.29 Áp suất màng dầu lớn nhất khi C=24µm, C=38µm, C=55µm, C=69µm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng số bôi trơn thủy động ổ đầu to thanh truyền của động cơ đốt trong509 (Trang 70 - 72)

3.4.2. Chiều dày màng dầu

Hình 3.30 biểu diễn sự thay đổi của chiều dày màng dầu nhỏ nhất hmin và áp suất màng dầu lớn nhất pmaxtheo góc quay của trục khuỷu qua bốn kỳ hút nén nổ xả khi khe hở - - - bán kính C=24µm. Theo đó áp suất màng dầu lớn nhất và chiều dày màng dầu nhỏ nhất tại vị trí xảy ra sự nổ: pmax = 57.7 MPa, hmin = 3,334 µm. Tại vùng áp suất pmax tăng thì chiều dày màng dầu nhỏ nhất hmin giảm. Chiều dày màng dầu nhỏ nhất đạt giá trị lớn nhất

hmin,max=6,9052 µm tại góc 80o của trục khuỷu. Ở đầu kỳ hút/xả lực FX giảm do đó áp suất

pmax giảm và chiều dày màng dầu hmin tăng. Sau đó, ở cuối kỳ hút/xả FX tăng nên pmax tăng và chiều dày màng dầu hmin giảm. Ở đầu kỳ nén và cuối kỳ nổ, lực FX thay đổi rất ít do đó cả pmax và hmin đều ít biến động. Ở cuối kỳ nén, phần đầu lực FX giảm do đó pmax giảm và chiều dày màng dầu hmin tăng nhưng chịu ảnh hưởng của lực FY có dạng hình sin nên pmax

và hmin có phần dao động lên xuống, phần sau FX tăng nhanh đến khi xảy ra kỳ nổ dẫn tới pmax tăng đến giá trị lớn nhất và chiều dầy màng dầu hmin giảm đến giá trị nhỏ nhất.

Hình 3.30 Chiều dầy màng dầu nhỏ nhất h min, áp suất màng dầu lớn nhất p max theo góc quay của trục khuỷu với C = 24µm

3.4.3. Độ lệch tâm trục – bạc

Hình 3.31 biểu diễn quỹ đạo của tâm trục khuỷu quanh tâm thanh truyền theo một chu kỳ tải. Tại đầu kỳ hút, tương ứng với góc 00của trục khuỷu độ lệch tâm tương đối εx,0o

= - 0.6656, εy,0o = - 0.3895. Nửa đầu kỳ hút, lực Fx < 0 có giá trị tuyệt đối giảm, lực Fy < 0 có giá trị tuyệt đối tăng do đó tâm trục chuyển động về phía góc phần tư thứ II: ε x,80o = 0.5842, εy,80o = - 0.4075. Nửa sau của kỳ hút, lực Fx > 0 có giá trị tăng, lực Fy < 0 có giá trị tuyệt đối giảm, tâm trục dịch chuyển lên góc phần tư thứ III: εx,180o = 0.6699, εy,180o = 0.462. Nửa đầu kỳ nén, lực Fx > 0 có giá trị giảm, lực Fy > 0 có giá trị tăng, tâm trục dịch chuyển sang góc phần tư thứ IV: εx,310o = - 0.5024, εy,310o = 0.5920. Nửa cuối kỳ nén, lực Fx

> 0 có giá trị tăng, lực Fy > 0 có giá trị giảm, tâm trục dịch chuyển quay lại góc phần tư thứ III: εx,370o = 0.8200, εy,370o = 0.3304. Nửa đầu kỳ nổ, lực Fx > 0 có giá trị giảm, lực Fy < 0 có giá trị tuyệt đối tăng, tâm trục chuyển động sang góc phần tư thứ II: εx,420o = 0.8036, εy,420o

= - 4.0750e-3. Nửa sau kỳ nổ, lực Fx > 0 có giá trị giảm, lực Fy < 0 có giá trị tuyệt đối giảm, tâm trục chuyển động quay lại góc phần tư thứ III: εx,540o = 0.6796, εy,540o = 0.4200. Nửa đầu kỳ xả, lực Fx > 0 có giá trị giảm, lực Fy > 0 có giá trị tăng, tâm trục chuyển động sang góc phần tư thứ IV: εx,640o = - 0.3334, εx,640o = 0.7578. Nửa cuối kỳ xả, lực Fx < 0 có giá trị tuyệt đối tăng, lực Fy > 0 có giá trị giảm, tâm trục chuyển động sang góc phần tư thứ

Hình 3.31 Độ lệch tâm tương đối của thanh truyền và trục khi khe hở bán kính C = 24µm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng số bôi trơn thủy động ổ đầu to thanh truyền của động cơ đốt trong509 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)