2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Thứ nhất, Các hình thức huy động vốn rất phong phú, đa dạng, vừa giúp KH gửi tiền có nhiều sự lựa chọn, qua đó tối đa hóa lợi ích của KH
Các hình thức huy động vốn của Techcombank triển khai đa dạng cả ở hình thức tiền gửi thanh toán lẫn tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức và tiền gửi tiết kiệm, trong đó hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm là đa dạng nhất. Bên
cạnh đó, NH còn tăng cƣờng triển khai các sản phẩm dịch vụ NH điện tử, đây là hình thức dịch vụ mới tiện ích cao và với việc triển khai các sản phẩm này đã giúp Techcombank tăng tính cạnh tranh trong huy động nguồn vốn.
Thứ hai, Triển khai thành công hoạt động mua bán vốn nội bộ thay thế cho việc điều chuyển vốn nội bộ, qua đó giúp NH tăng cƣờng huy động vốn tại những Chi nhánh có lợi thế về nguồn vốn huy động dồi dào trong dân cƣ và tổ chức, qua đó giúp cân đối vốn huy động một cách có hiệu quả trong toàn bộ hệ thống.
Thứ ba, Công tác quản trị rủi ro lãi suất đƣợc NH đề cao trên cơ sở xác định và tuân thủ các khe hở kỳ hạn, dự kiến tƣơng dối chính xác mức độ rủi ro của các phƣơng án huy động nguồn và qua đó đề ra các giải pháp quản trị rủi ro lãi suất hợp lý, từ đó nâng cao hơn nữa công tác huy động vốn trong toàn hệ thống.
Thứ tƣ, Cơ cấu vốn huy động ngày càng đƣợc cải thiện tích cực
Sự cải thiện này đƣợc thể hiện cả về cơ cấu sản phẩm huy động, cơ cấu thị trƣờng và cơ cấu kỳ hạn.
Về cơ cấu sản phẩm huy động thì tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và tiền gửi thanh toán có xu hƣớng ngày càng tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng, đặc biêt là bộ phận tiền gửi tiết kiệm của cá nhân. Sự chênh lệch đáng kẻ giữa kỳ hạn danh nghĩa và kỳ hạn thực tế của loại tiền gửi này luôn giúp NH có thể sử dụng tối ƣu nguồn tiền huy động này cho các mục tiêu sinh lời của NH.
Về cơ cấu vốn huy động theo thị trƣờng: Huy động trên thị trƣờng 1 chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong khi vốn huy động từ thị trƣờng 2 tỷ trọng ngày càng giảm xuông, điều này cho thấy rằng huy động vốn trên thị trƣờng 1 căn bản đã đáp ứng tốt nhu cầu thanh khoản của NH, tạo tiền đề để NH chủ động hơn trong các quyết định về cơ cấu tài sản có lợi trong kinh doanh của NH.
Về cơ cấu kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn có sự sụt giảm dần về tỷ trọng, tuy không lớn, song điều này ít nhiều cung tác động đến các hoạt động đầu tƣ sinh lợi của NH, tuy vậy, do tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi suất rất thấp nên bộ phận tiền gửi này về nguyên tắc đem lại hiệu quả cao nhất cho NH nếu nhƣ công tác kế hoạch hóa nguồn vốn của NH đƣợc thực hiện nghiêm túc.
Thứ năm, Công tác huy động nguồn đƣợc chú trọng đúng mức nên bảo đảm đáp ứng tốt cho các hoạt động kinh doanh của NH.
Bảng 2.7 cho thấy nguồn vốn huy đọng của NH luôn vƣợt khá nhiều so với sử dụng vốn của NH trong giai đoạn khảo sát.
Thứ sáu, Chi phí huy đọng vốn ngày càng giảm xuống
Bảng 2.8 cho thấy rằng chi phí huy động vốn của Nhgiảm ratá nhanh trong giai đoạn 2011-2013, tuy đây không phải là tình trạng riêng có của Techcombank, mà là thực trạng chung của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này, tuy vậy, vãn phải nhìn nhận những nỗ lực của NH trong việc tiết giảm chi phí huy động nguồn, một biện pháp nhằm nâng cao công tác huy động vốn của Techcombank.
Thứ bảy, Tỷ suất lợi nhuận huy động vốn ngày càng tăng
Bảng 2.10 cho thấy tỷ suất lợi nhuận huy động vốn của Techcombank ngày càng tăng lên, đây là kết quả của việc tiết giảm chi phí huy động nguồn của NH.