Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình 001 (Trang 71 - 82)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

Xét trên tổng thể nền kinh tế Quảng Bình thì tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản có xu hƣớng giảm. Trong giai đoạn này, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm mạnh, từ 51, 83% năm 1991 xuống còn 21,09% năm 2013, nhƣng giá trị tuyệt đối tăng 12,35 lần.

Bảng 3.4: Tổng thu nhập theo ngành kinh tế tƣ̀ 2005 – 2013

ĐVT: triệu đồng, %

Năm Ngành Nông - Lâm - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ Tổng 2005 Giá trị (Triệu đồng) 1,349,891 1,455,617 1,735,727 4,541,235 Cơ cấu (%) 29,7 32,1 38,2 2008 Giá trị (Triệu đồng) 2,173,125 3,286,628 3,520,129 8,979,882 Cơ cấu (%) 24,2 36,6 39,2 2010 Giá trị (Triệu đồng) 5,987,120 9,326,014 8,557,713 23,870,847 Cơ cấu (%) 25,8 39,07 35,85 2011 Giá trị (Triệu đồng) 8,202,416 10,538,394 10,836,213 29,577,023 Cơ cấu (%) 27,73 35,63 36,64 2012 Giá trị (Triệu đồng) 8,660,945 11,846,349 12,615,238 33,122,532 Cơ cấu (%) 26,15 35,77 38,08 2013 Giá trị (Triệu đồng) 9,134,983 13,497,725 14,785,863 37,418,571 Cơ cấu (%) 24,41 36,07 39,52

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Bình 2009, 2013

Bảng số liệu trên cho thấy: cơ cấu kinh tế ngành của Quảng Bình đã chuyển dịch theo hƣớng tỷ trong ngành nông nghiệp giảm dần (từ 29,7% năm 2005 xuống còn 24,41% năm 2013). Theo đó, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng dần. Cơ cấu kinh tế ngành của địa phƣơng đã trở nên hợp lý hơn, cho phép khai thác tốt hơn những tiềm năng kinh tế và lợi thế của địa phƣơng, đặc biệt là lợi thế về tự nhiên.

Trong nội bộ ngành, xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản cũng có sự tiến bộ. Cụ thể:

Nông nghiệp thuần túy vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành nông nghiệp nhƣng có xu hƣớng giảm trong thời gian qua. Năm 1991 tỷ trọng sản xuất ngành nông nghiệp thuần là 69,71% và tăng lên 72,57% năm 2000, tuy nhiên đến năm 2013 tỷ trọng này giảm xuống còn 65,50%.

Tỷ trong lâm nghiệp đã có xu hƣớng tăng do thu nhập từ rừng trồng và chế biến tăng: năm 2010 chiếm 6,65% , đến năm 2013 đã tăng lên 9,90%. Tuy nhiên, tỷ trọng này còn thấp so với tiềm năng của địa phƣơng.

Tỷ trong ngành thủy sản có xu hƣớng tăng qua các năm: năm 1991 tỷ trọng ngành thủy sản chiếm 11,21% và đến năm 2013 tỷ trọng chiếm 24,6%.

Nhìn chung, cơ cấu ngành nông nghiệp Quảng Bình đã có sự chuyển dịch đúng hƣớng, chuyển dịch theo hƣớng CNH, HĐH và theo hƣớng sản xuất hàng hóa là chủ yếu, mang lại giá trị kinh tế cao và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn Quảng Bình nói riêng.

Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp thuần túy

Cơ cấu ngành nông nghiệp thuần túy của Quảng Bình đã chuyển dịch theo hƣớng: tỷ trọng trồng trọt trong nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng chăn nuôi tăng dần.

Nông nghiệp của Quảng Bình đã có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng trồng trọt từ 52,75% năm 2011 xuống 50,96% năm 2012 và 49,51% năm 2013, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi từ 46,19% năm 2011 lên 47,56 % năm 2012 và 48,68% năm 2013, ngành dịch vụ tăng từ 1,06 % năm 2011 lên 1,48% năm 2012 và 1,81% năm 2013. Tốc độ tăng giá trị sản xuất trong chăn nuôi đạt cao. Giá trị sản xuất theo giá thực tế năm 2013 đạt 2.830,9 tỷ đồng; tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 52,7%.

ĐVT: triệu đồng, %

Trồng trọt đƣợc xác định là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, mặc dù tỷ trọng và tốc độ tăng trƣởng của trồng trọt giảm dần, song quy mô ngành trồng trọt vẫn không ngừng tăng. Giá trị sản xuất của cây hàng năm năm 2013 so với năm 2005 tăng 206,7%, tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 3,52%; tƣơng ứng cây lâu năm là 398,7%, tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 6,81%. Điều đó thể hiện ngành trồng trọt Quảng Bình đang chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Với lợi thế vùng trung du, gò đồi nhiều, nhất là các xã phía Tây của tỉnh, trong thời kỳ từ năm 2006 đến nay, tỉnh Quảng Bình rất chú trọng phát triển kinh tế trang trại, tập trung khai thác ngày càng có hiệu quả một số cây trồng, nhƣ: cây ăn quả, cây hồ tiêu và cây cao su...Diện tích cây lâu năm tăng, đặc biệt cây cao su từ 2.077ha năm 2005 lên 6.150 ha năm 2008 và 16.893ha năm 2012. Đồng thời trong nội bộ ngành đã có chuyển dịch rõ nét theo hƣớng sản xuất hàng hóa và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

Chăn nuôi đã từng bƣớc chuyển từ tăng số lƣợng sang tăng chất lƣợng, giá trị; phát triển sản xuất theo hƣớng trang trại, gia trại, bán công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch và chiếm tỷ trọng ngày cang cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp (năm 2013 đạt 48,68%). Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng, đặc biệt chất lƣợng đàn tăng, năm 2013, tỷ lệ bò lai trên 32% tăng 15% so với năm 2010, lợn có máu ngoại trên 80%. Chăn nuôi các đối tƣợng có giá trị kinh tế cao, an toàn sinh học tiếp tục đƣợc đầu tƣ.

Bảng 3.5. Kết quả, cơ cấu và tốc độ phát triển ngành sản xuất nông nghiệp thuần túy Quảng Bình (2005-2013)

(Theo giá cố định 2005) Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu 2005 2008 2010 2013 2013/2005 (%) Tốc độ TT bình quân (%) 1. GO 386.414 635.750 1.009.206 1.127.937 291,9 5,23 - Trồng trọt 268.588 422.929 564.902 607.281 226,1 3,96 - Chăn nuôi 117.826 206.418 430.674 505.316 428,9 7,18 - Dịch vụ 0 6.403 13.629 15.340 299,7 7,10 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 - Trồng trọt 69,51 66,52 54,52 53,84 - Chăn nuôi 30,49 32,47 44,44 44,80 - Dịch vụ 0 1,01 1,04 1,36 2. VA 277.166 340.305 734.786 812.115 263,5 5,25 - Trồng trọt 206.569 235.956 417.013 431.170 182,6 3,57 - Chăn nuôi 70.597 101.045 309.929 358.774 513,6 8,05 - Dịch vụ 0 3.304 7.844 22.171 996,0 15,45 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 - Trồng trọt 74,53 69,34 63,76 53,09 - Chăn nuôi 25,47 29,69 35,31 44,18 - Dịch vụ 0 0,97 1,07 2,73

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2013)

Bảng 3.5 cho thấy: Sự biến động về tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt và chăn nuôi trong cơ cấu của ngành khối nông nghiệp là phù hợp. Tỷ trọng chăn nuôi tăng chậm thời kỳ 2005-2008 chỉ gần 2% từ 30,49% lên 32,47%; tỷ trọng trồng trọt giảm từ 69,51% xuống 66,52% vì giai đoạn này vấn đề an ninh lƣơng thực là quan trọng của quốc gia. Giai đoạn 2008 đến 2013 vấn đề an ninh lƣơng thực đƣợc

đảm bảo nên định hƣớng phát triển nông nghiệp sang những ngành có hiệu quả phù hợp với quy luật thị trƣờng. Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng nhanh từ 32,47% năm 2008 lên 44,80% năm 2013.

Giai đoạn từ năm 2005 - 2013, chăn nuôi đã có bƣớc chuyển dịch đáng kể, tuy nhiên vẫn chƣa tƣơng xứng với những tiềm năng, thế mạnh của Quảng Bình - một tỉnh có diện tích vùng gò đồi rộng lớn, số lƣợng trang trại nhiều, vấn đề thức ăn và công nghệ chăn nuôi đã có những bƣớc tiến khá, bên cạnh đó chủ trƣơng của tỉnh là phát triển và đƣa ngành chăn nuôi trở thành một ngành chính trong sản xuất nông nghiệp.

Dịch vụ nông nghiệp là lĩnh vực mới trong nông nghiệp với tỷ trọng khiêm tốn là 2,73% năm 2013, nhƣng đã có sự tăng dần về giá trị sản lƣợng. Đáng chú ý hơn là những năm trƣớc đây các hoạt động dịch vụ nông nghiệp chƣa hình thành rõ nét, nhƣng những năm gần đây đã có sự phát triển tạo ra những điều kiện mới cho sự phát triển của các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tạo ra sự phân công lao động mới hợp lý hơn, là một cơ sở quan trọng cho sự chuyển dịch cơ cấu trong nông thôn.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp

Ngành lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Quảng Bình, với các hoạt động chính là trồng mới, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng. Một số sản phẩm ngành lâm nghiệp nhƣ gỗ, song mây, sản phẩm qua chế biến, nhƣ: ván sàn, gỗ xẻ đã tham gia xuất khẩu đem lại hiệu quả khá. Nghiên cứu quá trình hoạt động lâm nghiệp, nhất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành lâm nghiệp những năm qua cho thấy, GO ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hƣớng giảm trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhất là những năm gần đây. Năm 2005 chiếm 19,08%, năm 2008 chiếm 10,48% và năm 2013 chiếm 9,90% GO nông nghiệp.

Trong nội bộ ngành lâm nghiệp cơ cấu sản xuất chủ yếu gồm 3 lĩnh vực hoạt động: trồng và chăm sóc rừng, khai thác rừng, hoạt động khác. Cơ cấu nội bộ ngành lâm nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tích cực, giảm dần tỷ trọng khai thác lâm sản, tăng tỷ

trọng trồng rừng và và các hoạt động khác. Việc trồng rừng trƣớc năm 2005 của Quảng Bình chủ yếu là phủ xanh đất trống đồi trọc, gia tăng độ che phủ, đến nay hầu nhƣ chuyển sang trồng rừng kinh tế đi đôi với trồng rừng phòng hộ. Cây trồng chủ yếu là keo, bạch đàn, cây dó trầm và một số cây bản địa khác nhƣ cây sao, dầu… Nhìn chung, trong những năm qua công tác trồng rừng đã mang lại hiệu quả kinh tế nhất định, tạo việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.

Bảng 3.6. Kết quả, cơ cấu và tốc độ phát triển sản xuất lâm nghiệp

Đơn vị tính: Triệu đồng, % Chỉ tiêu 2005 2008 2010 2013 2013/2005 (%) Tốc độ BQ(%) 1. GO 105.777 93.501 97.374 170.482 161,2 2,30 - Trồng rừng và chăm sóc 9.283 19.368 12.013 14.065 151,5 2,00 - Khai thác 96.494 66.005 80.583 143.904 149,1 1,92 - hoạt động khác 0 8.128 4.778 12.513 393,6 12,10 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 - Trồng rừng và chăm sóc 8,78 20,71 18,21 8,25 - Khai thác 91,22 70,59 78,56 84,41 - Hoạt động khác 0 8,70 3,23 7,34 2. VA 66.217 58.532 60.372 105.699 159,6 2,25 - Trồng rừng và chăm sóc 5.811 12.124 7.808 8.861 152,5 2,03 - Khai thác 60.406 41.320 49.961 88.933 147,2 1,86 - Hoạt động khác 0 5.088 2.602 7.905 397,3 12,18 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 - Trồng rừng và chăm sóc 8,78 20,72 18,21 8,38 - Khai thác 91,22 70,59 78,57 84,14 - Hoạt động khác 0,00 8,69 3,22 7,48

Sản lƣợng gỗ khai thác từ năm 2005 đến năm 2008 cơ bản ổn định trong phạm vi 45.000m3 vì trong thời gian nay chủ yếu khai thác gỗ tự nhiên theo kế hoạch trung ƣơng phân bổ. Từ năm 2009 đến nay sản lƣợng gỗ khai thác tăng nhanh từ 58.220m3 2009 lên 235.184 m3 trong đó khai thác gỗ rừng tự nhiên 10.684m3, gỗ rừng trồng 224.500m3. Nhƣ vậy sự chuyển dịch cơ cấu của ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 2005 đến 2013, mặc dù chƣa lớn nhƣng chất lƣợng chuyển dịch đã có những dấu hiệu rất tích cực, phù hợp với chủ trƣơng của tỉnh và của Nhà nƣớc.

Xét về tăng trƣởng bình quân mỗi năm GO lâm nghiệp tăng 2,3%, VA tăng 2,25%; điều đáng quan tâm là GO và VA của khai thác lâm nghiệp giảm và ổn định bình quân hàng năm là 1,92%, trong khi đó GO và VA trồng và chăm sóc rừng tăng bình quân 2% và hoạt động khác tăng 12,1%. Điều đó khẳng định việc đầu tƣ thời gian qua là đúng hƣớng và bắt đầu phát huy hiệu quả.

Nhìn chung, ngành lâm nghiệp trong thời gian đầu đổi mới đã đáp ứng nhiệm vụ khai thác gỗ cho Nhà nƣớc để khắc phục khó khăn kinh tế, hiện nay đang chuyển dần sang đầu tƣ trồng mới, chuyển hẳn từ khai thác rừng tự nhiên sang khai thác rừng sản xuất, phát triển rừng sản xuất cùng với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ ở mức độ hợp lý.

Tuy vậy, việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất và thực tế sử dụng đất giữa cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp (nhƣ cao su, sắn nguyên liệu, cây ăn quả) và chăn nuôi đại gia súc ở vùng gò đồi vẫn còn nhiều mâu thuẫn, cần phải tháo gỡ mới có thể tạo ra thế phát triển bền vững và hiệu quả.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản

Ngành thuỷ sản Quảng Bình bao gồm nuôi trồng, đánh bắt và dịch vụ thuỷ sản. Trƣớc năm 2008 hoạt động sản xuất thủy sản chủ yếu là khai thác tự nhiên và từ năm 2008 đến nay đã có xu hƣớng chuyển mạnh sang nuôi trồng thủy sản. GO ngành thuỷ sản tăng nhanh trong giai đoạn 2005 - 2013, nên tỷ trọng GO của ngành

thuỷ sản từ 11,21% năm 2005 tăng lên 24,6% năm 2013 và trở thành ngành có tốc độ tăng trƣởng bình quân cao nhất (9,57%) trong nông nghiệp.

Trong cơ cấu kinh tế ngành thuỷ sản thời kỳ 2005- 2013, tỷ trọng GO và VA của nuôi trồng thuỷ sản có xu hƣớng tăng lên, ngƣợc lại tỷ trọng đánh bắt giảm xuống đáng kể. Nuôi trồng thuỷ sản đã bắt đầu trở thành một nghề mới hấp dẫn thu hút nhiều hộ nông dân và hàng ngàn lao động tham gia góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng tích cực: Từ khai thác sông, đầm và sản xuất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản có giá trị và hiệu quả cao góp phần quan trọng đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu. Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm của GO và VA nuôi trồng thủy sản là 42,92%, trong khi khai thác chỉ đạt mức 7,09%. (Xem bảng 3.9). Rõ ràng cho thấy sau hơn 8 năm, cơ cấu ngành thuỷ sản của tỉnh đang chuyển dịch mạnh sang nuôi trồng với tốc độ phát triển cao.

Nhìn chung, diện tích nuôi trồng và sản lƣợng nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ này tăng nhanh chóng ở tất cả các hình thức. Diện tích nuôi trồng tăng từ 428 ha năm 2005 lên 4.685 ha năm 2013, sản lƣợng từ 432 tấn năm 2005 lên 9.985 tấn năm 2013. Nhƣ vậy, nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu và ngày càng hƣớng mạnh vào chiều sâu. Đã có nhiều hộ, mô hình làm giàu từ nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm. Trong đánh bắt thủy sản cũng đã có sự chuyển dịch lớn từ đánh bắt sông và vùng ven bờ chuyển sang đánh bắt xa bờ. Toàn tỉnh có 1.656 chiếc tàu > 20CV, trong đó trên 90 CV là 873 chiếc.

Bảng 3.7. Kết quả, cơ cấu và tốc độ phát triển sản xuất nội bộ ngành thủy sản (2005-2013) Đơn vị tính: Triệu đồng, % Chỉ tiêu 2005 2008 2010 2013 2013/2005 (%) Tốc độ TTBQ (%) 1. GO 62.142 218.500 338.300 423.674 681,8 9,57 - Khai thác 62.054 152.930 223.070 261.505 421,4 7,09 - Nuôi trồng 88 62.858 112.858 159.117 180.814,7 42,92 - Dịch vụ TS 0 2.712 2.372 3.052 428,7 12,90 Cơ cấu GO (%) 100 100 100 100 - Khai thác 99,85 69,99 65,94 61,72 - Nuôi trồng 0,15 28,77 33,36 37,56 - Dịch vụ TS 0 1,24 0,70 0,72 2. VA 39.460 138.747 214.820 264.373 670,0 9,48 - Khai thác 39.404 97.110 141.649 163.441 414,8 7,01 - Nuôi trồng 56 39.915 71.665 99.925 178.438,3 42,83 - Dịch vụ TS 0 1.722 1.506 1.006 222,7 6,90 Cơ cấu VA (%) 100 100 100 100 - Khai thác 99,86 69,99 65,94 61,82 - Nuôi trồng 0,14 28,77 33,36 61,14 - Dịch vụ TS 0,00 1,24 0,70 1,01

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2013)

Quảng Bình là một trong những tỉnh có tàu đăng ký tham gia đánh bắt vùng đánh cá chung lớn nhất trong cả nƣớc. Đây là xu thế rất quan trọng, phản ánh rõ nét chất lƣợng của tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản ở tỉnh Quảng Bình, tƣơng xứng là một ngành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp.

Hoạt động khai thác thủy sản Quảng Bình hiện nay vẫn là một thế mạnh, trong cơ cấu nội bộ ngành thủy sản thì ngành khai thác thủy sản mặc dù có xu hƣớng giảm do hoạt động nuôi trồng phát triển mạnh, nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. GO hoạt động khai thác vẫn tăng mạnh trong giai đoạn này (năm 2005 là 62.054 triệu đồng, năm 2013 là 261.505 triệu đồng) và tốc độ phát triển bình quân hàng năm vẫn ở mức cao (7,09%). Từ kết quả này cho thấy Quảng Bình đã phát huy đƣợc tiềm năng, lợi thế của một tỉnh có thế mạnh về phát triển kinh tế biển. Vì vậy bên cạnh phát triển nuôi trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình 001 (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)