Kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay - trường hợp của 3 Ngân hàng Đệ Nhất - Tín Nghĩa - Sài Gòn (Trang 42 - 45)

1.6 Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và kinh nghiệm cho

1.6.3 Kinh nghiệm cho Việt Nam

Có thể thấy rằng hoạt động M&A là một xu thế phát triển mang tính tất yếu khách quan đòi hỏi các doanh nghiệp, ngân hàng cần nghiên cứu để thích ứng và xem đây như là một trong những giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

Có rất nhiều nguyên nhân của sự thất bại trong các giao dịch M&A như trên. Đây có thể là những vấn đề phát sinh trước, trong và sau khi kết thúc thương vụ M&A và đó cũng chính là những kinh nghiệm quý báu cho các bên tham gia.

Những vấn đề trong giai đoạn trước và trong khi tiến hành thương vụ M&A thường là do hai bên mua bán không tìm hiểu kỹ đối tác của mình, việc thẩm định về tài chính và pháp lý không thấu đáo nên không thể phát hiện được các rủi ro tiềm ẩn bên trong; hoặc là có tìm hiểu nhưng do phương pháp thẩm định không phù hợp dẫn tới việc mua bán không đúng giá trị… Hay nói cách khác họ đã chọn nhầm đối tượng để có thể mang lại lợi ích cho họ sau thương vụ M&A.

Tuy nhiên, nếu họ đã chọn đúng đối tác nhưng trong quá trình đàm phán hai bên đã không lưu ý đến một số vấn đề rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn về sau như: việc hợp nhất hệ thống thông tin (khách hàng, đặc tính của khách hàng, thị trường…), một số vấn đề nhân sự, chiến lược phát triển chung và phát triển dài hạn… Kết quả là không có được sự nhất trí đồng tình trong công việc chung, tất yếu cũng sẽ dẫn đến những mâu thuẫn về các quyền lợi và định hướng phát triển về sau.

Đồng thời trong quá trình thực hiện M&A, sự phân công người có thẩm quyền phụ trách thương vụ, các công việc phải thực hiện không được sắp xếp hợp lý và điều phối nhịp nhàng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành bại của thương vụ M&A.

Không những vậy, cho dù một thương vụ M&A được tiến hành thành công, những vấn đề hậu sáp nhập lại có thể dẫn tới những kết quả không mong muốn. Những vấn đề đó là văn hóa hai doanh nghiệp không phù hợp, hai bên không nhiệt tình hợp tác; kỹ năng, thế mạnh của các bên không được chuyển giao đầy đủ, sự yếu kém trong quản lý và điều hành doanh nghiệp mới; tập trung vào vấn đề điều hành tổ chức mà không chú trọng đến công việc kinh doanh (động cơ về quyền lực hơn là về kinh tế)…Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và nguồn thu nhập của họ.

Các kinh nghiệm dẫn đến sự thành công của giao dịch M&A chính là tầm nhìn xa trông rộng của các nhà quản trị, họ đã cùng nhau bàn thảo một cách cụ thể, hợp lý về tất cả các vấn đề có liên quản đến thương vụ, về quyền lợi của hai bên. Đồng thời các vấn đề “hậu M&A” cũng được giải quyết tốt, sử dụng nguồn nhân lực một cách tối ưu… đã mang lại kết quả tốt đẹp cho thương vụ của họ.

Tuy nhiên, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp thì Nhà nước cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng giúp cho thị trường M&A ngày càng phát triển theo hướng tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Hoặc cũng có thể vì cơ chế chính sách của Nhà nước mà hoạt động M&A bị cản trở chứ không chỉ do nội tại bên trong các chủ thể tham gia. Các cơ quan quản lý Nhà nước ta cũng cần học hỏi các kinh nghiệm đó.

Một ví dụ là hầu hết các nền kinh tế phát triển đều có Luật chống độc quyền, trong đó Mỹ và nhiều nước hiện nay ở Châu Âu quy định những giao dịch làm thay

đổi sở hữu ngân hàng từ 5% trở lên đều phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh của nước đó. Điều này chứng tỏ họ có cơ chế theo dõi chặt chẽ những động thái có nguy cơ làm suy giảm tính cạnh tranh của thị trường.

Do đó các cơ quan chức năng cần tiếp cận sâu rộng hơn luật của các quốc gia có bề dày về hoạt động M&A để xây dựng một nền tảng pháp lý cơ bản thống nhất điều chỉnh hoạt động của tập đoàn kinh tế nói chung và tập đoàn tài chính- ngân hàng nói riêng, hoạt động M&A đặc thù đối với ngành ngân hàng.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý hơn đến các tổ chức tư vấn. Các tổ chức tư vấn này cần được tạo điều kiện có đầy đủ thông tin để có hệ thống cảnh báo sớm đối với các thương vụ M&A và hệ thống này nếu hoạt động có hiệu quả chắc chắn sẽ đưa đến thành công của các vụ M&A trong các lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng.

Kết luận chương 1:

Chương 1 giới thiệu tổng quát về hoạt động mua bán – sáp nhập doanh nghiệp thông qua các khái niệm, những loại hình cơ bản, quy trình thực hiện được trình bày chi tiết từ lúc bắt đầu có ý định cho đến khi kết thúc, một số vấn đề hậu M&A thường gặp cần quan tâm; đồng thời nêu lên các tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động M&A tác động đến doanh nghiệp thực hiện cũng như tác động lên nền kinh tế đất nước. Qua chương này, lịch sử hình thành và quá trình phát triển của hoạt động M&A trên thế giới, tình hình M&A trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới cũng được tái hiện một cách khái quát, từ đó rút ra một số bài học quý báu cho hoạt động M&A ở Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM – TRƢỜNG HỢP 3 NGÂN HÀNG

ĐỆ NHẤT – TÍN NGHĨA – SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay - trường hợp của 3 Ngân hàng Đệ Nhất - Tín Nghĩa - Sài Gòn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)