Phân bổ ngân sách nhà nƣớc tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở việt nam trường hợp đại học quốc gia hà nội (Trang 56 - 64)

3.2 Thực trạng quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà nội

3.2.2Phân bổ ngân sách nhà nƣớc tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Căn cứ dự toán ĐHQGHN đã đăng ký và đƣợc Bộ Tài chính giao, sau khi kế hoạch và dự toán kinh phí theo lộ trình hàng năm của các đề án thành phần tại các

đơn vị giảng dạy đƣợc ĐHQGHN phê duyệt, các đơn vị tham gia giảng dạy chƣơng trình đạt chuẩn quốc tế đƣợc phân bổ kinh phí có trách nhiệm quản lý và đƣợc phép sử dụng nguồn kinh phí NSNN do ĐHQGHN giao cũng nhƣ nguồn thu học phí theo đúng Luật ngân sách, các quy định hiện hành của Nhà nƣớc và của ĐHQGHN. Cụ thể căn cứ phân bổ NSNN cho các đơn vị trong ĐHQGHN dựa vào:

 Chỉ tiêu đào tạo của các ngành, chuyên ngành đƣợc ĐHQGHN phê duyệt.  Dự toán theo lộ trình hàng năm của đề án thành phần đã đƣợc Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt và trình lên Bộ Tài chính, bao gồm:

 Kinh phí chi cho đào tạo và quản lý đào tạo (bao gồm cả kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và mời cán bộ giảng dạy)

 Kinh phí chi Quỹ tiền lƣơng, tiền công và các khoản theo lƣơng (bao gồm cả phụ cấp, thâm niên nhà giáo), quỹ thi đua khen thƣởng

 Kinh phí sự nghiệp KH-CN: chi cho các đề tài, dự án khoa học và công nghệ từ hoạt động khoa học và công nghệ thƣờng xuyên

 Kinh phí chi cho các nhiệm vụ khác: gồm các nhiệm vụ đƣợc giao riêng theo quyết định của Bộ Tài chính và các nhiệm vụ riêng của ĐHQGHN (bao gồm cả các nhiệm vụ thuộc sự nghiệp kinh tế theo hƣớng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

 Kinh phí chi cho các chƣơng trình mục tiêu

Các nguồn kinh phí này phải đƣợc đƣa vào kế hoạch nhiệm vụ năm học , kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm của đơn vị. Việc xét chọn, phê duyệt, triển khai thực hiện và quản lý, nghiệm thu, thanh quyết toán kinh phí tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nƣớc và của ĐHQGHN theo phƣơng châm tạo điều kiện chủ động cho các đơn vị trong việc thực hiện Nhiệm vụ chiến lƣợc.

Hàng năm ĐHQGHN hƣớng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch ngân sách của năm sau vào khoảng quý II của năm tài chính hiện tại, việc lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị trực thuộc căn cứ vào các chỉ tiêu sau:

 Nhiệm vụ do ĐHQGHN giao và nhiệm vụ của đơn vị do cơ quan có thẩm quyền thông báo với đơn vị

 Các luật NSNN, luật KH-CN, chế độ, chính sách hiện hành

 Chỉ thị của Thủ tƣớng chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau, văn bản hƣớng dẫn của Bộ tài chính, của ĐHQGHN

Bảng 3.6: Tình hìnhphân bổ ngân sách nhà nước tại ĐHQGHN giai đoạn 2010-2013 Đơn vị: triệu Đồng 2010 2011 2012 2013 STT Chỉ tiêu Tổng số Tỉ lệ (%) Tổng số Tỉ lệ (%) Tổng số Tỉ lệ (%) Tổng số Tỉ lệ (%) 1 NSNN sử dụng 367.197 100 426.118 100 518.492 100 659.132 100 2 Chi sự nghiệp GD- ĐT 318.786 86,8 357.049 83.8 423.319 81,64 485.576 73,66 Tổng chi 318.786 100 357.049 100 423.319 100 485.576 100 Chi quỹ tiền lương 143.453 45 167.813 47 194.726 46 233.076 48 Chi hoạt động đào

tạo 73.618 23,1 80.526 22,6 105.830 25 126.250 26

Phân bổ các đơn vị 24.153 7,58 24.625 6,9 57.528 13,58 75.836 15,6 Chi các nhiệm vụ

riêng 77.562 24,33 84.085 23,5 65.235 15,42 50.414 10,4

3 Chi sự nghiệp Kinh

tế 400 0,11 417 0,1 50.509 9,74 23.335 3,54

4 Chi sự nghiệp KH-

CN 45.638 12,42 66.701 15,65 42.302 8,16 147.727 22,4

5 Chi sự nghiệp môi

trƣờng 1.046 0,28 724 0,17 911 0,18 2.194 0,33

6 Chi trợ giá 86 0,05 304 0,06 125 0,03 300 0,07

7 Đào tạo lƣu học

8 Chi hành chính 0 0 0 0 276 0,05 0 0

Qua bảng số liệu trên, ta thấy nguồn NSNN chi cho sự nghiệp GD-ĐT vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong việc phân bổ NSNN hàng năm của ĐHQGHN. Nguồn kinh phí cho sự nghiệp GD-ĐT cũng tăng dần qua các năm, từ 318.786 triệu đồng năm 2010, tăng lên tới 485.576 triệu đồng năm 2013. Điều này vừa thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc tới sự nghiệp GD-ĐT của ĐHQGHN, vừa thể hiện tầm quan trọng của sự nghiệp GD-ĐT trong số các nhiệm vụ trọng tâm của ĐHQGHN. Mặt khác, ĐHQGHN là cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, chiến lƣợc về GD-ĐT mà Đảng và Nhà nƣớc giao. Vì vậy, số lƣợng phân bổ NSNN cho GD-ĐT hàng năm tỉ lệ thuận với số nhiệm vụ trong năm mà ĐHQGHN đƣợc giao, cụ thể nhƣ sau:

 Năm 2010, ĐHQGHN đã cơ bản thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và phát triển một số ngành, chuyên ngành khoa học cơ bản, công nghệ mũi nhọn và kinh tế xã hội đạt trình độ quốc tế; hoàn thành nhiệm vụ áp dụng các yếu tố tích cực của phƣơng thức đào tạo tín chỉ; thực hiện Dự án Trung tâm đại học Pháp tại Hà Nội.

 Năm 2011, bên cạnh những nhiệm vụ cơ bản hàng năm, ĐHQGHN đã thực hiện có hiệu quả các Đề án tăng cƣờng năng lực tìm kiếm việc làm cho sinh viên; xây dựng cổng thông tin điện tử; tủ sách khoa học.

 Năm 2012 ĐHQGHN hoàn thành việc điều chỉnh hơn 300 chƣơng trình đào tạo đại học và sau đại học theo chuẩn đầu ra; tập trung các nhiệm vụ tăng cƣờng điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo của các đơn vị trực thuộc.

 Năm 2013 ĐHQGHN xây dựng, chuẩn bị các điều kiện thực hiện Đề án đổi mới tuyển sinh theo phƣơng thức đánh giá năng lực; hoàn thành giai đoạn 1 tái cấu trúc các đơn vị trực thuộc; hoàn thành ¾ Dự án tăng cƣờng năng lực đặc biệt chuyển tiếp từ năm 2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy tăng về số lƣợng, nhƣng tỷ trọng sử dụng nguồn vốn từ NSNN chi cho sự nghiệp GD-ĐT tại ĐHQGHN đang có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Năm 2010 tỷ trọng này còn chiếm tới 86.8% tổng số NSNN, giảm dần qua các năm và đến năm 2013 chỉ còn 73,66%. Điều này thể hiện chủ trƣơng đẩy mạnh tự chủ tài

chính tại ĐHQGHN, thông qua việc giảm bớt sử dụng NSNN, tăng tỉ trọng nguồn kinh phí ngoài NSNN. Bản chất của tự chủ tài chính là giảm bớt sự phụ thuộc vào NSNN và thay vào đó sử dụng nguồn kinh phí tự có của đơn vị. Nó không có nghĩa là sự quan tâm dành cho sự nghiệp GD-ĐT bị giảm đi, mà chỉ thể hiện sự chuyển dịch về cơ cấu tài chính và chuyển nguồn vốn NSNN sang những sự nghiệp khác.

Trong sự nghiệp GD-ĐT, chi quỹ tiền lƣơng, tiền công, các khoản theo lƣơng và quỹ thi đua khen thƣởng vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất. Năm 2010 quỹ lƣơng thƣởng chiếm 45% tƣơng đƣong 143.453 triệu. Tỉ lệ này tăng dần theo từng năm, cả về mặt tuyệt đối lẫn tƣơng đối. Năm 2011 quỹ lƣơng thƣởng của ĐHQGHN là 167.813 triệu, tƣơng đƣơng 47% và tới năm 2013 đã lên tới 233.076 triệu năm 2013. Để nâng cao chất lƣợng hoạt động GD-ĐT, không thể không chú trọng đến việc nâng cao đời sống cho giảng viên và cán bộ. Đây cũng là một trong những trọng tâm của quá trình đẩy mạnh tự chủ tài chính tại ĐHQGHN.

Việc tập trung nâng cao chất lƣợng đào tạo cũng thể hiện ở việc chi cho hoạt động đào tạo tăng dần qua các năm, kể cả số lƣợng lẫn tỉ trọng. Năm 2010 NSNN chi cho hoạt động này là 73.618 triệu, chiếm 23,1%, đến năm 2012 là 105.830 triệu tƣơng đƣơng 25% và đến năm 2013 là 126.250 triệu, bằng 26% tổng chi cho sự nghiệp GD-ĐT. Nguồn NSNN phân bổ cho các đơn vị thành viên cũng đƣợc tăng dần qua từng năm, từ 24.153 triệu năm 2010 lên tới 75.836 triệu năm 2013, nhằm tăng nguồn chi thƣờng xuyên, để mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhằm tập trung vào các nhiệm vụ tăng cƣờng điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo cho các đơn vị thành viên. Đặc biệt năm 2012, ĐGQGHN đã đầu tƣ mua sắm học liệu 100 kỹ năng mềm cho sinh viên đại học và triển khai đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên khóa QH 2008, dẫn đến phát sinh chi phí hành chính 276 triệu.

Phân bổ NSNN cho sự nghiệp KH-CN cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ĐHQGHN. Chính vì vậy tỉ lệ phân bổ NSNN cho việc nghiên cứu KH-CN có đa số có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2010-2013, từ 45.638 triệu năm 2010 lên 66.701 triệu năm 2011 và đặc biệt năm 2013 lên tới 147.727 triệu, tƣơng đƣơng 22,4% tổng chi NSNN năm 2013. Nguồn NSNN này đƣợc dùng chủ yếu để

triển khai chƣơng trình Khoa học Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nƣớc “ Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” do ĐHQGHN chủ trì thực hiện. Đây là chƣơng trình KH-CN có tính liên ngành, liên lĩnh vực, tính hƣớng đích và ứng dụng cao nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản và nóng bỏng nhất đang đặt ra trong quá trình phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Ngoài ra ĐHQGHN còn có rất nhiều đề tài nghiên cứu cấp nhà nƣớc trong giai đoan 2011-2014 trong lĩnh vực sinh học, khí tƣợng thủy văn, lịch sử,…Đây là những đề tài mang tính thực tiễn cao và kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc ứng dụng nhiều trong thực tế.

Về mặt sự nghiệp kinh tế, NSNN đảm bảo kinh phí hoạt động cho Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học, năm 2010 là 400 triệu và năm 2011 là 417 triệu. Sang năm 2012, ĐHQGHN thành lập thêm Trung tâm nghiên cứu biển đảo, trực thuộc Đại học Khoa học tự nhiên và phân bổ 50.509 triệu lấy từ nguồn NSNN. Trung tâm nghiên cứu Biển và đảo (Center for Sea and Island Research) đƣợc đầu tƣ trang bị các máy móc thiết bị hiện đại để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực biển và đảo; dịch vụ khoa học và công nghệ: tham gia đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức; tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện khoa học; chuyển giao công nghệ; tƣ vấn và hợp tác trong lĩnh vực biển và đảo. Cùng với Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học, đây là hai đơn vị chính trong hoạt động sự nghiệp kinh tế của ĐHQGHN. Đến năm 2013 kinh phí NSNN là 23.335 triệu chủ yếu đƣợc phân bổ cho Trung tâm nghiên cứu biển đảo.

Ngoài ra ĐHQGHN còn phân bổ NSNN vào sự nghiệp môi trƣờng, chi trợ giá và đào tạo lƣu học sinh. Đây là những mảng chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong phân bổ NSNN, là công cụ để ĐHQGHN thực hiện chức năng của một cơ quan nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng và hợp tác đào tạo sinh viên các nƣớc trên thế giới nhƣ Nhật Bản, Đông Timor, Lào,…Đây là hoạt động kết hợp giữa ĐHQGHN và các trƣờng đại học khác trên thế giới, nhằm trao đổi kinh nghiệm đào tạo, giao lƣu văn hóa và tăng cƣờng hợp tác lẫn nhau. Kinh phí NSNN cho hai lĩnh vực trên trong giai đoạn 2010-2010 đƣợc phân bổ ổn định khoảng 1-2 tỷ Đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở việt nam trường hợp đại học quốc gia hà nội (Trang 56 - 64)