Thực hiện tự chủ tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở việt nam trường hợp đại học quốc gia hà nội (Trang 52 - 56)

3.2 Thực trạng quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà nội

3.2.1 Thực hiện tự chủ tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ sở pháp lý việc triển khai tự chủ tại Đại học quốc gia Hà Nội

Căn cứ Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ về Đại học Quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 16/2001/QĐ-TT ngày 12/02/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia;

Căn cứ Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSNCL;

Căn cứ quyết định 3479/QĐ-ĐHQGHN của ĐHQGHN ngày 30/11/2010. Theo đó ĐHQGHN lại một lần nữa nhấn mạnh nhiệm vụ giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc ĐHQGHN là nhiệm vụ tiên quyết, nhằm thúc đẩy tự chủ trong phân bổ thu chi cũng nhƣ đầu tƣ tài chính ngay trong nội bộ các trƣờng thành viên.

Thực hiện tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Tài chính trong các trƣờng ĐHCL đƣợc thể hiện ở các hoạt động thu, chi bằng tiền của các quỹ tiền tệ. Nói một cách khái quát, tự chủ tài chính là tự chủ trong quản lý khai thác các nguồn thu và tự chủ trong quản lý chi tiêu. Muốn đánh giá

đƣợc tình hình tự chủ tài chính tại ĐHQGHN, ta phải đánh giá đƣợc tình hình quản lý nguồn thu và nguồn chi tại ĐHQGHN có hiệu quả hay không? Đạt đƣợc những thành tựu gì?

Tự chủ về nguồn thu

Bảng 3.4: Nguồn kinh phí của ĐHQGHN giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: triệuĐồng

(Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN của ĐHQGHN giai đoạn 2010 – 2013)

2010 2011 2012 2013 ST T Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) A NSNN sử dụng 367.197 40.14 426.118 41,33 518.492 46,58 659.132 51,72 1 Chi cho GD- ĐT 318.786 34,85 357.049 34,63 423.319 38,03 485.576 38,1 2 Chi cho Kinh

tế 400 0,04 417 0,04 50.509 4,54 23.335 1,84 3 Chi cho KH-

CN 45.638 5 66.701 6,47 42.302 3,8 147.727 11,59 4 Chi cho môi

trƣờng 1.046 0,11 724 0,07 911 0,08 2.194 0,17 5 Chi trợ giá 86 - 304 0,03 125 0,01 300 0,02 6 Đào tạo lƣu

học sinh 1.241 0,14 923 0,09 1.050 0,1 - - 7 Chi hành chính - - - - 276 0,02 - - B Nguồn thu 547.631 59,86 604.881 58,67 594.511 53,42 615.412 48,28 1 Học phí, phí 145.142 15,87 172.079 16,70 232.394 20,88 227.210 17,83 2 Thu sự nghiệp khác 44.905 4,9 66.129 6,41 39.825 3,58 103.931 8,15 3 Dịch vụ 357.584 39,09 366.673 35,56 322.292 28,96 284.271 22,30 TỔNG CỘNG (=A+B) 914.828 100 1.030.99 9 100 1.113.003 100 1.274.54 4 100

Nguồn thu tài chính hàng năm của ĐHQGHN chủ yếu bao gồm kinh phí do NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp.

Qua bảng số liệu, ta thấy nguồn thu tài chính hàng năm của ĐHQGHN tăng dần từng năm trong giai đoạn 2010 – 2013, từ 914.828 triệu đồng năm 2010, tăng dần qua năm 2011, 2012 và lên tới 1.274.54 triệu đồng năm 2013. Kết quả thu đƣợc là nhờ mức tăng trong cả nguồn NSNN và nguồn thu sự nghiệp. Cụ thể NSNN có mức tăng từ 367.197 triệu năm 2010, tăng dần qua năm 2011, 2012 và lên tới 659.132 triệu năm 2013.

Nguồn thu sự nghiệp cũng có mức tăng từ 547.631 triệu đồng năm 2010 lên 615.412 triệu năm 2013. Đóng góp vào mức tăng này chủ yếu là mức tăng nguồn thu từ phí, học phí và thu sự nghiệp khác. Cụ thể nguồn thu học phí, phí tăng từ 145.142 triệu năm 2010 lên 172.079 năm 2011, và 232.394 triệu năm 2012. Năm 2013 số liệu giảm không đáng kể so với năm 2012, còn 227.210 triệu nhƣng nhìn chung mức thu vẫn tăng trong cả giai đoạn. Nguồn thu sự nghiệp khác cũng có mức tăng tƣơng đối ấn tƣợng trong giai đoạn 2010 – 2013. Năm 2010 chỉ là 44.905 triệu nhƣng sang 2011 đã tăng lên tới 66.129 triệu. Năm 2012 mức thu giảm xuống còn 39.825 triệu nhƣng đến năm 2013 đã tăng mạnh hơn 200% lên tới 103.931triệu. Thu sự nghiệp là nguồn thu nhờ tiền lãi chia từ hoạt động liên doanh, liên kết, tiền gửi ngân hàng, thu nhập do các đơn vị trực thuộc nộp lên, hoặc thu từ thƣ viện, ký túc xá sinh viên,…Đây là nguồn tài chính đáng kể giúp ĐHQGHN có thể đẩy mạnh tự chủ tài chính, nâng cao chất lƣợng về mọi mặt. Thu từ dịch vụ cũng góp phần đáng kể vào nguồn thu sự nghiệp của ĐHQGHN. Tuy nhiên nguồn thu này có doanh thu không ổn dịnh. Năm 2010 thu dịch vụ là 357.584 triệu, năm 2011 tăng nhẹ lên 366.673 triệu, nhƣng sang 2012 giảm xuống chỉ còn 322.292 triệu. Đến năm 2013 thu dịch vụ giảm mạnh xuống chỉ còn 284.271triệu.

Tuy nhiên xét về mặt số tƣơng đối, ta thấy nếu không tính nguồn kinh phí từ NSNN, thu từ dịch vụ vẫn có đóng góp nhiều nhất vào nguồn thu tài chính của ĐHQGHN, chiếm tỉ trọng lớn nhất. Cụ thể năm 2010 và 2011 thu từ dịch vụ chiếm tới 39% và 35,56% tổng thu tài chính, bằng hơn 02 lần thu từ phí và học phí

(14,87% và 16,7%). Năm 2012 tỷ trọng thu dịch vụ giảm xuống còn 28,96%, cùng với đó là sự tăng tỉ trọng của thu từ phí và học phí lên hơn 20%. Điều này chứng tỏ phƣơng hƣớng của ĐHQGHN trong những năm tới là đẩy mạnh tăng thu từ phí, học phí và dịch vụ để tăng nguồn thu sự nghiệp.

Tự chủ về quản lý chi tiêu

Mặt khác, tự chủ tài chính còn là tự chủ trong quản lý chi tiêu. Chi tiêu tài chính là các khoản chi phải dựa trên tiêu chuẩn, định mức hợp lý; đảm bảo tiết kiệm, chính xác, trung thực, đúng số phát sinh, mục đích, phạm vi chi tiêu và đạt hiệu quả sử dụng theo quy định của pháp luật. Về mặt chi tiêu, nguồn kinh phí để chi tiêu cho các hoạt động của ĐHQGHN đến từ NSNN và nguồn thu sự nghiệp. Trong đó nguồn kinh phí NSNN chủ yếu để sử dụng cho các hoạt động GD-ĐT, KH-CN, kinh tế, môi trƣờng. Nguồn thu sự nghiệp đƣợc sử dụng để chi trả các loại phí, lệ phí, dịch vụ và chi sự nghiệp khác.

Bảng 3.5: Chi sự nghiệp tại ĐHQGHN giai đoạn 2010 - 2013.

2010 2011 2012 2013 S T T Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Chi sự nghiệp 368.67 3 100 401.440 100 413.818 100 314.979 100 1 Phí, lệ phí 3.050 0,83 28.892 7,2 71.915 17,4 9.069 2,8 2 Dịch vụ 354.37 3 96 357.334 89 330.283 79,8 275.833 87,6 3 Chi sự nghiệp khác 11.250 3,1 15.214 3,79 11.620 2,8 29.896 9,5

Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN của ĐHQGHN giai đoạn 2010 – 2013.

Theo bảng số liệu, ta thấy chi dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong số các khoản chi sự nghiệp. Cụ thể, năm 2010 chi dịch vụ là 354.373 triệu, tƣơng đƣơng 96% chi sự nghiệp,năm 2011 là 357.334 triệu, bằng 89%, năm 2012 là 330.283 triệu, bằng 84,6% và năm 2013 là 275.833 triệu, tƣơng đƣơng 87,6%. Các khoản chi cho phí và lệ phí chiếm tỉ trọng khá nhỏ, tuy nhiên lại có sự biến động lớn qua giai đoạn 2010-2013. Năm 2010, ĐHQGHN chi 3.050 triệu cho phí và lệ phí, 2011 tăng lên 28.892 triệu và 2012 lên tới 71.915 triệu. Trong số hơn 28 tỷ chi phí của năm 2011 có 9.411triệu chi phí nộp cấp trên của các đơn vị thành viên và 11.135 triệu trích lập các quỹ. Năm 2012 chi phí gồm có hơn 55 tỷ chi cho phí và lệ phí của trƣờng Đại học khoa học tự nhiên và 6,8 tỷ trích lập các quỹ.

Trong tình hình hiện nay. nguồn NSNN cấp cho giáo dục còn eo hẹp,trong khi chi phí duy trì hoạt động đào tạo ngày một tăng, ĐHQGHN đã chủ động đa dạng hóa và chuẩn hóa các chƣơng trình đào tạo theo nhu cầu xã hội. Trƣờng bắt đầu xây dựng và triển khai các chƣơng trình chất lƣợng cao, lớp tài năng, giảng dạy bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Tính đến tháng 12/2014, tỷ lệ sinh viên tài năng (TN), chất lƣợng cao (CLC), tiên tiến (TT) chiếm 13% tổng quy mô đào tạo; tỷ lệ sinh viên liên kết quốc tế chiếm 3% tổng quy mô đào tạo

Tính tự chủ của ĐHQGHN còn đƣợc thể hiện thông qua các hoạt động sử dụng tài sản của trƣờng để liên doanh, liên kết, thực hiện các hoạt động KHCN, tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với đặc điểm chức năng của ĐHQGHN. Đáng chú ý nhất là việc thành lập Đại học Việt - Nhật theo Quyết định số 1186/QĐ-TTg ngày 21/07/2014 với quy mô xây dựng cơ sở tại 3 địa điểm (khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu ĐHQGHN tại Hòa Lạc, khu ĐHQGHN tại 144 Xuân Thủy).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở việt nam trường hợp đại học quốc gia hà nội (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)