Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần techcombank MC LC (Trang 48 - 56)

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

2.1.3. Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính

2.1.3.1. Huy động vốn

Vốn luôn là yếu tố đầu vào mang tính chất quyết định trong hoạt động kinh doanh cũng nhƣ an toàn thanh khoản của các NHTM và để phát triển hoạt động kinh doanh luôn đòi hỏi các NHTM phải đẩy mạnh công tác huy động vốn.

Hình 2.2 cho thấy diễn biến tình hình huy động vốn của Techcombank qua các năm 2011-2013. 125,000 130,000 135,000 140,000 145,000 150,000 155,000 2011 2012 2013

Hình 2.2. Diễn biến tình hình huy động vốn của Techcombank giai đoạn 2011-2013

Hình 2.2 cho thấy: Tốc độ tăng trƣởng huy động nguồn vốn của Techcombank trong giai đoạn 2011-2013 rất thiếu ổn định. Cụ thể: Nếu nhƣ năm 2012 huy động nguồn đạt tới 150.632 tỷ đồng, tăng 10,13% so với tổng nguồn vốn huy động của năm 2011, thì năm 2013, huy động vốn sụt giảm khá mạnh, tới 10,24% so qui mô huy động của năm 2012 (đạt 135.203 tỷ đồng).

Bảng 2.1. So sánh huy động vốn giữa Techcombank và một số NHTMCP giai đoạn 2011-2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Quy mô (tỷ đồng) Quy mô (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Quy mô (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Techcombank 136.781 150.632 10,13 135.203 -10,24 Sacombank 111.513 123.753 10,98 140.770 13,75 ACB 185.637 140.700 -24,21 151.000 7,32 VIB 57.489 40.062 -30,31 43.239 7,93

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank, Sacombank, ACB, VIB) Bảng 2.1 cho thấy rằng diễn biến hoạt động huy động vốn của Techcombank khá ngƣợc chiều so với một số NHTMCP khác đƣợc so sánh trong cùng giai đoạn. Cụ thể: Nếu nhƣ ACB, VIB huy động nguồn có sự sụt giảm rất mạnh trong năm 2012 (ACB sụt giảm tới 24,21% thậm chí VIB sụt giảm tới 30,31%) thì ngƣợc lại Techcombank và Sacombank vẫn duy trì tốc độ tăng trƣởng huy động vốn khá ấn tƣợng, đạt tới 10,13% đối với Techcombank và 10,98% đối với Sacombank. Nhƣng sang năm 2013, trong khi cả 3 NHTMCP là Sacombank, ACB và VIB đều có sự tăng trƣởng huy động vốn, ấn tƣợng nhất là Sacombank (tới 13,75%), còn các NH khác cũng xấp xỉ 8% thì Techcombank lại có sự sụt giảm rất mạnh, tới 10,24%. Một thực tế là huy động nguồn vốn luôn phải phù hợp với sử dụng vốn, nên sự sụt giảm mạnh trong huy

động nguồn của Techcombank cho thấy rằng so với các NHTMCP khác thì Techcombank đang gặp những khó khăn lớn trong “đầu ra”.

Thực tế là chi phí huy động vốn trong giai đoạn trƣớc năm 2012 thƣờng khá cao do mặt bằng lãi suất thị trƣờng trong giai đoạn này khá cao. Nhƣng bắt đầu từ giữa năm 2012 đến hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động vốn giảm khá mạnh. Việc Techcombank vẫn duy trì tốc độ tăng trƣởng huy động nguồn khá cao trong suốt năm 2012 trong khi nhiều NHTM khác giảm mạnh trong huy động nguồn, điều này cho thấy rằng chi phí huy động nguồn bình quân của Techcombank sẽ cao hơn nếu so với các NHTM khác. Việc tăng mạnh huy động nguồn với lãi suất cao trong khi lãi suất thị trƣờng giảm nhanh dẫn tới NH khó khăn trong xử lý đầu ra cho nguồn vốn huy động là đƣơng nhiên.

Các tƣ liệu trên đây cho thấy rằng những năm qua môi trƣờng kinh doanh tài chính - ngân hàng Việt Nam không thực sự thuận lợi do sự tác động “kép” của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 và khủng hoảng nợ công EU bắt đầu từ tháng 5/2009 và cho đến nay vẫn còn diễn biến rất phức tạp, điều này dẫn tới hệ quả tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung, qua đó ảnh hƣởng rất lớn đến thu nhập và đời sống của đại bộ phận dân chúng Việt Nam cũng nhƣ tình hình SXKD của hầu hết các DN trong nƣớc – đây chính là những KH trong hoạt động huy động vốn của Techcombank. Xét theo thị phần huy động vốn thì năm 2012 Techcombank chiếm 3,5%, tƣơng đƣơng với thị phần của NHTMCP Quân Đội, nhƣng cao hơn nhiều so với hầu hết các NH khác (nhƣ: NHTMCP Hàng Hải: 1,7%; NH Petrolimex: 0,4%; NHTMCP Phát triển Nhà TPHCM: 1,1%; ...). Nhƣng thấp hơn nhiều so với các NHTMCP Nhà nƣớc (Agribank: 14,9%; BIDV: 11,2%: VCB: 8,2%, Vietinbank: 10,1%) [25].

2.1.3.2. Cho vay

Nếu nhƣ huy động vốn là nhân tố mang tính chất quyết định trong kinh doanh của các NHTM thì cho vay là hoạt động mang tính chất quyết định tới hiệu quả kinh doanh của NH, bởi thực chất hoạt động này luôn là bộ phận đem lại nguồn thu nhập chính cho NH và nó lại càng đúng đối với Techcombank. Chính từ thực tiễn này nên các NHTM luôn phải quan tâm tăng cƣờng hoạt động cho vay.

Hình 2.3 cho thấy diễn biến dƣ nợ tín dụng tại Techcombank qua các năm 2011-2013 60 62 64 66 68 70 72 2011 2012 2013

Hình 2.3. Diễn biến tình hình dự nợ tại Techcombank giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank)

Hình 2.3 cho thấy rằng dƣ nợ của Techcombank trong những năm gần đây vẫn có sự tăng lên song không ổn định. Cụ thể: Năm 2011, dƣ nợ đạt 63.451 tỷ đồng (tăng gần 19,9% so năm 2010); Năm 2012 dƣ nợ là 68.261 tỷ đồng (tăng 7,58% so năm 2011); Năm 2013 đạt 70.275 tỷ đồng (tăng 2,95%

so năm 2012). Nhƣ vậy có thê thấy rằng mặc dù dƣ nợ vẫn có tăng trƣởng, song tốc độ tăng có sự sụt giảm khá mạnh qua các năm và thấp hơn khá nhiều tốc độ tăng trƣởng chung của toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam4

. Nguyên nhân của thực trạng này là do lãi suất huy động trong giai đoạn trƣớc năm 2012 của NH là quá cao nên rất khó xử lý “đầu ra” trong cho vay. Hơn nữa, bắt đầu từ giữa năm 2012 tình hình kinh doanh của hầu hết các DN Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, hàng tồn kho khá lớn dẫn tới khâu tái sản xuất bị ảnh hƣởng. Khi quá trình tái sản xuất của các DN gặp khó khăn sẽ khiến NH khó khăn trong tìm kiếm KH để mở rộng tín dụng. Để giúp xoay chuyển tình hình, trong những năm qua, Techcombank có chủ trƣơng mở rộng cho vay KH cá nhân và kết quả đạt đƣợc là tƣơng đối khả quan. Chẳng hạn, trong tổng dƣ nợ của năm 2013 của Techcombank thì dƣ nợ cho vay các DN chỉ chiếm tỷ trọng 10,7%, còn lại là thuộc cho vay tiêu dùng (trong đó, dƣ nợ cho vay mua nhà mới chiếm 70,9%, dƣ nợ cho vay tiêu dùng: 8%, dƣ nợ cho vay thấu chi: 9,9%...). Tuy vậy, do phân khúc thị trƣờng cho vay tiêu dùng những năm gần đây đang diễn ra một sự cạnh tranh khá quyết liệt giữa các TCTD nên khiến cho Techcombank gặp nhiều khó khăn trong vấn đề mở rộng lĩnh vực cho vay này.

Xét về thị phần tín dụng, Techcombank chiếm 2,4% thị phần trong năm 2012, cao hơn nhiều so với các NH khác (NHTMCP Hàng Hải: 1,0%: NH Petrolimex: 0,5%; NHTMCP Phát triển Nhà: 0,7%; NHTMCP Đông Nam Á: 1,7%...). Nhƣng nếu so với các NHTMCP Nhà nƣớc thì thị phần tín dụng của Techcombank còn khá thấp (Agribank: 16,8%: BIDV: 11,6%: Vietcombank: 8,4%: Vietinbank: 11,6%) [25].

4 Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ bình quân các năm của hệ thống NHTM Việt Nam nhƣ sau: năm 2011: 20%, 2012: 8,91% [26]; [9]; [24]

2.1.3.3. Các dịch vụ khác

Bên cạnh các dịch vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay, Techcombank những năm qua rất chú ý nâng cao các loại hình dịch vụ khác và kết quả đạt đƣợc là rát khả quan, trong đó đặc biệt là các dịch vụ về thanh toán quốc tế, kinh doanh thẻ, tài trợ thƣơng mại.

Hoạt động thanh toán quốc tế

Với hơn 10.000 NH đại lý tại gần 125 quốc gia và vùng lãnh thổ, giao dịch TTQT của Techcombank tăng trƣởng hàng năm trung bình từ 50 - 60%. Năm 2006, 2007, Techcombank nhận giải thƣởng: “NH có thành tích xuất sắc trong hoạt động TTQT năm 2005" và “TTQT xuất sắc năm 2006” từ Citibank cùng với danh hiệu “NH có thành tích xuất sắc trong hoạt động TTQT năm 2005” do Wachovia trao. Tỷ lệ điện chuẩn TTQT của NH luôn đạt 99,99% và đƣợc nhiều định chế tài chính Quốc tế công nhận và trao giải thƣởng nhƣ The Bank of NewYork, CitiBank, Standard Charterd,…

Trong lĩnh vực tài trợ thương mại

Techcombank là: “NH tài trợ nhập khẩu năng động nhất Châu Á”. do IFC đề cử và trao tặng (năm 2008). Đây là giải thƣởng lần đầu tiên đƣợc trao tặng cho một NH Châu Á tiêu biểu trong lĩnh vực tài trợ nhập khẩu. Techcombank hiện đang phục vụ gần 20.000 DN. Bên cạnh IFC, rất nhiều tổ chức Quốc tế đã tín nhiệm và lựa chọn Techcombank là NH giải ngân cho nhiều dự án lớn hỗ trợ các DN vừa và nhỏ nhƣ WB, ADB, SECO,…

Về dịch vụ thẻ

Techcombank đƣợc VISA công nhận là NH phát hành thẻ VISA tốt nhất ở Việt Nam với gần 100.000 thẻ VISA trong tổng số gần 300.000 thẻ các loại đƣợc phát hành trong năm. Năm 1995,Thẻ F@stAccess của Techcombank đƣợc bình chọn nhận giải thƣởng Sao Vàng đất Việt do Hội các nhà DN trẻ Việt Nam và Trung ƣơng Đoàn Thanh niên trao tặng.

Với hƣớng đi này, Techcombank đã trở thành một trong số ít NH có tỷ trọng thu dịch vụ trong doanh thu và LN cao, tránh phụ thuộc nguồn thu tập trung lớn vào tín dụng và hoạt động đầu tƣ có mức độ rủi ro cao. Đây hẳn là một ƣu điểm nổi trội của Techcombank tạo nên một sức mạnh cạnh tranh lớn đối với các đối thủ trong nƣớc. Điển hình trong năm 2009, những khó khăn trong hoạt động tín dụng của ngành NH khiến cho hoạt động tín dụng của Techcombank cũng bị ảnh hƣởng, giảm hiệu quả. Tuy nhiên, nguồn thu lớn từ các dịch vụ NH, tài trợ thƣơng mại đã giúp Techcombank duy trì đƣợc mức lợi nhuận khá cao so với các NH khác…

Lợi thế nổi trội của Techcombank là hoạt động dịch vụ tốt và đa dạng. Các sabr phẩm của Techcombank đƣa ra đã đƣợc chuyên biệt hóa, phục vụ đa dạng nhu cầu của KH, sản phẩm đƣợc tăng cƣờng sự hỗ trợ công nghệ trong quy trình, bán chéo sản phẩm, nhƣ: Thẻ thanh toán, dịch vụ tài khoản, cho vay nhà, tín dụng tiêu dùng...Lợi thế trên hoàn toàn phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc trở thành NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam của tổ chức này.

2.1.3.4. Kết quả tài chính

Bảng 2.2 cho thấy kết quả tài chính của Techcombank trong giai đoạn 2011-2013

Bảng 2.2. Kết quả tài chính của Techcombank giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

I. Thu nhập 22.176 19.292 15.170 1. Thu nhập lãi 19.949 17.623 13.281 2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.520 1.051 1.150 3. Thu nhập từ hoạt động khác 707 618 739 II.Chi phí 15.184 13.249 9.685

1. Chi phí lãi 14.650 12.507 8.946

2. Chi phí hoạt động dịch vụ 370 486 414

3. Chi phí hoạt động khác 164 256 325

III. Chi phí dự phòng RRTD 342 1.449 1.414 IV. Lợi nhuận trước thuế 4.221 1.018 878 V. Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.067 252 219 VI. Lợi nhuận thuần 3.154 766 659

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank)

Bảng 2.2 cho thấy tình hình tài chính của Techcombank có xu hƣớng ngày càng bị suy yếu, thể hiện rõ nhất ở lợi nhuận ròng ngày càng suy giảm: Năm 2012 giảm xấp xỉ 4,12 lần so năm 2011. Năm 2013 lợi nhuận thuần tiếp tục giảm gần 14% so năm 2012.

Đi sâu xem xét thì thấy rằng:

Về thu nhập: Thu nhập của Techcombank liên tục suy giảm trong 3 năm đƣợc khảo sát, trong đó, thu nhập của năm 2012 giảm trên 13% so năm 2011, năm 2013 thu nhập tiếp tục đà suy giảm và giảm gần 21,4% so năm 2012.

Về chi phí: Chi phí hoạt động của Techcombank cũng có sự giảm sút qua các năm. Cụ thể: năm 2012 chi phí kinh doanh giảm trên 12,7% so năm 2011, năm 2013 chi phí giảm 26,9% so năm 2012.

Nhƣ vậy nếu nhƣ so sánh tƣơng quan giữa sự giảm sút về thu nhập so với sự giảm xuống của chi phí kinh doanh trong từng năm thì thấy rằng: Năm 2012 thu nhập giảm trên 13%, trong khi chi phí chỉ giảm 12,7%. Đồng thời, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2012 cũng có sự tăng đột biến so năm 2011 (tăng 4,24 lần). Điều này khiến lợi nhuận thuần năm 2012 giảm rất mạnh (trên 4,12 lần) so năm 2011. Tƣơng tự nhƣ vậy, năm 2013 trong khi

thu nhập giảm 21,4% thì chi phí giảm tới 26,9%, đồng thời, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng giảm (2,42%) so với năm 2012 nên lợi nhuận thuần mặc dù vẫn giảm nhƣng chỉ ở mức gần 14%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần techcombank MC LC (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)