tài nguyên và khu vực sinh thái nhƣ khu vực rừng núi, khu vực duyên hải ven biển. Bên cạnh những mục tiêu bảo vệ, Chính phủ còn quan tâm tới việc kết hợp khai thác các khu vực sinh thái bằng hoạt động du lịch để tăng thêm thu nhập cho cộng đồng, đồng thời gắn lợi ích cộng đồng địa phƣơng đối với việc bảo vệ môi trƣờng tự nhiên.

Cũng cố liên kết vùng kinh tế giữa khu vực nông thôn và thành thị

Liên kết tƣơng tác của công nghiệp với nông nghiệp, thành thị với nông thôn có tầm quan trọng không thể phủ định trong chiến lƣợc phát triển bền vững. Sự trao đổi hoạt động cho nhau giữa các hợp phần này sẽ tạo ra chuỗi giá trị gia tăng bền vững cho nền kinh tế quốc dân và góp phần giải quyết hải hóa nhiều vấn đề xã hội. Nhiều tiềm năng, lợi thế của từng khu vực kinh tế và từng vùng địa lý sẽ đƣợc phát huy tối ƣu cho phúc lợi chung của cộng đồng dân cƣ cả ở trung tâm phát triển lẫn ngoại vi lạc hậu.

Nội dung của Chiến lƣợc phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn đƣợc cụ thể hóa thông qua các chính sách hành động do Bộ Nông nghiệp và HTX (MOAC) hoạch định:

Chương trình giảm nghèo cho nông dân: dự kiến giảm mức nghèo cho nông dân trong vòng 05 năm tới bằng cách tăng thu nhập, giảm chi phí và tăng cơ hội việc làm.

Dự án thú y nông nghiệp di động: cung cấp thông tin và tri thức khoa học về thú y cho nông dân. Dự án tập trung vào xử lý các vấn đề cấp bách liên quan tới mùa mang, gia súc, gia cầm, thủy cầm, thủy sản, đất canh tác....

Thành lập khu vực kinh tế nông nghiệp: trợ giúp cho các cấp làng xã, tỉnh lỵ nâng cao năng lực cạnh tranh nông nghiệp, đào tạo cho nông dân biết cách lựa chọn giống cây con phù hợp để sử dụng bền vững nguồn lực sẵn có trong vùng. Đồng thời, chƣơng trình này đào tạo cho nông dân kỹ thuật canh tác năng suất cao, thu hoạch và bảo quản đúng quy cách, chế biên thƣơng phẩm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình 001 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)