3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠ
3.2.1. Tăng cƣờng công tác kế hoạch hóa nguồn vốn, qua đó ổn định nguồn vốn huy
nguồn vốn huy động hàng năm
Hình 2.4 và Bảng 2.3 cho thấy rằng tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động tại Techcombank rất thiếu sự ổn định trong giai đoạn khảo sát 2011- 2013, điều này một phần là bởi nguyên nhân công tác kế hoạch hóa nguồn vốn của NH còn bất cập và chƣa thực sự bám sát diễn biến lãi suất thị trƣờng, dẫn tới chi phí huy động nguồn tăng cao, ảnh hƣởng tới qui mô và hiệu quả các hoạt động tín dụng và đầu tƣ của NH, điều này đặt ra yêu cầu đối với Techcombank phải tăng cƣờng công tác kế hoạch hóa nguồn vốn. Để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác ké hoạch hóa nguồn vốn đòi hỏi NH phải nâng cao công tác dự báo thị trƣờng, sự thay đổi chính sách tiền tệ của NHNN, theo đó là những diễn biến trên thị trƣờng liên NH... từ đó có các biện pháp phù hợp nhằm mở rộng nguồn vốn huy động. Có thể nói hiện nay công tác xây dựng chiến lƣợc của NH còn rất hạn chế, nhất là ở các Chi nhánh nên hoạt động kinh doanh nhìn chung còn khá thụ động, công tác huy động vốn lại càng bất cập, tính dự báo yếu dẫn đến huy động nguồn chƣa theo diễn biến thị trƣờng, khiến chi phí huy động nguồn còn khá cao, điều này không chỉ ảnh hƣởng đến khả năng mở rộng hoạt dodọng kinh doanh cũng nhƣ hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH, mà còn khiến công tác quản trị thanh khoản của NH thụ động, tác động tiêu cực tới an toàn thanh khoản của NH. Nhƣng để công tác dự báo bảo đảm chất lƣợng, qua đó các biện pháp đƣa ra đúng hƣớng thì đòi hỏi NH phải nâng cao trình độ nguồn nhân lực, đề cao công tác xây dựng chiến lƣợc, chiến lƣợc kinh doanh phải đi trƣớc, theo đó chiến lƣợc huy động nguồn phải đƣợc hoạch định và thực thi cho hợp lý. Những năm qua, Techcombank đã ý thức rất rõ yêu cầu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
mà đã đề ra nhiều biện pháp tích cực nhằm từng bƣớc cải thiện và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ của NH, tuy vậy thực tế cho thấy rằng chất lƣợng nguồn nhân lực của NH còn rất bát cập, nhất là ở các Chi nhánh gây nhiều khó khăn cho NH trong triển khai các hoạt động kinh doanh chung, đặc biệt là triển khai các loại hình dịch vụ mới, từ đó, tác động tiêu cực tới năng lực cạnh tranh của NH trong huy động vốn. Thực tế là những năm qua, công tác kế hoạch hóa nguồn vốn tại NH đƣợc thực hiện bằng biện pháp “giao khoán” cho các Chi nhánh và việc đƣa ra các chỉ tiêu giao khóan này cũng mang nặng tính bình quân chủ nghĩa, chƣa bám sát đặc điểm của từng địa bàn, dẫn tới một số Chi nhánh tại các thành phố lớn luôn vƣợt mức khoán, trong khi các Chi nhánh khác thƣờng không đạt chỉ tiêu giao, cho dù đã phải thực thi các biện pháp “cƣỡng chế” nhân viên ở hầu hết các phòng ban phải thực hiện chỉ tiêu huy động vốn. Rõ ràng đây là cách làm rất tiêu cực làm mất đi tính chất khoa học và tính linh hoạt của công tác kế hoach hóa. Việc ra đời “Trung tâm vốn” ít nhiều cũng giúp khắc phục điểm yếu này, song bản chất của bất cập vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để, đó là phải cải thiện từ chất lƣợng nguồn nhân lực cho đến khâu làm kế hoạch. Về khâu làm kế hoạch huy động nguồn cũng cần phải có sự cải thiện tích cực hơn nữa thông qua tuân thủ đúng qui trình làm kế hoạch, tuyệt đối không đƣợc làm theo kiểu “kinh nghiệm chủ nghĩa” bởi tính chất và môi trƣờng hoạt động của NH luôn thay đổi và kế hoạch phải phản ánh đúng những sự thay đổi này và từ đó các giải pháp mới đúng hƣớng và đem lại hiệu quả.