Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở việt nam trường hợp đại học quốc gia hà nội (Trang 72 - 76)

3.3 Đánh giá tổng quát tình hình quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội

3.3.2 Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân

Nguồn thu ĐHQGHN có xu hƣớng tăng qua các năm, nhƣng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn NSNN cấp các hoạt động cung ứng dịch vụ. Nguồn thu từ phí, lệ phí đơn vị chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn trong tổng thu (dƣới 23% tổng thu). Nguồn thu sự nghiệp khác chƣa đa dạng và chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu sự nghiệp. Thu từ dịch vụ của ĐHQGH tuy chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu sự nghiệp, nhƣng lại tăng giảm thất thƣờng (357.584 triệu năm 2010, 366.673 triệu năm 2011, đến năm 2013 còn 284.271 triệu).

Sự không ổn định từ thu dịch vụ cho thấy công tác quy hoạch và tổ chức dịch vụ vẫn chƣa đƣợc quy hoạch một cách nhất quán và khoa học.

Bảng 3.10: Tỷ lệ các khoản thu đào tạo đại học của ĐHQGHN giai đoạn 2010 – 2013 Đơn vị: triệu Đồng Nội dung 2010 2011 2012 2013 Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % Kinh phí đào tạo ĐH do NSNN cấp 318.786 36,8 357.049 37,1 423.319 41,6 485.576 44,1 Học phí, phí 145.142 16,8 172.079 17,9 232.394 22,8 227.210 20,6 Thu sự nghiệp khác 44.905 5,2 66.129 6,9 39.825 3,9 103.931 9,4 Dịch vụ 357.584 41,2 366.673 38,1 322.292 31,7 284.271 25,8

Tổng số 866 417 100 961 930 100 1 017 830 100 1 100 988 100

(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán của ĐHQGHN giai đoạn 2010 – 2013)

Thực hiện chính sách tự chủ tài chính với việc nhà nƣớc sẽ từng bƣớc trao quyền tự chủ từng phần tiến tới trao quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính cho các trƣờng. Điều này đồng nghĩa với với việc nhà nƣớc sẽ giảm NSNN cấp chi thƣờng xuyên cho các trƣờng để các trƣờng tự tìm nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu thƣờng xuyên. Việc này gây nên khó khăn cho ĐHQGHN trong việc đảm bảo nguồn tài chính để duy trì hoạt động và phát triển đào tạo. Khung học phí đã đƣợc điều chỉnh ở Nghị định 49 so với mức thu đƣợc quy định ở Quyết định số 70 của Thủ tƣớng Chính phủ, nhƣng mức thu học phí nhìn chung vẫn chƣa đủ để bù đắp khoản chi phí thƣờng xuyên.

Mặc dù là tự chủ về tài chính, nhƣng ĐHQGHN không đƣợc xác định mức học phí, vẫn phải tuân thủ mức trần học phí, vốn rất thấp đƣợc quy định taị Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Học phí và lệ phí thi tuyển sinh đều đƣợc tính là nguồn thu ngân sách, đều phải nộp tại Kho bạc Nhà nƣớc. Điều này khiến đơn vị khó có thể chủ động trong sử dụng hiệu quả các nguồn thu nhƣ không thể hƣởng lãi suất từ các khoản tiền gửi. Trong khi tỷ lệ lạm phát cùng với lƣơng tối thiểu đã tăng nhiều lần, học phí không những không tăng tƣơng ứng mà còn bị khống chế mức trần, gây khó khăn cho các trƣờng nói chung và cho ĐHQGHN nói riêng trong việc chi cho hoạt động thƣờng xuyên và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Hầu hết những khoản chi đầu tƣ vào cơ sở vật chất đều phải chờ đợi sự xét duyệt của các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, không tránh khỏi sự chậm trễ, trì hoãn kéo dài.

Thu nhập của cán bộ, giảng viên

Qua phân tích thực trạng ta thấy, mặc dù đã cố gắng cải thiện thu nhập cho cán bộ công nhân viên, mức lƣơng giảng viên ĐHQGHN tƣơng đối cao so với mặt bằng các trƣờng, song vẫn còn thấp so với thu nhập của những ngƣời cùng trình độ làm việc trong lĩnh vực kinh doanh hay khu vực có liên doanh với nƣớc ngoài. Chính

điều này là nguy cơ làm chảy máu chất xám sang các khu vực kinh tế có thu nhập cao.

Quy mô đào tạo và NCKH

Cơ cấu đào tạo nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học liên ngành, khoa học kỹ thuật và công nghệ chƣa hoàn chỉnh. Quy mô của các chƣơng trình đào tạo tài năng, chất lƣợng cao, tiên tiến, chuẩn quốc tế trong tổng quy mô đào tạo đã gia tăng nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh của ĐHQGHN.

Các đơn vị nghiên cứu, phát triển công nghệ và dịch vụ còn ít về số lƣợng và chƣa đồng đều về chất lƣợng. Số lƣợng cán bộ khoa học đạt trình độ quốc tế chƣa cao. Mức độ hội nhập quốc tế chƣa sâu. Cơ sở vật chất ở khu vực nội thành Hà Nội chật hẹp. Tiến độ dự án đầu tƣ xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc chậm so với yêu cầu.Tổng tài sản còn chƣa nhiều cần phải tăng cƣờng hơn nữa việc tận dụng các thiết bị hiện có, xây dựng các phòng thí nghiệm chuẩn cho một số ngành mũi nhọn, then chốt nhƣ: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ hóa dầu, công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị qua việc thực hiện các đề tài, dự án.

Ngoài ra chi cho hoạt động NCKH còn ở mức thấp. Nguồn kinh phí NCKH vẫn chủ yếu từ NSNN cấp và có một phần nhỏ từ nguồn thu sự nghiệp. Việc thu hút đƣợc nguồn kinh phí đầu tƣ từ bên ngoài cho NCKH của ĐHQGHN còn gặp nhiều hạn chế.

Một số tồn tại trong quy trình lập kế hoạch ngân sách của ĐHQGHN

 Chƣa có báo cáo cấp đơn vị trực thuộc về tình hình nguồn thu từ viện trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc.

 Hiện nay trong cơ cấu đào tạo của ĐHQGHN có hệ đào tạo PTTH chuyên, tuy nhiên hệ đào tạo này chƣa đƣợc tập trung ƣu tiên đầu tƣ NSNN, chƣa có nhiều chính sách hỗ trợ. Hơn nữa ĐHQGHN cũng chƣa có nhiều chính sách thu hút tài năng cho đào tạo đại học, nên dễ dẫn đến tình trạng đào tạo ra nhiều nhân tài ở cấp bậc PTTH, nhƣng không thu hút đƣợc những nhân tài này vào các trƣờng đại học thành viên.

 Lập kế hoạch chi dựa trên đầu vào để xác định kinh phí, chƣa tính đến đầu ra. Điều này khiến cho kinh phí đầu tƣ không hợp lý, dễ gây ra tình trạng thiếu hụt ở những hoạt động cần đầu tƣ và lãng phí ở những mảng hoạt động không trọng tâm. Cần lập kế hoạch chi dựa trên đầu ra, tức là chất lƣợng và hiệu quả. Những ngành, lĩnh vực có đầu ra chất lƣợng cao, hiệu quả thu đƣợc lớn, đƣợc sự quan tâm của xã hội cần đƣợc chú trọng đầu tƣ mạnh, cả từ nguồn NSNN và nguồn tự có tại đơn vị. Nhƣ vậy việc hiệu quả đầu tƣ tài chính mới đƣợc đảm bảo.

Một số tồn tại trong việc phân bổ tài chính

 Phân bổ tài chính chƣa khuyến khích nâng cao chất lƣợng đào tạo, cơ cấu chi chƣa thật hợp lý.

 Năng lực đội ngũ cán bộ và công tác kế hoạch tài chính hạch toán kế toán chƣa đáp ứng yêu cầu,…

Nguyên nhân bên trong là do cơ chế quản lý tài chính của ĐHQGHN, còn nguyên nhân gián tiếp bên ngoài xuất phát từ những bất cập chung trong công tác quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam.

CHƢƠNG 4 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở việt nam trường hợp đại học quốc gia hà nội (Trang 72 - 76)