Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về nguồn nhân lực tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 42)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về nguồn nhân lực tại tỉnh

3.1 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về nguồn nhân lực tại tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc.

Ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc có 2 nhóm nhân tố: nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong.

3.1.1 Nhóm nhân tố bên ngoài.

Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, quản lý nhà nước cấp quốc gia, do vậy, chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước đối với quản lý nguồn nhân lực cấp tỉnh là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực cấp tỉnh nói chung và nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn khi Nhà nước tiến hành các cải cách hành chính, hoàn thiện các cơ chế chính sách nói chung và cơ chế chính sách về quản lý nguồn nhân lực nói riêng.

Bên cạnh đó, yếu tố việc làm là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với công tác quản lý nhà nước về nguồn nhân lực. Với việc tự do di chuyển lao động trong nước, chỉ số việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong ảnh hưởng của chỉ số việc làm quốc gia. Mở rộng ra, điều này cho thấy hai nhóm nhân tố nhỏ hơn tác động đến quản lý nhà nước về nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc. Đó là hội nhập quốc tế với xu hướng xuất khẩu lao động. Những năm gần đây, xu hướng xuất khẩu đang ngày càng trở nên phổ biến do chênh lệch trong nhu cầu nguồn nhân lực giữa các quốc gia. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế lực lượng lao động dồi dào và chi phí thấp, trong khi đó có rất nhiều quốc gia trên thế giới thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực. Điều này mở ra cơ hội xuất khẩu lao động nhằm cân đối tỷ lệ việc làm- người lao động trong nước. Như vậy, trong quản lý nhà nước về nguồn nhân lực cấp tỉnh, bên cạnh việc quản lý người lao động làm việc tại địa phương cần tính đến bộ phận lao động làm việc tại nước ngoài. Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam hội nhập càng sâu rộng, người lao động trong nước nói

chung và lao động tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng có nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn trong việc xuất khẩu lao động.

3.1.2 Nhóm nhân tố bên trong.

Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nguồn nhân lực cấp tỉnh trước hết phải tính đến môi trường kinh tế, xã hội của tỉnh. Đây là yếu tố quyết định đến nhu cầu nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh quyết định phương hướng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh; tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh quyết định trình độ và nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh.

Thứ hai, tính hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về nguồn nhân lực cấp tỉnh phụ thuộc rất lớn vào năng lực của người lãnh đạo. Bởi lẽ người lãnh đạo là người có thẩm quyền cao nhất trong công tác quản lý nhà nước về nguồn nhân lực, là người có quyền hạn và trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng trong công tác quản lý nhà nước về nguồn nhân lực. Điều này đặt ra yêu cầu phải làm sao để có thể bình bầu những người lãnh đạo sáng suốt tham gia vào công tác quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực cấp tỉnh nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng; cùng với tính bức thiết của nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn tham gia vào công tác quản lý trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)