1.2 Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong cơ sở Y tế công lập
1.2.4 Tiêu chí đánh giá quản lý nhân lực trong tổ chức
Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực trong tổ chức là những đặc trƣng, yếu tố làm cơ sở nhận biết hiệu quả của hoạt động quản lý. Có rất nhiều tiêu chí nhƣng với đơn vị hành chính sự nghiệp công lập, luận văn chỉ đề cập tới những tiêu chí chủ yếu sau:
Mức độ hài lòng của người lao động
Quản lý nhân lực sẽ tác động đến sự hài lòng của ngƣời lao động, đem lại sự gắn kết chặt chẽ cho ngƣời lao động với tổ chức nói chung và tổ chức y tế nói riêng. Sự gắn kết của ngƣời lao động đƣợc xem xét thông qua sự tự hào của ngƣời lao động khi đƣợc làm việc trong tổ chức, lòng trung thành và sự nỗ lực trong công việc.
Để đo lƣờng tác động của quản lý nhân lực đến sự hài lòng của ngƣời lao động, thang đo thực tiễn quản lý nhân lực đƣợc Singh (2004) đề xuất bao gồm phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, hoạch định nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến, thu hút nhân viên tham gia các hoạt động, đãi ngộ lƣơng thƣởng. Thang đo này cũng có thể gồm tuyển dụng, bố trí sắp xếp, đào tạo, đền bù cho ngƣời lao động, đánh giá hiệu suất lao động, thúc đẩy, trao quyền và an sinh xã hội hoặc trợ cấp.
Chỉ số tuyển dụng: Hiệu quả của quá trình tuyển dụng chủ yếu đƣợc xem xét qua chỉ số về thời gian, chi phí tuyển dụng thực tế so với kế hoạch.
Chỉ số phân bổ nguồn nhân lực: Hiệu quả của phân bổ nhân lực đƣợc xem xét thông qua hiệu quả tuyển dụng, khả năng hoàn thành mục tiêu của ngƣời lao động. Vì vậy, chỉ số cơ bản đƣợc sử dụng là tỷ lệ hoàn thành mục tiêu công việc.
Chỉ số đào tạo và phát triển: Các chỉ số này dùng để đo lƣờng thời gian và chi phí đầu tƣ cho các hoạt động đào tạo, phát triển và kết quả của các hoạt động này khi so sánh với các mục tiêu của tổ chức. Các chỉ số này bao gồm chỉ số về thời gian đào tạo, chi phí phúc lợi, tỷ lệ phúc lợi trên lƣơng.
Chỉ số về lòng trung thành: Lòng trung thành của ngƣời lao động đƣợc đánh giá qua tỷ lệ nghỉ việc, thời gian làm việc trung bình. Các chỉ số này cho phép tổ chức định lƣợng kết quả làm việc của các nhân viên, ảnh hƣởng của một nhân viên mới đối với kết quả hoạt động của tổ chức, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc và hiệu quả của việc đầu tƣ cho tuyển dụng nhân sự mới.
Kết quả chung của tổ chức
Quản lý nhân lực hiệu quả sẽ đảm bảo quy mô, cơ cấu nhân lực theo yêu cầu. Vì vậy, chỉ tiêu này sẽ đƣợc đƣa vào để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý. Không những giúp đảm bảo về quy mô, cơ cấu nhân lực, quản lý nhân lực hiệu quả sẽ giúp tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, chỉ tiêu hiệu suất lao động đại diện cho hiệu quả kỹ thuật của việc quản lý nhân lực sẽ đƣợc sử dụng. Bên cạnh đó, kết quả hoạt động của tổ chức y tế cũng phản ánh hiệu quả của công tác quản lý bởi vì nhân lƣch y tế là yếu tố quan trọng của hệ thống y tế. Ngoài ra, mức độ hài lòng của ngƣời bệnh/thân nhân về đội ngũ nhân viên y tế cũng đƣợc đƣa vào để đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức
1.3 Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực trong cơ sở Y tế công l p và bài học cho TTYT huyện Kim Sơn