CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng nguồn nhân lực tại tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.1. Khái quát tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
Nguồn: Cổng thông tin- giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc. (vinhphuc.gov.vn)
3.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
Vĩnh Phúc là nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là một tỉnh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia. Phía Bắc Vĩnh Phúc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội. Vị trí địa lý của Vĩnh Phúc vừa là cửa ngõ của Thủ đô, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, vừa là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1,231 km2, dân số trên 1 triệu người, có 7 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh gồm: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 2 thành phố (Vĩnh Yên, Phúc
Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên); 137 xã, phường, thị trấn.
3.2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.
Sau 20 năm tái lập, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và đáng tự hào.
Trong phát triển công nghiệp, tỉnh đã đưa ra những giải pháp phát triển mang tính đột phá.Từ một địa phương thuần nông, Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp lớn, là trung tâm sản xuất ô-tô, xe máy hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Từ một tỉnh chỉ có 1 khu công nghiệp, đến nay Vĩnh Phúc đã hình thành được gần 20 khu công nghiệp với quy mô hơn 8,000 ha, trong đó có nhiều tập đoàn lớn đã đến đầu tư tại tỉnh.
Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và nông thôn mới được quan tâm đẩy mạnh. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại. Đến nay, Vĩnh Phúc đã hoàn thành và phê duyệt hầu hết các quy hoạch, là cơ sở cho việc xây dựng hạ tầng, triển khai các dự án một cách đồng bộ và quản lý chặt chẽ. Năm 2017, Vĩnh Phúc là tỉnh đứng thứ ba toàn quốc trong xây dựng nông thôn mới với 77 xã đạt chuẩn, chiếm gần 68% số xã trong toàn tỉnh.
Lĩnh vực giáo dục đào tạo, dân số, việc làm và giảm nghèo, y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các hoạt động văn hóa xã hội khác cũng đều đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao từng bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải..., nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền thờ Hai Bà Trưng, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu...
Với nhiều thế mạnh và tiềm năng phát triển, Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2020 là tỉnh công nghiệp, trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của
Vùng và cả nước, có những khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 2020.
3.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Đóng góp vào thành công của Vĩnh Phúc không thể không kể đến sự phát triển của nguồn nhân lực. Những năm qua, nguồn nhân lực Vĩnh Phúc không ngừng phát triển cả về chất và lượng.
3.2.2.1. Về số lượng nguồn nhân lực.
Năm 2016, Vĩnh Phúc là tỉnh có số dân số đông thứ 40 cả nước, và có tốc độ tăng dân số ổn định trong giai đoạn 2010-2016. Năm 2016, dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1,066,021 người.
Tỷ lệ lực lượng lao động trên dân số của Vĩnh Phúc khá cao, luôn chiếm trên 59%. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm. Nếu năm 2010, có 606,840 người trong độ tuổi lao động, chiếm 60.18% cả nước, thì năm 2016, với 629,770 người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ này chỉ còn 59.08%. (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Dân số và lực lượng lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010- 2016
Năm Dân số
(người)
Lực lượng lao động
Tỷ lệ lực lượng lao động/dân
số (%) 2010 1,008,337 606,840 60.18 2011 1,014,598 608,372 59.96 2014 1,041,936 621,189 59.62 2015 1,054,492 631,383 59.88 2016 1,066,021 629,770 59.08
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016
Vĩnh Phúc là một trong số ít những tỉnh đạt hiệu quả trong công tác giảm tỷ lệ thất nghiệp. Trong nhiều năm liền, tỷ lệ thất nghiệp của Vĩnh Phúc ở mức rất thấp, thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước và một số vùng khác. (Bảng 3.2).
Có thời điểm, tỷ lệ thất nghiệp của Vĩnh Phúc chỉ bằng 1/3 cả nước (năm 2014). Năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp của Vĩnh Phúc chỉ bằng khoảng 0.53 so với cả
nước, đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi Bắc Bộ, chỉ bằng khoảng 0.4 lần so với Bắc Trung Bộ.
Bảng 3.2. Tỷ lệ thất nghiệp của Vĩnh Phúc và một số vùng trên cả nước giai đoạn 2010- 2016 (%)
Năm 2010 2011 2014 2015 2016
Vĩnh Phúc 1.5 1.5 1.08 2.01 1.7 Cả nước 4.29 3.60 3.40 3.37 3.23 Đồng bằng sông Hồng 3.73 3.41 4.86 3.42 3.23 Trung du và miền núi phía Bắc 3.42 2.62 2.35 3.11 3.20 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung 5.01 3.96 3.71 4.51 4.30 Tây Nguyên 3.37 1.95 1.94 2.27 2.19 Đông Nam Bộ 4.72 4.13 3.00 3.05 2.61 Đồng bằng sông Cửu Long 4.08 3.37 2.79 3.22 3.73
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tuy nhiên, xu hướng giảm tỷ lệ thất nghiệp của Vĩnh Phúc không ổn định (Hình 3.2). Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã có sự giảm mạnh trong giai đoạn 2010- 2016, từ 1.5% xuống còn 1.08%; tuy nhiên, tỷ lệ này lại tăng vọt trong năm 2015, lên tới 2.01%. Năm 2016, tỷ lệ này mặc dù đã giảm, chỉ còn 1.7%, song vẫn cao so với năm 2010 trước đó.
Hình 3.2. Tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010- 2016
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016
3.2.2.2. Về cơ cấu nguồn nhân lực.
Lực lượng lao động của Vĩnh Phúc không có sự chênh lệch lớn về giới tính: số lao động nữ mặc dù nhiều hơn nam nhưng sự chênh lệch không đáng kể (Bảng 3.3).
Bảng 3.3 cho thấy trong nhiều năm liền, từ 2010- 2016, tỷ lệ nam- nữ trong lực lượng lao động của Vĩnh Phúc không có nhiều chênh lệch. Số lao động là nam chiếm trong khoảng 47.62%-49.23%.
Bảng 3.3. Lực lượng lao động phân theo giới tính
Năm Lực lƣợng
lao động Nam Nữ Nam
2010 606,840 298,721 308,119 49.23 2011 608,372 299,475 308,897 49.23 2014 621,189 300,863 320,326 48.43 2015 631,383 300,686 330,697 47.62 2016 629,770 310,248 319,522 49.26
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016
0 0.5 1 1.5 2 2.5 2010 2011 2014 2015 2016 Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp
Với cơ cấu hành chính gồm 2 thành phố (Vĩnh Yên, Phúc Yên),7 huyện, 137 xã, phường, thị trấn, Vĩnh Phúc có sự chênh lệch lớn giữa lực lượng lao động thành thị và nông thôn. (Bảng 3.4)
Bảng 3.4. Lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn
Năm
Lực lƣợng
lao động Thành thị Nông thôn
Số ngƣời Số ngƣời Tỷ lệ phần trăm Số ngƣời Tỷ lệ phần trăm 2010 606,840 121,834 20.08 485,006 79.92 2011 608,372 122,142 20.08 586,230 96.36 2014 621,189 126,154 20.31 495,035 79.69 2015 631,383 129,660 20.54 501,723 79.46 2016 629,770 129,092 20.50 500,678 79.50
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016
Tỷ lệ chênh lệch giữa lao động nông thôn- thành thị của Vĩnh Phúc xấp xỉ 20- 80. Đây là con số quan trọng, quyết định chính sách quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Vĩnh Phúc.
3.2.2.3. Về thực trạng sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trong tỉnh Vĩnh Phúc.
Hiện nay, có 3 loại hình doanh nghiệp chủ yếu đang hoạt động kinh doanh tại Vĩnh Phúc: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Bảng 3.6). Trong đó, số lao động làm việc trong khu vực nhà nước không đáng kể và có xu hướng giảm, chỉ còn 2.4% năm 2016; số lao động trong khu vực ngoài nhà nước có nhiều biến động nhưng đang tăng trong 3 những năm gần đây, chiếm 42.9% năm 2016. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều lao động nhất, luôn chiếm tỷ lệ cao, chỉ trong giai đoạn 2010- 2011, số lao động tham gia loại hình doanh nghiệp này đã tăng gần 13 lần, chiếm tới 80.3% tổng số lao động tại Vĩnh Phúc. Năm 2016, tỷ lệ này đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, chiếm 54.7%.
Bảng 3.5. Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình nhà nước, tính đến 31/12/2016.
Năm
Doanh nghiệp nhà nƣớc
Doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Số lao động Tỷ lệ phần trăm Số lao động Tỷ lệ phần trăm Số lao động Tỷ lệ phần trăm 2010 4,659.0 9.4 41,919.0 84.2 3,197.0 6.4 2011 4,431.0 8.6 5,687.0 11.1 41,264.0 80.3 2014 4,215.0 3.7 47,589.0 41.7 62,349.0 54.6 2015 3,244.0 2.4 56,973.0 42.9 72,655.0 54.7
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016 Bảng 3.6. Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động
phân theo ngành kinh tế.
Năm 2010 2011 2014 2015
Tổng 78548 102565 114153 132872
Nông lâm thủy sản 2798 2894 2536 2278
Khai khoáng 299 405 298 306
CN chế biến, chế tạo 50433 61576 79468 92262 Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
điều hòa không khí
630 828 703 738
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác- nước thải
1203 1482 1966 2114
Xây dựng 10886 17413 12245 13167
Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ 6819 10309 8719 9438 Vận tải kho bãi 2234 2418 2277 2803 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1159 1508 1275 1707 Giáo dục và đào tạo 190 274 163 108 Hoạt động khoa học công nghệ 441 1137 1332 1328 Hoạt động dịch vụ khác 1456 2321 3171 6623
3.2.2.4. Tình hình đào tạo nguồn nhân lực.
Những năm gần đây, Vĩnh Phúc đang tăng cường hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thông qua đầu tư vào giáo dục- đào tạo. Cơ chế đào tạo ngày càng hoàn thiện với hệ thống giáo dục sau trung học phổ thông đi từ các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường cao đẳng và đại học.
Bảng 3.7. Số cơ sở đào tạo giáo dục tại Vĩnh Phúc
Năm học Trƣờng trung cấp
chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học
2010- 2011 6 4 1
2011- 2012 6 3 2
2014-2015 5 3 2
2015-2016 4 3 3
2016-2017 4 3 3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016
Trình độ đội ngũ giảng viên cũng ngày một nâng cao, tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Bảng 3.8. Số giáo viên phân theo trình độ chuyên môn theo các trường
Năm học 2010- 2011 2011- 2012 2014- 2015 2015- 2016 2016- 2017 Trường trung cấp chuyên nghiệp Tổng số 274 274 213 145 141 Trên đại học 60 67 71 54 64 Đại học, cao đẳng 197 205 140 91 77 Khác 17 2 2 0 0 Cao đẳng Tổng số 440 478 454 437 409 Trên đại học 239 198 339 335 330 Đại học, cao đẳng 198 280 115 102 79 Khác 3 0 0 0 0 Đại học Tổng số 338 344 824 863 952 Trên đại học 212 217 622 693 816 Đại học, cao đẳng 126 127 194 164 133 Khác 0 0 8 6 3
Số lượng giảng viên tăng lên nhiều nhất tại nhóm các trường đại học, với sự tăng lên từ 338 giảng viên năm 2010 lên 952 giảng viên.
Xét trình độ chuyên môn của giảng viên, số giảng viên có trình độ trên đại học gia tăng mạnh mẽ (Bảng 3.9). Trong giai đoạn 2010- 2016, số giảng viên có trình độ trên đại học đã tăng 2.4 lần, từ 511 giảng viên năm học 2010- 2011 lên 1210 giảng viên năm học 2016- 2017. Tương ứng với đó, số giảng viên trình độ đại học đã giảm 1.8 lần, từ 521 người xuống còn 289 người. Mức giảm này nhẹ hơn mức tăng của số giảng viên trình độ trên đại học, do mỗi năm Vĩnh Phúc lại có thêm những sinh viên tốt nghiệp đại học tham gia nghiệp vụ sư phạm. Các giảng viên ở mức trình độ chuyên môn khác không đáng kể.
Bảng 3.9. Tổng số giáo viên phân theo trình độ chuyên môn
Năm học Trên đại học Đại học, cao đẳng Khác
2010- 2011 511 521 20
2011- 2012 482 612 2
2014-2015 1032 449 10
2015-2016 1082 357 6
2016-2017 1210 289 3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016
Bên cạnh đó, số lượng học sinh tham gia đào tạo tại các cơ sở giáo dục cũng không ngừng tăng lên. (Bảng 3.10)
Bảng 3.10. Số học sinh tham gia đào tạo tại các cơ sở giáo dục
Năm học Trƣờng trung cấp
chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học
2010- 2011 6,721 18,049 12,745 2011- 2012 7,841 13,924 26,824 2014-2015 8,840 11,583 30,659
2015-2016 7,060 7,869 28,884
2016-2017 8,514 6,861 31,742