Trong một nghiên cứu khác Wang và cộng sự [31], đã xác định hiệu suất của ổ đầu to thanh truyền với hình dạng không tròn. Họ sử dụng phương pháp sai phân hữu hạn để giải phương trình Reynolds. Quỹ đạo trọng tâm thanh truyền, chiều dày màng dầu và áp lực màng dầu trong chu kỳ được tính toán và kết quả được so sánh với mô hình ổ đầu to thanh truyền đàn hồi nguyên khối.
Cùng năm 2004, Michaud [ ] đã nghiên cứu mở rộng vấn đề TEHD hai chiều 47 bằng một mô hình ba chiều trong trường hợp ổ chịu tải trọng động. Mô hình này được xây dựng bằng cách viết các phương trình Reynolds ba chiều trong vùng liên tục và vùng gián đoạn của màng dầu, các phương trình năng lượng ba chiều và nhiệt ba chiều được đưa ra để tính toán áp suất và nhiệt độ màng dầu và nhiệt độ của ổ.
Năm 2005, Fatu [29] đã nghiên cứu mô phỏng số và thực nghiệm bôi trơn ổ động cơ trong các điều kiện làm việc khắc nghiệt. Mục đích của nghiên cứu này nhằm giúp các nhà thiết kế ổ trục có các công cụ tính toán nhanh và hiệu quả. Sự thay đổi của độ nhớt, ảnh hưởng của hiệu ứng nhớt và chất lỏng phi Newton được nghiên cứu trong các trường hợp phức tạp của ổ đầu to thanh truyền.
truyền. Tổng độ dịch chuyển bằng tổng các dịch chuyển của các giao diện tiếp xúc của các thành phần trong chu kỳ nạp. Các tác giả đã đưa mô hình phần tử hữu hạn 2D của bạc lót và ổ đầu to thanh truyền (Hình 1.10a). Sự tiếp xúc giữa các bạc lót và ổ được mô hình hóa bằng cách sử dụng định luật Coulomb và luật Coulomb sửa đổi, cho phép xác định độ trượt đàn hồi do biến dạng đàn hồi của độ nhám bề mặt tiếp xúc (Hình 1.10 ).