1.6 Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và kinh nghiệm cho
1.6.2 Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới
Trong lĩnh vực ngân hàng, ở nhiều quốc gia trên thế giới, làn sóng sáp nhập ngân hàng đã diễn ra mạnh mẽ hơn một thập kỷ nay. Tại các quốc gia phát triển, các ngân hàng ở những quốc gia này đã phát triển đến mức bão hòa với quy luật lợi nhuận giảm dần nên doanh thu, lợi nhuận cũng giảm do đó chúng đã sáp nhập, hợp nhất và mua lại lẫn nhau nhằm cắt giảm chi phí, mở rộng mạng lưới hoạt động, bổ sung, đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường quy mô kinh doanh cũng như lợi thế cạnh tranh đáp ứng với xu thế phát triển của nền kinh tế khu vực hoá và quốc tế hoá; tối đa hoá tài sản của cổ đông (tăng giá trị cổ phiếu) hay tăng cường lợi ích của các khoản thu nhập sau khi sáp nhập; tối đa hoá lợi ích của nhà quản lý. Ngoài ra, động cơ giải cứu các ngân hàng sụp đổ thường được các ngân hàng trung ương và các cơ quan pháp luật các nước khuyến khích. Lý do đây là phương pháp để bảo vệ khoản dự trữ bảo hiểm tiền gửi và tránh cho việc phục vụ khách hàng bị gián đoạn khi ngân hàng có nguy cơ phá sản.
Hình 1.3: Số lƣợng và giá trị các thƣơng vụ M&A trên thế giới từ 1995-2011
Hiện nay, việc hợp nhất, sáp nhập, mua lại các ngân hàng là hiện tượng phổ biến ở các nước mà điển hình nhất là hệ thống ngân hàng Mỹ. Năm 1985, nước Mỹ có 14.000 ngân hàng thì 10 năm sau chỉ còn 11.500 ngân hàng. Sau cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Hoa Kỳ nổ ra vào giữa năm 2007, hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới xảy ra với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Chỉ tính trong vòng ba năm từ 2008 đến 2010, Mỹ đã diễn ra 308 ngân hàng mua bán, sáp nhập. Trong 5 năm tới, Mỹ tuyên bố cắt tiếp 800 ngân hàng nữa.
Tại các nước đang phát triển hoặc chuyển đổi, hệ thống ngân hàng hầu như còn rất non trẻ, nên qui mô không lớn, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều, sản phẩm còn nghèo nàn, luật lệ kinh doanh chưa rõ ràng, đầy đủ nên lý do dẫn đến việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng ở các nước chủ yếu là do chính phủ muốn sắp xếp, củng cố hệ thống ngân hàng nhằm tăng cường qui mô vốn, an toàn trong kinh doanh ngân hàng như các nước Nga, Bungari, các nước Đông Nam Á sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997.
Một khảo cứu của công ty tư vấn McKinsey cho thấy 25% thương vụ M&A trên thế giới đạt được mục tiêu đề ra, 15% cho kết quả không tốt và 60% diễn biến không rõ ràng và trong những giao dịch M&A thành công, chỉ có 26% là đem lại lợi ích (tính bằng doanh thu và thị phần) cho bên mua. Ở Châu Úc, trong số 100 giao dịch M&A thì có tới 34% làm tăng giá trị cổ đông, 32% làm giảm giá trị cổ đông, 34% không làm thay đổi giá trị. Riêng ở Mỹ, theo số liệu thống kê chỉ có 15% các vụ M&A trong lĩnh vực tài chính là thành công. Ở Châu Âu, đối với các vụ sáp nhập từ 500 triệu đô la Mỹ trở lên thì hơn một nửa làm giảm giá trị các cổ đông, 17% làm tăng giá trị và 30% không ảnh hưởng gì.
Những nhân tố thường gặp làm cho giao dịch M&A thất bại trên thực tế là:
- Những mong đợi không thực tế;
- Kế hoạch M&A vội vàng, không phù hợp;
- Sự suy kém trong quản lý và điều hành công ty mới;
- Sự khác nhau về văn hóa giữa các chủ thể trong quá trình hợp nhất; - Sự phản ứng của các công ty bị thâu tóm;
- Sự kiệt quệ về tài chính sau M&A do giá mua lại của công ty mục tiêu quá cao; - Công ty không đủ khả năng quản trị và thực hiện những thay đổi sau hoạt động M&A;
- Các hệ thống Marketing không hòa hợp làm mất hệ thống khách hàng.
Những nhân tố thường gặp tạo nên giao dịch M&A thành công là:
- Kế hoạch M&A phù hợp và được lên một cách chi tiết, kỹ càng; - Mức giá hợp lý;
- Năng lực của độ ngũ lãnh đạo điều hành công việc sau M&A; - Những kế hoạch cụ thể đối với các vấn đề hậu M&A;
- Sự hiểu biết của nhân viên về mục đích và kết quả của cuộc sáp nhập, mua lại góp phần vào việc thống nhất hai tổ chức.