Thực hiện thu học phí tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở việt nam trường hợp đại học quốc gia hà nội (Trang 64 - 67)

3.2 Thực trạng quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà nội

3.2.3 Thực hiện thu học phí tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong điều kiện nguồn NSNN đầu tƣ cho giáo dục còn hạn chế, để phát triển giáo dục, Nhà nƣớc cho phép huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tƣ cho giáo dục nhằm chia sẻ bớt gánh nặng với NSNN. Việc Nhà nƣớc cho phép thu học phí, lệ phí; mở rộng các loại hình đào tạo liên kết; thực hiện một số hoạt động ngoài đào tạo nhƣ các dựán sản xuất thử nghiệm; cung ứng dịch vụ; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nƣớc để tổ chức các hoạt động dịch vụđã tạođiều kiện cho các trƣờng đại học tăng nguồn thu ngoài NSNN. Không nằm ngoài xu thế chung, nguồn thu sự nghiệp ngoài NSNN ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững về tài chính của ĐHQGHN.

ĐHQGHN thực hiện thu, quản lý và sử dụng học phí theo quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 31/08/1998 của Chính phủ đối với học phí chính quy, thông tƣ 46/2001/TTLT/BTC-BGH&ĐT ngày 20/06/2001 đối với học phí không chính quy và các quy định về thu học phí của Nhà nƣớc. Năm học 2009-2010 nhà nƣớc có quyết định điều chỉnh khung học phí chính quy đối với CSGD nghề nghiệp và giáo dục ĐHCL theo quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21/08/2009, theo đó mức trần học phí chính quy của sinh viên đại học là 240.000đ/tháng/sinh viên. Với khung học phí mới, mức trần học phí chính quy đại học đã cao hơn so với mức trần cũ (tồn tại hơn 10 năm) 60.000đ/tháng/sinh viên. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chính sách xã hội hoá giáo dục và thực hiện chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nƣớc và ngƣời học, ngày 14/05/2010, Nhà nƣớc tiếp tục ban hành Nghị định 49/2010/CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015. Nghị định 49/2010/CP ra đời, tiếp tục nâng mức trần học phí lên 290.000đ/tháng/sinh viên cũng nhƣ cho phép tăng thu học phí theo lộ trình của nhà nƣớc cùng với việc khuyển khích mở rộng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp khác của trƣờng, tạo điều kiện cho giúp nhà trƣờng chủ động trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tƣ trang thiết bị

phúc vụ giảng dạy, học tập cũng nhƣ nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức của trƣờng. Cụ thể nội dung thu học phí và phí của ĐHQGHN gồm:

 Học phí

 Thu học phí của sinh viên, học viên thuộc các hệ đào tại chính quy theo khung học phí.

 Thu học phí của sinh viên thuộc các loại hình đào tạo không chính quy ( nhƣ đào tạo tại chức, đào tạo văn bằng 2, hoàn chỉnh kiến thức, đào tạo từ xa…) theo khung học phí do Nhà nƣớc quy định.

 Lệ phí bao gồm: lệ phí tuyển sinh, và các loại lệ phí khác theo quy định của Nhà nƣớc.

Bảng 3.7: Mức học phí chính quy chƣơng trình đại trà của ĐHQGHN giai đoạn 2010 – 2013 Đơn vị: triệuĐồng Năm học CT đào tạo 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Tiến sĩ 7,25 - 7,75 8,5 - 11,05 10,5 - 14,25 12 - 17,15 Thạc sĩ 4,35 - 4,65 5,1 - 6,8 6,3 - 8,55 7,25 - 10,25 Đại học 2,9 - 3,1 3,5 - 4,5 4,2 - 5,7 4,85 - 6,85

Nguồn: Theo báo cáo thu chi tài chính của ĐHQGHN.

Mức học phí hệ đào tạo chính quy của ĐHQGHN cũng thay đổi theo lộ trình tăng dần, năm sau cao hơn năm trƣớc, với tỉ lệ dao động từ 15 – 23% ( năm học 2011 – 2012 tăng lên 17%, năm 2012-2013 tăng thêm 23% so với năm học trƣớc). Đến năm học 2013-2014, học phí chƣơng trình đào tạo đại học chính quy tiếp tục tăng lên 15% (từ mức 4,2– 5,7 triệu đồng trong năm học 2012 – 2013 lên mức 4,85 - 6,85 triệu đồng năm học 2013-2014). Trong học kỳ I năm học 2013 – 2014, thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GD & ĐT, ĐHQGHN tạm dừng điều chỉnh học phí theo lộ trình của NĐ 49. Mức học phí cận dƣới áp dụng đối với ngành của trƣờng

ĐHKHXH & NV, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Kinh tế, Khoa Luật. Mức thu học phí cận trên áp dụng với ngành đào tạo thuộc Khoa Y, dƣợc. Đối với hệ vừa làm vừa học, mức học phí áp dụng cho mỗi sinh viên bằng 1,5 lần học phí hệ chính quy của cùng ngành đào tạo. Riêng với các chƣơng trình đào tạo khác, mức thu học phí của từng chƣơng trình sẽ thực hiện theo quy định của Nhà nƣớc (nếu có) hoặc theo thỏa thuận với ngƣời học trên cơ sở đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo.

Bảng 3.8: Các khoản thu hoạt động giáo dục và đào tạo của ĐHQGHN giai đoạn từ 2010 – 2013 Đơn vị: triệu Đồng Nội dung 2011 2012 2013 Tổng số Tổng số Tổng số Tổng số Kinh phí GD-ĐT do NSNN cấp 318.786 357.049 423.319 485.576 Học phí, phí 145.142 172.079 232.394 227.210 Tổng số 463.928 529.128 655.713 712.786

Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán của ĐHQGHN.

Có thể thấy trong số liệu nguồn thu hoạt động GD-ĐT của ĐGQGHN, nguồn thu từ học phí và phí đang tăng dần theo từng năm, đánh dấu những những thành tựu bƣớc đầu trong công cuộc tự chủ tài chính tại ĐHQGHN. Cụ thể mức thu từ phí và học phí tăng từ 145.142 triệu đồng năm 2010 lên 172.079 triệu đồng năm 2011, 232.394 triệu năm 2012 và 227.210 triệu năm 2013. Tỷ trọng nguồn thu từ học phí so với nguồn kinh phí NSNN chi cho giáo dục đào tạo ngày một cao. Năm 2010, tỉ lệ nguồn thu học phí/kinh phí chi GDĐT do NSNN cấp là 45,5%, và tiếp tục tăng từ 3 – 9 % trong các năm tiếp theo. Năm 2010 nguồn thu học phí chỉ đảm bảo 39% chi thƣờng xuyên, hiện nay lên tới 72% trong năm 2013. Điều này cho thấy nỗ lực của tập thể ĐHQGHN trong việc giảm gánh nặng cho NSNN chi cho sự nghiệp giáo

dục đào tạo, tiến dần tới chủ động trong đảm bảo nguồn thu cho đơn vị. Đây là số liệu đánh dấu những chuyển biến bƣớc đầu đạt đƣợc trong lộ trình tăng học phí đối với CSGDĐH thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2010 – 2011 đến năm 2014 – 2015, theo phƣơng hƣớng của Nghị định 49/2010/CP đƣợc Nhà nƣớc thông qua và ban hành ngày 14/05/2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở việt nam trường hợp đại học quốc gia hà nội (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)