Quy hoạch phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình 001 (Trang 63 - 67)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.2.1. Quy hoạch phát triển nông nghiệp

Mục tiêu của Quảng Bình: phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 7,6% (kế hoạch tăng từ 12-13%), trong đó nông lâm thủy sản tăng từ 4,5%-5%, xây dựng tăng từ 13-14%; công nghiệp 9,9% (kế hoạch từ 21-22%); dịch vụ 12 % (kế hoạch 12-12,5%). Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngƣ nghiệp 16,5%; công nghiệp - xây dựng 43%; dịch vụ chiếm 40,5% (kế hoạch: 16,5%; 43%; 40,5%); Dự ƣớc đến năm 2015 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới lên 27 xã. Giải quyết việc làm cho 3,2 vạn

lao động (kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm 3,0 - 3,2 vạn lao động); Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 3,5 - 4% (kế hoạch 3,5-4%); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55 - 60%, trong đó, qua đào tạo nghề đạt 35 - 40%.(kế hoạch: 55-60% và 35-40%); Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 3,5 - 4% (kế hoạch 3,5-4%); 100% xã, phƣờng, thị trấn hoàn thành phổ cập THCS (kế hoạch: 100%); 80 - 85% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (kế hoạch: 80-85%).

Để thực hiện các mục tiêu trên, cùng với việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Bình đã xây dựng 35 quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, lĩnh vực, trong đó có 8 quy hoạch tổng thể KT-XH, 16 quy hoạch ngành, 11 quy hoạch lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu. Kết quả, đã phê duyệt và công bố 6/6 Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH cấp huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 8 quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực y tế, giao thông – vận tải, bƣu chính viễn thông, công nghệ thông tin, du lịch, điện lực, trong đó Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Các quy hoạch đã góp phần quan trọng và là cơ sở để kế hoạch hóa đầu tƣ xây dựng, thu hút các nguồn lực đầu tƣ phát triển Kt-XH và phát triển bền vững trong quá trình CNH, HĐH.

Về quy hoạch và sử dụng đất đai trong nông nghiệp là cơ sở quan trọng để ngành nông nghiệp của tỉnh đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Tính đến năm 2013 Quảng Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 806.527 ha, trong đó: đất nông nghiệp là 82.579 ha, chiếm 10,24% diện tích đất tự nhiên ; đất lâm nghiệp là 634.770 ha chiếm 78,70% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất ở là 5.426 ha, chiếm 0,67% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất chuyên dùng là 49.088 ha, chiếm 6,09% diện tích đất tự nhiên và diện tích đất chƣa sử dụng còn lại 34.664 ha, chiếm 3,4 % diện tích đất tự nhiên (Xem hình 3.2).

Hình 3.2. Hiện trạng sử dụng đất ở Quảng Bình năm 2013

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2013 )

Theo thống kê hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2013 nhƣ sau: Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 806.527 ha, trong đó đất nông nghiệp 82.579 ha, chiếm 10,24% trên tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu ngƣời toàn tỉnh là 0,19 ha. Tổng diện tích đất theo đối tƣợng sử dụng là 0,93 ha. Tổng diện tích đất theo đối tƣợng sử dụng là 718.572 ha, chiếm tỷ lệ 89,1% so với tổng diện tích đất toàn tỉnh, trong đó: Hộ gia đình, cá nhân: 482.814 ha; chiếm tỷ lệ 59,8% so với tổng diện tích đất toàn tỉnh, 67,6% so với diện tích đất theo đối tƣợng sử dụng, trong đó số hộ gia đình, cá nhân: Sử dụng đất nông nghiệp 376.983 ha, chiếm tỷ lệ 78,1% so với tổng diện tích hộ gia đình cá nhân và chiếm 52,5% so với diện tích đất theo đối tƣợng sử dụng; Tổ chức trong nƣớc; Sử dụng đất phi nông nghiệp 105.831 ha, chiếm tỷ lệ 21,9% so với tổng diện tích hộ gia đình cá nhân và chiếm 14,7% so với diện tích đất theo đối tƣợng sử dụng; Tổ chức trong nƣớc; Các tổ chức trong nƣớc: 235.758 ha; chiếm tỷ lệ 29,2% so với tổng diện tích đất toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 32,8% so với diện tích đất theo đối tƣợng sử dụng; Đất lâm nghiệp 634.770 chiếm 78,70 % so với tổng diện tích tự nhiên; Đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản 4.685 ha, chiếm 0,58% tổng diện tích đất tự nhiên và 5,67% ; Đất ở

5.426 ha, chiếm 0,67 % tổng diện tích đất tự nhiên; Đất chuyên dùng 34.664 ha, chiếm 4,30% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Từ năm 2005 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã tham mƣu trình UBND tỉnh ra quyết định thu hồi diện tích là 2269,69 ha đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp để giải phóng mặt bằng, giao đất 269 công trình, dự án nhƣ xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp, lực lƣợng vũ trang nhân dân, hệ thống công trình giao thông, thủy lợi. Số lƣợng công trình và diện tích giao từ năm 2005 đến năm 2013 thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả giao đất cho các tổ chức từ năm 2005 – 2013

ĐVT: ha

Năm Số lƣợng

công trình Diện tích (ha)

2005 43 237,7 2008 45 272,0 2010 44 752,68 2011 83 383,7 2013 54 623,61 Tổng 269 2.269,69

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình năm 2013

Về mặt pháp lý, ngƣời dân có quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ để dồn điền đổi thửa nhằm tập trung đất canh tác, giúp nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng, tăng thêm diện tích canh tác và nâng cao cây trồng. Tuy nhiên, khó khăn rất lớn trong việc dồn điền, đổi thửa ở Quảng Bình là do: quy mô nông nghiệp nhỏ, mỗi gia đình đều đủ lao động để đảm đƣơng công việc; giá đất nông nghiệp thấp; công nghiệp và dịch vụ không thu hút hết lƣợng lao động dƣ thừa ở nông thôn, thậm chí, nhiều lao động thất nghiệp ở thành thị lại quay về làm nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ngày càng đƣợc nâng cao.

Cùng với việc chỉ đạo lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tỉnh Quảng Bình đã tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo

công tác quản lý đất đai ngày càng có hệ thống. Một số khu vực trọng điểm nhƣ: khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, khu công nghiệp cảng biển Hòn La, khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, khu công nghiệp Tiến Hóa, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, khu du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến, khu du lịch Bảo Ninh, khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng... đƣợc xây dựng quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng khu đô thị, quy hoạch xây dựng các điểm khu dân cƣ nông thôn, quy hoạch mạng lƣới hoạt động phục vụ cho sự phát triển của các ngành. Để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu quả, bảo đảm cập nhật những thay đổi về sử dụng đất làm cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn tiếp theo. Hàng năm, tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp thực hiện việc thống kê kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định.

Nhìn chung, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi đƣợc phê duyệt đều đƣợc tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, một số quy hoạch đã đƣợc phê duyệt nhƣng do điều kiện khó khăn về tài chính, hiện đang kêu gọi đầu tƣ nên triển khai chậm, thiếu đồng bộ, nhất là các quy hoạch xây dựng hoặc là cải tạo cơ sở hạ tầng khu vực đô thị. Các khu thƣơng mại, du lịch một số dự án đã đƣợc giới thiệu địa điểm đầu tƣ xây dựng nhƣng chậm tiến độ. UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các ngành địa phƣơng địa phƣơng xử lý nghiêm túc những khu vực đã đƣợc quy hoạch, giới thiệu địa điểm xây dựng nhƣng không lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất, để tiến hành thực hiện dự án với hình thức hủy bỏ các quyết định giới thiệu địa điểm xây dựng hết thời hạn để giới thiệu cho các đơn vị khác lập dự án đầu tƣ sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình 001 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)