Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình 001 (Trang 67 - 71)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.2.2. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp

Là tỉnh có 80% là địa bàn nông thôn với ngƣời dân sống chủ yếu bằng nghề nông, trong thời gian qua, thực hiện chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc trong việc chung tay xây dựng nông thôn mới, các doanh nghiệp trong tỉnh Quảng Bình bằng nhiều biện pháp phát huy hiệu quả tổ liên kết sản xuất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn và tổ chức nuôi, chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị… nhằm để chia sẻ lợi nhuận

cũng nhƣ rủi ro với ngƣời sản xuất, có đầu ra tốt, lợi nhuận ổn định, góp phần cho nông nghiệp, nông thôn phát triển. Nhà nƣớc khuyến khích nhân dân tăng gia sản xuất, giao đất giao rừng làm trang trại, chăn nuôi và trồng cây lâu năm. Trong năm 2013 tỉnh tiếp tục duy trì các hoạt động liên kết sản xuất từ các hợp tác xã nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất liên kết 04 nhà theo tiêu chuẩn GAP.

Trƣớc đây, cũng nhƣ các địa phƣơng khác ở Quảng Bình HTX là đơn vị sản xuất kinh doanh chính trong nông nghiệp. Mô hình tổ chức này đã trở nên không hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế của đất nƣớc, Quảng Bình đã đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp: Kinh tế tập thể với nhiều hình thức khác nhau đã đƣợc thành lập, cùng với các hộ gia đình và các loại hình kinh tế khác đã làm thay đổi bức tranh về sản xuất nông, lâm, thủy sản tại Quảng Bình.

Hợp tác xã: toàn tỉnh có 217 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 193 HTX hoạt động có hiệu quả, đạt tỷ lệ: 88,94%, những năm gần đây, việc sử dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất nông nghiệp đã đƣợc các hợp tác xã chú trọng. Đa số các hợp tác xã nông nghiệp phát huy đƣợc vai trò dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển, đáp ứng các khâu cơ bản của dịch vụ sản xuất nông nghiệp nông nghiệp nhƣ: dịch vụ tƣới tiêu, dịch vụ thủy lợi, nội đồng, giống cây trồng, làm đất, thu hoạch; các hợp tác xã đã tích cực hƣớng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện cho hộ xã viên sản xuất theo quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đƣa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Một số hợp tác xã còn mở ra hƣớng dịch vụ, kinh doanh tổng hợp.

Tổ hợp tác: toàn tỉnh có 139 tổ hợp tác, trong đó có 124 tổ hoạt động có hiệu quả, đạt tỷ lệ: 89,21% chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: nông, lâm, ngƣ nghiệp, tiểu thủ công nghiệp..., phần lớn tổ hợp tác góp phần hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, giúp các hộ gia đình tƣơng trợ lẫn nhau về kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ vốn, cung cấp thông tin và tiêu thụ sản phẩm. Tổ hợp tác đã tạo việc làm và thu nhập cho một số bộ phận lao động ở nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế trên địa bàn phát triển.

Kinh tế hộ phát triển theo hƣớng mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề, góp phần chủ yếu tạo tăng trƣởng nông nghiệp, thu nhập cho nông dân. Tỷ lệ hộ khá và giàu khu vực nông nghiệp đang tăng lên, số hộ nghèo giảm nhiều, trung bình từ 2 - 3%/năm thông qua các chƣơng trình hỗ trợ việc làm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong khu vực nông thôn, tỷ lệ số hộ làng nghề, có nghề của tỉnh thƣờng cao hơn lao động nông nghiệp từ 3 - 4 lần.

Kinh tế trang trại phát triển nhanh về số lƣợng, góp phần giải quyết việc làm , tăng sản lƣợng hàng hóa phục vụ nguyên liệu chế biến, xuất khẩu, dần khẳng định là mô hình sản xuất hàng hóa có hiệu quả. Đến thời điểm 31/12/2013 toàn tỉnh đã có 1.643 trang trại, tăng 85 trang trại so với năm 2011 là 1.558 trang trại, trong đó 835 trang trại trồng trọt, 178 trang trại chăn nuôi, 257 trang trại lâm nghiệp, 206 trang trại thủy sản, 167 trang trại tổng hợp. Các trang trại sử dụng 9.932 ha diện tích đất nông nghiệp, trung bình mỗi trang trại sử dụng 6,04 ha đất. Các trang trại giải quyết việc làm thƣờng xuyên cho khoảng 3.738 lao động. Tuy nhiên, kinh tế trang trại chƣa tƣơng ứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, trang trại hình thành và phát triển vẫn còn mang tính tự phát, năng lực quản lý, tiếp nhận và ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Nhiều trang trại thiếu vốn đầu tƣ sản xuất; chƣa có sự hợp tác, liên hiệp thành một hiệp hội để hỗ trợ, giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh tinh đến ngày 31/8/2014, toàn tỉnh có 131 hợp tác xã nông , lâm nghiệp và thủy sản (126 hợp tác xã nông, lâm nghiệp; 05 hợp tác xã thủy sản), giảm 14 hợp tác xã so với năm 2011, số hợp tác xã đã giải thể và chờ giải thể 23 hợp tác xã, số hợp tác xã thành lập mới 09 hợp tác xã. Trong đó: huyện Lệ Thủy 63 hợp tác xã; huyện Quảng Ninh 29 hợp tác xã; huyện Quảng Trạch 03 hợp tác xã; huyện Bố Trạch 03 hợp tác xã; thị xã Ba Đồn 15 hợp tác xã; thành phố Đồng Hới 12 hợp tác xã; huyện Tuyên Hóa 03 hợp tác xã và huyện Minh Hóa 03 hợp tác xã:

Doanh nghiệp nông nghiệp tiếp tục được đổi mới và phát triển với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Toàn tỉnh có 96 doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản vừa và nhỏ kinh doanh trên địa bàn nông thôn. Đây là một trong những thành phần góp

phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển; tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn hoạt động trên 500 triệu đồng. Việc chuyển đổi các doanh nghiệp nông nghiệp đang đƣợc triển khai tích cực. Đến nay đã có 06 doanh nghiệp, trong đó có 03 doanh nghiệp đƣợc chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Từ khi chuyển đổi, hiệu quả sản xuất và dịch vụ của các doanh nghiệp tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên đƣợc tăng lên, chế độ của ngƣời lao động đƣợc đảm bảo và giải quyết kịp thời.

Bảng 3.3: Tổng hợp hiện trạng các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp năm 2013

ĐVT: % SL % SL % 141 217 193 88,94 139 124 89,21 1 Lệ Thuỷ 26 82 78 95,12 0 0 0,00 2 Quảng Ninh 14 46 46 100,00 0 0 0,00 3 Đồng Hới 6 6 6 100,00 7 7 100,00 4 Bố Trạch 28 44 36 81,82 9 8 88,89 5 Quảng Trạch 33 24 17 70,83 112 106 94,64 6 Tuyên Hóa 19 7 7 100,00 0 0 0,00 7 Minh Hoá 15 8 3 37,50 11 3 27,27 Toàn tỉnh Tổng số xã Huyện, thành phố TT Số lượng Ghi chú HTX Trong đó Số HTX

hoạt động có hiệu quả Số lượng THT

Trong đó số THT hoạt động có hiệu

(Nguồn: Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình)

Qua bảng 3.3. Tổng hợp hiện trạng các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp năm 2013, cho thấy số lƣợng HTX ở tỉnh Quảng Bình là 217 HTX, trong đó số HTX hoạt động có hiệu quả là 193, chiếm 88,94%; trong khi đó THT chỉ có 139 với số THT hoạt động có hiệu quá là124 chiếm 89,21% trên tổng số 141 xã trong toàn tỉnh. Điển hình nhất là huyện Lệ Thủy với số lƣợng HTX nhiều nhất là 82, số HTX hoạt động có hiệu qua 78 chiếm 95,12 %. Nhƣ vậy có thể nói huyện Lệ Thủy là huyện đi đầu về mô hình HTX; Đối với mô hình THT thì huyện Quảng Trạch là

huyện chiếm ƣu thế nhất với số lƣợng 112, số THT hoạt động có hiệu quả là 106, chiếm 94,64%. Nhƣ vậy qua số liệu trên có thể nhận thấy rằng 02 huyện này áp dụng mô hình sản xuất HTX, THT có hiệu quả.

Xã viên HTX chủ yếu là đại diện hộ gia đình. Trong 217 hợp tác xã có 72.231 xã viên (bình quân 333 xã viên/ hợp tác xã); lao động thƣờng xuyên trong hợp tác xã là 2.108 ngƣời (bình quân 10 lao động/hợp tác xã); thu nhập bình quân lao động thƣờng xuyên trong hợp tác xã là 9,6 triệu đồng/năm, không tăng so với năm 2010.

Tổ viên HTX có 1.350 ngƣời, bình quân 10 ngƣời/tổ hợp tác; số lao động thƣờng xuyên 4.813 ngƣời (bình quân 35 ngƣời/tổ hợp tác); thu nhập bình quân lao động làm việc thƣờng xuyên trong tổ hợp tác là 25 triệu đồng/năm.

Nhìn chung các HTX và tổ hợp tác hoạt động đúng Luật, tạo sự liên kết hợp tác sản xuất trong nông nghiệp; một số hợp tác xã đã vƣơn lên tổ chức sản xuất kinh doanh theo xu hƣớng sản xuất kinh doanh tổng hợp, gắn với dịch vụ phục vụ lợi ích cho xã viên. Nhiều hợp tác xã chủ động chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chú trọng ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, từng bƣớc cải tạo tập quán sản xuất cũ, hƣớng vào thị trƣờng; mạnh dạn đầu tƣ vốn sản xuất, kinh doanh, mở rộng các mô hình sản xuất theo kiểu trang trại, sản xuất chuyên canh và nâng cao chất lƣợng dịch vụ, góp phần tạo việc làm, tham gia hỗ trợ các hoạt động an sinh xã hội, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tấng và phát triển bền vững ở nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình 001 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)