Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trung tâm y tế huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 36 - 42)

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong cơ sở Y tế công lập

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhân lực

Quản lý nhân lực phải chịu nhiều tác động của các yếu tố nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, công nghệ, thị trƣờng lao động. Không nằm ngoài xu hƣớng chung đó, quản lý nhân lực y tế cũng chịu ảnh hƣởng không nhỏ của các yếu tố môi trƣờng, chính sách, đặc biệt là các yếu tố về pháp luật;

kinh tế, tài chính; quản lý điều hành; giáo dục đào tạo và mối quan hệ với các bên liên quan.

Quá trình quản lý nhân lực cần đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở phân tích các tác động của những yếu tố bao gồm hệ thống quản lý nhân lực, yếu tố lãnh đạo, điều kiện tài chính, mối quan hệ giữa các bên liên quan, giáo dục và các chính sách liên quan tới quản lý. Song song với đó, các yếu tố khác nhƣ hệ thống trang thiết bị, công nghệ, các sản phẩm y tế…là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình xây dựng, triển khai các chiến lƣợc nhân lực. Những nghiên cứu về hệ thống chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh toàn cầu cũng chỉ ra những yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến quản lý nhân lực y tế, đó là quy mô, cơ cấu, sự phân bổ của lực lƣợng lao động y tế, công tác giáo dục đào tạo, mức độ phát triển của nền kinh tế, nhân khẩu học, địa lý và các yếu tố văn hóa.

Nhƣ vậy, để đạt đƣợc thành công trong quản lý nhân lực y tế, cần phân tích kỹ lƣỡng những yếu tố cơ bản sau:

Kinh tế

Tình hình kinh tế ảnh hƣởng lớn đến quản lý nhân lực nói chung và nhân lực y tế nói riêng. Mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia có mối tƣơng quan chặt chẽ với số lƣợng nhân viên y tế của quốc gia đó. Những quốc gia có tổng số GDP cao sẽ chi tiêu nhiều hơn cho việc phát triển lực lƣợng lao động y tế.

Kinh tế phát triển cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo cho nguồn thu ngân sách, củng cố tài khoản y tế quốc gia đảm bảo cho đầu tƣ và phát triển hệ thống y tế.

Những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi các tổ chức kể cả tổ chức ngành y tế phải biết điều chỉnh lại các hoạt động của mình để có thể thích nghi và phát triển tốt. Trong đó, cần đặc biệt duy trì và phát

triển lực lƣợng lao động y tế có chuyên môn cao, có tay nghề tốt, có y đức để có thể tồn tại, phát triển vì mục tiêu chung – mục tiêu chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nền kinh tế thị trƣờng với những quy luật cạnh tranh gay gắt cũng tác động không nhỏ đến lao động ngành y tế. Nguồn lao động y tế có xu hƣớng dịch chuyển sang những vùng, những khu vực y tế có chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn. Điều này càng đòi hỏi công tác quản lý nhân lực y tế cần có những thay đổi, chuyển biến tích cực nhằm phản ứng tốt với những biến đổi của nền kinh tế.

Dân số

Quản lý nhân lực phụ thuộc chặt chẽ vào những vấn đề của dân số. Thật vậy, dân số của một quốc gia vừa là lực lƣợng lao động đầu vào cho ngành y tế, vừa là lực lƣợng tiêu dùng dịch vụ y tế. Vì vậy, yếu tố dân số có ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý nhân lực y tế.

Các yếu tố nhân khẩu học xã hội nhƣ phân bố tuổi của dân số cũng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống y tế của một quốc gia. Một dân số già dẫn đến sự gia tang mạnh nhu cầu về dịch vụ y tế và nhân viên y tế. Một dân số già trong hệ thống chăm sóc sức khỏe đòi hỏi phải đào tạo lực lƣợng lao động trẻ để bổ sung vào số lƣợng lớn các vị trí của các nhân viên chăm sóc sức khỏe nghỉ hƣu. Bên cạnh đó, quy mô, sự phân bố lực lƣợng lao động nói chung và lực lƣợng lao động y tế nói riêng sẽ ảnh hƣởng tới năng lực cung cấp, thực hiện các dịch vụ y tế của một quốc gia.

Sự dịch chuyển lao động y tế cũng là một thách thức không nhỏ cho công tác quản lý nhân lực. Bởi điều này gây ra sự mất cân đối về lực lƣợng lao động y tế, đƣa ra những thách thức về sự cải tiến công tác quản lý nhân lực trong việc duy trì và phát triển nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Những biến đổi về quy mô dân số, những động thái thay đổi về sự phân bổ dân cƣ, tốc độ đô thị hóa, quá trình di cƣ, sự thay đổi về cơ cấu giới tính,

độ tuổi, trình độ của dân số... là những yếu tố một mặt tạo ra cơ hội và thách thức đối với các điều kiện đảm bảo sức khỏe và tiềm năng trí lực của nhân lực y tế, mặt khác tạo ra sự thay đổi trong xu hƣớng tiêu dung dịch vụ y tế. Vì vậy, quản lý nhân lực y tế cần cân nhắc đến tác động của yếu tố dân số nhằm phản ứng kịp thời với những thay đổi của yếu tố này.

Xu hướng hội nhập, hợp tác quốc tế

Xu hƣớng hợp tác quốc tế về lao động trong lĩnh vực y tế có ảnh hƣởng lớn tới quản lý nhân lực y tế. Nhân lực y tế trong giai đoạn này đòi hỏi một sự phát triển mới về chất. Điều này đồng nghĩa với sự đổi mới trong công tác quản lý. Theo đó, quản lý nhân lực y tế cần tiếp cận với quan điểm hiện đại trên thế giới, đó là nhìn nhận nhân lực y tế nhƣ một tài sản quý giá và gắn kết với chiến lƣợc nhân lực và chiến lƣợc phát triển của ngành. Từ đó, xây dựng, phát triển lực lƣợng nhân lực y tế đảm bảo về số lƣợng, cơ cấu cũng nhƣ chuyên môn, có năng lực hành nghề phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn hợp tác quốc tế.

Văn hóa

Truyền thống văn hóa, thói quen, niềm tin là yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực, phẩm chất của ngƣời lao động. Yếu tố này cũng chịu sự ảnh hƣởng, chi phối của điều kiện địa lý mỗi vùng miền. Trong bối cảnh tác động qua lại giữa yếu tố văn hóa và địa lý, thị trƣờng lao động cũng bị ảnh hƣởng bởi sự phân bố dân cƣ. Ngoài ra, xu hƣớng, thói quen sử dụng các sản phẩm, dịch vụ y tế cũng thay đổi theo đặc thù văn hóa, địa lý của từng địa phƣơng. Vì vậy, công tác quản lý nhân lực cũng cần lƣu ý đến vấn đề đặc trƣng văn hóa, điều kiện địa lý ở mỗi vùng miền nhằm xây dựng và triển khai các chính sách một cách phù hợp.

Sự phù hợp và tính tích cực của luật pháp, cũng nhƣ của chiến lƣợc và chính sách của nhà nƣớc đối với ngành y tế chính là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhân lực y tế. Ngƣợc lại, một sự trì trệ trong việc hoạch định và thực thi luật pháp và chính sách của nhà nƣớc về nhân lực y tế sẽ dẫn đến sự cản trở công tác quản lý nguồn lực quan trọng này.

Luật pháp, chính sách của Nhà nƣớc có liên quan tới lĩnh vực y tế (luật khám chữa bệnh, luật công chức, luật lao động, các quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp, quy định cấp phép hành nghề y,...) quy định các điều kiện làm việc, tiêu chuẩn công việc; ràng buộc các tổ chức trong việc tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, phát triển nhân lực y tế. QLNNL y tế vì vậy cần xem xét hệ thống quy định, chính sách của Nhà nƣớc để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, giải quyết tốt mối quan hệ về lao động.

Hệ thống giáo dục và đào tạo

Hệ thống giáo dục đào tạo nhân lực y tế và mức độ hoàn thiện của hệ thống này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới số lƣợng, chất lƣợng nhân lực, có tính quyết định đến sự thành công của hệ thống y tế. Quy mô giáo dục đào tạo càng lớn, trình độ giáo dục, đào tạo càng cao và sự phát triển càng đa dạng thì số lƣợng và chất lƣợng nhân lực càng tăng, cơ cấu nhân lực y tế ngày càng đa dạng, đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của đất nƣớc. Vì vậy, đây chính là một yếu tố ảnh hƣởng chính đến công tác quản lý nhân lực y tế, đặc biệt ở khía cạnh đào tạo, phát triển nhân lực.

Những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực y học

Từ thế kỷ 20, thế giới chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật y học lâm sàng. Sự tiến bộ vƣợt bậc đó đòi hỏi phải phát triển đội ngũ nhân lực để tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại. Thật vậy, đội ngũ nhân lực y tế đƣợc tuyển dụng phải có khả năng sử dụng, vận hành các công nghệ tiên tiến

trong quá trình khám chữa bệnh. Song song đó, công tác đào tạo cũng cần đƣợc thực hiện trên cơ sở thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, quá trình đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên cũng cần dựa vào những tiêu chuẩn về vận hành, sử dụng các thiết bị, sản phẩm y tế.

Quan hệ với các bên liên quan

Các cơ quan chính quyền cùng các đoàn thể sẽ có những ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhân lực về những vấn đề liên quan nhƣ chính sách, chế độ lao động và xã hội (quan hệ về lao động; giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về lao động). Trong đó, công đoàn là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng rất lớn đến các quyết định về quản lý, kể cả quyết định liên quan tới vấn đề nhân sự (quản lý, giám sát và cùng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động).

Bên cạnh đó, những khu vực y tế khác nhau tạo ra sự cạnh tranh trong ngành y tế cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhân sự. Đó là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, gây ra sự dịch chuyển lao động. Vì vậy, công tác quản lý nhân lực cần đảm bảo thu hút, duy trì và phát triển lực lƣợng lao động, không để xảy ra hiện tƣợng “chảy máu chất xám” làm thiếu hụt đội ngũ lao động có trình độ cao.

Đặc biệt, ngƣời sử dụng dịch vụ y tế là một thành phần quan trọng cần xem xét trong quá trình quản lý nhân lực y tế. Những đổi mới về quản lý nhân lực sẽ tác động đến mức độ hài lòng của ngƣời sử dụng dịch vụ y tế, từ đó, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức y tế. Vì vậy, quản lý nhân lực y tế phải giải quyết triệt để vấn đề tuyển chọn, sử dụng nhân lực nhằm phục vụ tốt nhất những ngƣời sử dụng dịch vụ y tế.

Ngày nay, với sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trƣờng, tác động của cuộc sống hiện đại… đã dẫn đến tình trạng thay đổi về cơ cấu, mô hình bệnh tật, dịch tễ học và tử vong. Điều này đòi hỏi nhân lực y tế phải có sự thay đổi kịp thời về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng, cơ cấu để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Theo đó, công tác quản lý nhân lực y tế cũng cần có những chuyển biến tích cực nhằm phát triển đội ngũ nhân lực y tế có chất lƣợng, đảm bảo đủ số lƣợng và cân đối về cơ cấu đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trung tâm y tế huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)