Phát triển nông nghiệp gắn với khai thác, sử dụng tài nguyên thiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình 001 (Trang 86 - 89)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.2.5. Phát triển nông nghiệp gắn với khai thác, sử dụng tài nguyên thiên

hợp lý và bảo vệ môi trường

Đẩy mạnh công tác bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên là một trong những vấn đề của nội dung Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng mà Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng khóa XI thảo luận.

Do đất đai là thành phần quan trọng của môi trƣờng sống, địa bàn phân bổ dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa và xã hội; năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng đất đai; Do tốc độ phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Bình tăng nhanh nên Quảng Bình đã chủ động lập điều chỉnh quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất và đã đƣợc Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 02/1998/QĐ- TTg ngày 06/1/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Đất nông nghiệp tính đến năm 2013 hầu hết các chỉ tiêu vẫn bảo đảm kế hoạch, việc chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp chƣa thực hiện hết là do các công trình, dự án tại thời điểm này đang thực hiện hoặc chƣa triển khai thực hiện. Đất ở thực hiện vƣợt chỉ tiêu quy hoạch do việc triển khai cấp giấy chứng nhận QSDĐ, hợp thức giấy chứng nhận QSDĐ đƣợc triển khai trên toàn tỉnh, việc quy hoạch đất giãn dân, đất dịch vụ và hình thành các dự án đô thị trên địa bàn tỉnh. Việc quản lý và sử dụng đất đai, diện tích đất đai đƣợc bố trí sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất và nhu cầu của thị trƣờng đã giúp Quảng Bình vừa nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích và vừa giữ gìn, bảo vệ độ phì của đất đã góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế chính trị, xã hội.

Với các nguồn nƣớc trên địa bàn tỉnh khá phong phú song phân bố không đều theo không gian và thời gian, do vậy vào mùa khô vẫn có nơi, có thời điểm bị thiếu nƣớc do vậy, để khai thác hiệu quả các nguồn nƣớc cho phát triển kinh tế và dân sinh, Quảng Bình đã triển khai xây dựng các công trình điều tiết nƣớc mặt và khai thác hợp lý nguồn nƣớc ngầm. Các công trình phục vụ tƣới, tiêu, hệ thống đê điều đƣợc xây dựng, tu bổ thƣờng xuyên. Chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn đã hoàn thành đƣa vào sử dụng các công trình cấp nƣớc tập trung ở một số xã; Đầu tƣ xây dựng 16 công trình cấp nƣớc sinh hoạt tập trung cho công đồng dân cƣ các thôn, bản vùng dân số thiểu số.

Sự lạm dụng các loại đầu vào có nguồn gốc hóa học nhƣ phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các vật tƣ thiết bị nhƣ nilon, chất dẻo càng đƣợc dùng ở mức cao đã làm giảm khả năng vốn có của hệ sinh thái nông nghiệp, diệt trừ các sinh vật có lợi và làm tăng nguy cơ phá hoại của dịch hại nông nghiệp, ô nhiễm đất đai, nguồn nƣớc, không khí, tạo nên dƣ lƣợng cao về các sản phẩm hóa học tồn đọng trong sản phẩm

không có lợi cho sức khỏe con ngƣời. Những tiến bộ về thâm canh tăng năng suất cây trồng đã dẫn tới tình trạng lạm dụng phân hóa học và các chất độc trừ sâu bệnh, trừ cỏ đã làm hỏng cấu tƣợng và nhiễm độc đất, làm ô nhiễm môi trƣờng và ô nhiễm nguồn nƣớc. Tình trạng triển khai thu gom, xử lý nƣớc thải sinh hoạt còn nhiều hạn chế, nƣớc sinh hoạt và hoạt động chăn nuôi chỉ một phần nhỏ đƣợc thu gom.

Nhìn chung, tài nguyên thiên nhiên của Quảng Bình khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp cơ bản hợp lý và hƣớng tới sự bền vững, đặc biệt là tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc. Do đất đai là thành phần quan trọng của môi trƣờng sống, địa bàn phân bố dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa và xã hội. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng đất đai. Việc quản lý và sử dụng tốt đất đai diện tích đất đai đều đƣợc bố trí sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất và nhu cầu của thị trƣờng để vừa nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích và vừa giữ gìn, bảo vệ độ phì của đấtđã góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội. Chính sách đất đai đúng đắn tác dụng quyết định đến sự thành công của các chính sách kinh tế khác. Từ đó, ngƣời sử dụng đất bảo vệ đất đai và quản lý đất đai theo đúng luật.

Dọc theo bờ biển, hàng vạn ngƣời dân sinh sống với nghề chính là khai thác và chế biến thủy sản. Nhiều làng biển ở Quảng Bình đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do rác và nƣớc thải từ các cơ sở chế biến thủy sản gây nên. Trƣớc đây, có một hộ dân đứng ra thu gom rác thải, nhƣng do thu tiền của dân mà làm không đến nơi đến chốn nên không nhận đƣợc sự đồng tình của dân cƣ nông thôn. Do không có bãi chứa rác cho nên ngƣời dân xả rác một cách tùy tiện. Mùa mƣa, rác trôi ra biển, sau đó sóng biển lại đẩy trả rác vào khu dân cƣ.

Quảng Bình có năm cửa sông, trong đó ở hai cửa sông chính có cảng cá Nhật Lệ và cảng cá sông Gianh. Mỗi ngày, hằng trăm lƣợt tàu, thuyền ra vào cảng cá đã thải ra sông, biển hàng nghìn tấn chất thải sinh hoạt, nhiên liệu, cặn dầu, nƣớc rửa

tàu lẫn chất thải rắn và các chất tẩy rửa. Các chủ tàu thƣờng đổ tất cả cặn bã, tạp chất ra biển sau khi làm vệ sinh trên tàu.

Do môi trƣờng ô nhiễm nặng, thời gian qua dịch sốt xuất huyết xảy ra ở nhiều xã vùng biển nhƣ Nhân Trạch, Hải Trạch. Sau vài ngày tập trung làm sạch môi trƣờng, dịch bệnh tạm lắng, tình trạng ô nhiễm quay trở lại do thói quen sinh hoạt thiếu ý thức của ngƣời dân. Dọc bờ biển, chung quanh các khu dân cƣ lại tràn ngập rác thải. Trong khi việc xử lý rác để hạn chế ô nhiễm môi trƣờng của chính quyền các địa phƣơng chƣa đƣợc quan tâm. Cả một xã với 7.080 nhân khẩu nhƣ Ðức Trạch mà đến nay vẫn chƣa có bãi tập kết rác và đội thu gom rác là một thí dụ. Ðức Trạch là xã dẫn đầu huyện Bố Trạch về phát triển kinh tế biển, đời sống nhân dân khá cao.

Trƣớc thực trạng nói trên, các ngành chức năng tỉnh Quảng Bình đang có các biện pháp chấn chỉnh để bảo vệ môi trƣờng, tạo lập thói quen và nâng cao ý thức ngƣời dân trong việc giữ gìn môi trƣờng. Bảo vệ môi trƣờng là bảo vệ cuộc sống của chính ngƣời dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình 001 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)