Chiến lƣợc phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở việt nam trường hợp đại học quốc gia hà nội (Trang 76 - 79)

2030

Trong đƣờng lối chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội do Đại hội IX đề ra đã khẳng định cần thiết phải xây dựng hai ĐHQG thành những trung tâm hàng đầu của quốc gia trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và NCKH. Cho đến nay, về cơ bản ĐHQGHN đã vƣợt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ bản thực hiện đƣợc các mục tiêu của chiến lƣợc phát triển đến năm 2010, tầm nhìn năm 2020. ĐHQGHN đã xác lập đƣợc mô hình định hƣớng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, có tính tự chủ cao về tổ chức và cơ chế quản lý, khẳng định đƣợc những tiêu chí quan trọng nhất để có thể trở thành hạt nhân thúc đẩy quá trình đổi mới sự nghiệp giáo dục nƣớc nhà. Đội ngũ cán bộ khoa học có học vị tiến sĩ và có chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ chiếm tỷ lệ khá cao trong số các CSGDĐH cả nƣớc. Công tác đào tạo có nhiều đổi mới. Tỷ lệ về quy mô đào tạo sau đại học đã gần đạt tiêu chí của các đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực. Kiểm định chất lƣợng các chƣơng trình đào tạo theo tiêu chuẩn của mạng lƣới đại học ASEAN đƣợc áp dụng rộng rãi. Chất lƣợng các chƣơng trình đào tạo tài năng, chất lƣợng cao, tiên tiến và chuẩn quốc tế đƣợc nhiều đại học có uy tín trên thế giới thừa nhận. Hoạt động NCKH và phát triển công nghệ đã góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và phục vụ cuộc sống, trong đó, một số kết quả nghiên cứu cơ bản đã tiếp cận trình độ quốc tế. Chiến lƣợc phát triển ĐHQGHN đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 sẽ tiếp tục phát huy các thành tựu, khắc phục các hạn chế nêu trên, bám sát các Nghị quyết của Trung ƣơng về đổi mới giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ.

 Phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội phù hợp với chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, phù hợp với các chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

 Xây dựng đại học định hƣớng nghiên cứu tiên tiến vừa là mục tiêu vừa là động lực để tăng cƣờng các nguồn lực, phát triển đội ngũ cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, bồi dƣỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học và công nghệ đỉnh cao phục vụ nâng cao chất lƣợng đào tạo và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

 Phát triển toàn diện và bền vững, áp dụng các giải pháp mang tính đột phá; ƣu tiên đầu tƣ phát triển các hƣớng nghiên cứu khoa học trọng điểm, mũi nhọn.

 Nhiệm vụ trọng tâm

Về đào tạo:

 Tiếp tục triển khai thực hiện và phát triển các chƣơng trình đào tạo thuộc Nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và phát triển ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế; từng bƣớc phát triển một số bộ môn, khoa, đơn vị đạt chuẩn quốc tế; phát triển các chƣơng trình đào tạo liên kết quốc tế; tăng cƣờng tiếp nhận các chƣơng trình đào tạo tiên tiến của các nƣớc phát triển; xây dựng và phát triển các chƣơng trình đào tạo liên ngành, mũi nhọn, có nhu cầu xã hội cao và những lĩnh vực khoa học mới.

 Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm định chất lƣợng, nâng cao chất lƣợng đầu ra và tăng cƣờng khả năng có việc làm của ngƣời học, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động trong và ngoài nƣớc.

 Tiên phong đổi mới tuyển sinh theo hƣớng đánh giá năng lực của ngƣời học nhằm đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh và hội nhập với quốc tế.

Về khoa học và công nghệ:

 Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và đóng góp vào sự phát triển khoa học - công nghệ nƣớc nhà, xứng đáng với vị thế của ĐHQGHN.

 Phấn đấu cho ra đời nhiều công trình khoa học đạt trình độ quốc gia và quốc tế. Xây dựng chiến lƣợc trung - dài hạn về KH&CN trên cơ sở phát huy thế mạnh khoa học cơ bản và đa ngành,trong đó ƣu tiên các đề tài nghiên cứu có tính liên ngành. Đẩy mạnh khai thác các nguồn tài trợ cho các đề tài, dự án khoa học, chú trọng các chƣơng trình KH&CN cấp Nhà nƣớc về các lĩnh vực trọng điểm, khuyến khích tạo điều kiện xây dựng triển khai các dự án hợp tác quốc tế, tổ chức có hiệu quả hơn NCKH trong sinh viên.

 Phát triển một số lĩnh vực khoa học liên ngành, khoa học kỹ thuật và công nghệ tích hợp, khoa học - công nghệ biển để tập trung giải quyết các vấn đề về tăng trƣởng xanh, biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế biển

Về hội nhập quốc tế:

 Tăng cƣờng kết nối với hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế, phát triển các nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu phối hợp với nƣớc ngoài, gia tăng tiềm lực khoa học và công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội.

 Nâng cao mức độ quốc tế hóa của các chƣơng trình đào tạo (ƣu tiên những chƣơng trình đào tạo thuộc nhiệm vụ chiến lƣợc)

 Về công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế: tiếp tục củng cố những quan hệ hợp tác sẵn có, mở rộng các mối quan hệ mới theo những phƣơng thức đa dạng với nhiều đối tác khác nhau, nhằm thu hút sự đầu tƣ trang thiết bị cho các cơ sở thí nghiệm, thực hành, đào tạo cán bộ, tiếp tục đổi mới phƣơng thức quản lý, nâng cao chất lƣợng hiệu quả cho công tác đối ngoại, xây dựng cơ chế khuyến khích các tập thể, cá nhân tham gia các hoạt động đối ngoại, đặc biệt là tham gia xây dựng các dự án hợp tác quốc tế.

 Về công tác kế hoạch, tài chính và xây dựng cơ sở vật chất: Tiếp tục nâng cấp các cơ sở sẵn có ở các khu vực Cầu Giấy, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Mễ Trì, tập trung hoàn thiện xây dựng cơ sở tại Hòa Lạc, tiếp tục đầu tƣ các trang thiết bị phục vụ nâng cao chất lƣợng đào tạo và NCKH, đầu tƣ có trọng điểm vào

các chƣơng trình triển khai ứng dụng và sản xuất thử, ƣu tiên các ngành công nghệ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở việt nam trường hợp đại học quốc gia hà nội (Trang 76 - 79)