.1 Giao diện màn hình tính toán của phần mềm ACCEL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng số bôi trơn thủy động ổ đầu to thanh truyền của động cơ đốt trong509 (Trang 74 - 75)

4.1.1. Mục đích tính toán

- Xác định các đặc tính bôi trơn ổ đầu to thanh truyền của động cơ 5S FE - - Là cơ sở để xác định tính đúng đắn của chương trình mô phỏng số của luận án 4.1.2. Tiến trình tính toán

- Đo và vẽ thiết kế thanh truyền của động cơ 5S FE trên phần mềm Catia- - Chia lưới cho thanh truyền tạo thành file có đuôi .DNS

- Tạo ma trận tuân thủ cho thanh truyền

- Nhập dữ liệu đầu vào trong màn hình tính toán. - Nhập file biểu đồ tải trọng tác dụng lên thanh truyền

- Chạy chương trình tính toán

- Mở kết quả trong thư mục chứa kết quả (có thể chuyển thành file EXCEL) 4.2. So sánh kết quả mô phỏng số và kết quả trên phần mềm ACCEL 4.2.1. Áp suất màng dầu

Hình 4.2 biểu diễn mối tương quan giữa áp suất lớn nhất Pmax khi dùng phần mềm ACCEL và kết quả mô phỏng. Ta nhận thấy, khi khe hở hướng kính tăng dạng đường cong pmax của hai kết quả tương đồng nhau. Giá trị pmax từ kết quả tính, tại các góc quay khác nhau của trục khuỷu lớn hơn giá trị thu được từ phần mềm ACCEL. Giá trị sai lệch này lớn nhất tại điểm xảy ra sự nổ (Bảng 4.1). Sự sai lệch này là do áp suất thủy động gây biến dạng đàn hồi bề mặt ma sát, thay đổi hình dạng của tiếp xúc. Ngoài ra, phần mềm ACCEL còn tính đến hiệu ứng nhiệt và các hiệu ứng thực tế khác làm thay đổi chiều dầy màng dầu góp phần làm thay đổi áp suất.

Bảng 4. Sai lệch áp suất lớn nhất p1 max từ kết quả mô phỏng và từ phần mềm ACCEL

C (µm) 24 38 55 69

pmax (Mpa) 55,68 60,59 63,76 68,82 pmaxACCEL(Mpa) 40,50 43 49,00 50,90 ∆pmax(MPa) 15,18 18,69 14,76 17,92 % sai lệch 27,26 30,85 23,15 26,04

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng số bôi trơn thủy động ổ đầu to thanh truyền của động cơ đốt trong509 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)