Ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước quận Thanh Xuân (Trang 102 - 110)

2.2.1 .Tiến hành khảo sát, phát phiếu và thu thập số liệu điều tra

4.2. 1.Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN

4.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin

Ứng dụng công nghệ thông tin là yêu cầu bức thiết theo chức năng, nhiệm vụ của KBNN nhằm thực hiện mục tiêu chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020. Vì vậy KBNN cần sớm xây dựng chƣơng trình quản lý kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB thống nhất trên toàn quốc đồng thời tích hợp đƣợc với TABMIS. Yêu cầu chƣơng trình phải tổng hợp đƣợc số liệu từ TƢ đến địa phƣơng, kết xuất đƣợc các báo cáo nhƣ báo cáo dƣ tạm ứng, báo báo tình hình giải ngân của dự án, các báo cáo quyết toán… theo đúng biểu mẫu quy định.

Có nhƣ vậy mới thuận lợi cho cán bộ kiểm soát chi theo dõi tình hình dự án và có số liệu chính xác, kịp thời để phục vụ công tác báo cáo, điện báo một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời.

Thứ nhất, thực hiện các mục tiêu và nội dung hiện đại hóa hệ thống thông tin KBNN.

Nghiên cứu và triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ KBNN. Điểm quan trọng trong nội dung này là phải tập trung xây dựng hệ thống thông tin quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, thực hiện thống nhất chức năng kế toán NSNN của KBNN với các cơ quan tài chính, hiện đại hóa quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ . Ngoài ứng dụng cốt lõi là TABMIS, hệ thống thông tin quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB , các ứng dụng khác của KBNN cần đƣợc triển khai thực hiện theo hƣớng tập trung, trực tuyến và tích hợp, đồng bô ̣ đƣợc với các ứng dụng trên, tiến tới tin học hóa 100% các hoạt động nghiệp vụ KBNN.

Xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật KBNN hiện đại, đáp ứng các yêu cầu triển khai ứng dụng. Đây là mục tiêu có tính chất quyết định, vì chỉ khi tạo đƣợc hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại bao gồm: hệ thống trang thiết bị, hạ tầng truyền thông, máy chủ, mạng cục bộ và mạng diện rộng theo chuẩn công nghệ mới đảm bảo khả năng đáp ứng cao nhất cho các ứng dụng tập trung và xử lý trực tuyến.

Thiết lập mạng thông tin nội bộ và kho dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo điều hành. Mạng thông tin nội bộ đƣợc thiết lập và khai thác tốt sẽ tạo ra một môi trƣờng trao đổi thông tin, tạo lập các kho dữ liệu để cung cấp thông tin tổng hợp làm cơ sở phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo. Một giác độ nữa cũng cần nói đến là việc hình thành mạng thông tin nội bộ (với các dịch vụ nhƣ Trang thông tin điện tử, thƣ tín điện tử, diễn đàn nghiệp vụ…) là cơ sở để triển khai cải cách hành chính trong cơ quan KBNN.

Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, thể chế hóa hoạt động ứng dụng, nâng cao năng lực quản lý hệ thống thông tin. Đây là mục tiêu có tính chất sống còn, đảm bảo sự thành công của toàn bộ quá trình hiện đại hóa hệ thống thông tin KBNN nói chung và hiện đại hóa quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ nói riêng.

Thứ hai, Thực hiện định hƣớng phát triển hệ thống thông tin KBNN.

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin KBNN, phân tích các định hƣớng chiến lƣợc phát triển nghiệp vụ của hệ thống KBNN trong đó phân tích sâu về bài toán nghiệp vụ có nhu cầu và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cao, xác định định hƣớng chiến lƣợc phát triển hệ thống thông tin KBNN nhƣ sau:

Chiến lƣợc phục vụ khách hàng, công nghệ kho bạc hiện đại hƣớng tới khách hàng trƣớc hết phải mang đến cho khách hàng, cụ thể là các chủ dự án đầu tƣ XDCB, các nhà thầu, đối tƣợng liên quan những dịch vụ hiện đại thông qua các giao dịch đa dạng và thuận tiện, trƣớc hết là hiện đại hóa các kênh giao dịch trực tiếp, nghiên cứu triển khai các giao dịch từ xa, tiến tới khả năng cung cấp các dịch vụ mới nhƣ dịch vụ truy vấn thông tin qua Internet, thanh toán trực tiếp cho các nhà cung cấp… Các dịch vụ khách hàng hiện đại chỉ có thể xây dựng trên cơ sở cải tiến các quy trình nghiệp vụ với khả năng tự động hóa quá trình xử lý thông tin nội bộ kho bạc.

Chiến lƣợc xử lý tập trung và tích hợp hệ thống. Rất nhiều nhiệm vụ trọng tâm của kho bạc nhƣ kế toán, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, thanh toán tập trung, kiểm soát hồ sơ… chỉ có thể hiện đại hóa trên cơ sở hệ thống tích hợp cao. Các hệ thống có khả năng tích hợp cao và có phạm vi ứng dụng rộng nhƣ vậy, đòi hỏi phải có hệ thống xử lý tập trung và đây cũng là tiền đề quan trọng cho việc phát triển các kênh giao dịch khách hàng.

Tự động hóa văn phòng và nâng cao năng lực quản lý nội bộ. KBNN cần có một bộ máy hoạt động hiệu quả với năng suất, chất lƣợng cao để có đủ khả năg giải quyết khối lƣợng công việc ngày càng tăng, cung cấp dịch vụ hiện đại cho khách hàng, rút ngắn thời gian xử lý trong nội bộ kho bạc. Khách hàng đƣợc cung cấp dịch vụ thông qua các kênh giao dịch, các kênh giao dịch này dựa trên cơ sở các quy trình nghiệp vụ kho bạc đã đƣợc tin học hóa, đến lƣợt mình các quy trình nghiệp vụ cần dựa trên các ứng dụng cốt lõi để tạo lập và khai thác cơ sở dữ liệu tập trung của ngành. Toàn bộ hệ thống đƣợc hỗ trợ bởi hệ thống quản lý nội bộ, hệ thống tự động hóa văn phòng, hệ thống bảo mật, an toàn dữ liệu và hệ thống liên kết, kết nối với các hệ thống khác.

KẾT LUẬN

Chi NSNN cho đầu tƣ XDCB có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa để tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất xã hội, vừa là công cụ để điều chỉnh nền kinh tế. Do nhu cầu vốn cho quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc ngày càng lớn, trong khi nguồn vốn của ngân sách có giới hạn, nên quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ XDCB tiết kiệm, hiệu quả có ý nghĩa rất lớn. Vì vậy, công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB của NSNN qua KBNN phải luôn đƣợc chú trọng để đảm bảo vốn đƣợc sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, đồng thời phải giải ngân nhanh để phát huy hiệu quả của đồng vốn.

Trong những năm qua, công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN đã đƣợc thực hiện khá tốt, hàng năm nhiều công trình, dự án hoàn thành đƣa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc. Cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý đầu tƣ xây dựng, nhằm tổ chức tốt công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, KBNN đã 4 lần ban hành, sửa đổi và thay thế quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ cho phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong cơ chế quản lý đầu tƣ XDCB nói chung và trong kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN qua KBNN nói riêng. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN cho đầu tƣ XDCB, hạn chế thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ XDCB và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ.

Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN đã và đang là một trong nhƣng vấn đề quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống tài chính tiền tệ của nƣớc ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận văn đã làm sáng tỏ các nội dung cơ bản nhƣ sau:

Thứ nhất, đã hệ thống hóa tổng quan về những nội dung cơ bản của hoạt động kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN; cũng nhƣ vai trò của KBNN trong hệ thống tài chính của nƣớc ta.

Thứ hai, luận văn đã đƣa ra các phân tích sát thực về thực trạng công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB trong giai đoạn 2010 - 2014 qua KBNN quận Thanh Xuân và có những đánh giá về hạn chế, cũng nhƣ nguyên nhân dẫn tới các hạn chế đó.

Thứ ba, dựa trên những phân tích, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác, nhiệm vụ kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN quận Thanh Xuân .

Mặc dù luận văn đã nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc qua KBNN, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ, hạn chế thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ XDCB. Song lĩnh vực chi đầu tƣ XDCB là một lĩnh vực phức tạp có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp; cùng với sự hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu cũng nhƣ nhận thức của tác giả, nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế. Với tinh thần cầu thị, rất mong đƣợc sự chỉ dẫn và tham gia ý kiến của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2007. Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 07/09/2007 của Bộ tài Chính về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải

phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Hà Nội.

2. Bộ Tài chính, 2008. Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài Chính về việc Hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi

NSNN qua KBNN. Hà Nội.

3. Bộ Tài Chính, 2011. Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ tài chính về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và sự nghiệp có tính chất

đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước. Hà Nội.

4. Bộ Tài chính, 2013. Công văn số 12067/BTC – HCSN ngày 10 tháng 9 năm

2013 của Bộ Tài chính về việc điều hành chi NSNN năm 2013. Hà Nội.

5. Chính phủ, 2009. Nghị định 12/2009/NĐ – CP ngày 10 tháng 02 năm

2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Hà Nội.

6. Chính phủ, 2009. Nghị định 112/2009/N Đ – CP về quản lý chi phí đầu

tư xây dựng công trình. Hà Nội.

7. Chính phủ, 2010. Nghị định 48/2010/NĐ- CP ngày 7/5/2010 về hợp

đồng trong hoạt động xây dựng. Hà Nội.

8. Chính phủ, 2011. Chỉ thị số 1972/CT – TTg ngày 15/10/2011 Về tăng cường

quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn Trái phiếu Chính phủ. Hà Nội.

9. Chính phủ, 2013. Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính Phủ. Hà Nội.

10. Chính phủ, 2013. Chỉ thị 09/CT – Ttg ngày 24 /5 /2013 của Chính phủ. Hà Nội.

11. Chính phủ, 2013. Nghị định 207/2013/NĐ – CP ngày 11/ 12 / 2013 của

12. Chính phủ, 2014. Nghị định 63/2014/NĐ – CP ngày 26/6/2014Quy định chi

tiết thi hành mốt số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Hà Nội.

13. Phan Thị Cúc, 2010. Tài chính công. Trƣờng Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh.

14. Bùi Hữu Đức, 2013. Khoa học quản lý. Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

15. Kho bạc Nhà nƣớc, 2008. Công văn số 507/KBNN – THPC ngày

22/3/2013 của kho bạc Nhà nước. Hà Nội.

16. Kho bạc Nhà nƣớc, 2010. Quyết định số 163/QĐ – KBNN ngày 17/3/2010 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc

Nhà nước huyện, quận, thị xã,thành phố trực thuộc tỉnh. Hà Nội.

17. Kho bạc Nhà nƣớc, 2012. Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua hệ thống KBNN. Hà Nội.

18. KBNN quận Thanh Xuân, 2010-2014. Báo cáo 13 tháng. Hà Nội. 19. KBNN quận Thanh Xuân, 2010-2014. Báo cáo tổng kết. Hà Nội.

20. Quốc Hội, 2002. Luật Ngân sách Nhà Nước số 01/2002/QH11 ngày

16/12/2002. Hà Nội.

21. .Quốc hội, 2005. Luật Đầu tư số 59/2005/QH 11. Hà Nội.

22. Quốc hội, 2013. Luật đấu thầu 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. Hà Nội. 23. Thủ tƣớng Chính phủ, 2007. Quyết định số 138/QĐ-TTg ngày 21 tháng

8 năm 2007 Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 thì mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển KBNN

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ SỰ HÀI LÕNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƢỢNG KIỂM SOÁT CHI TẠI KBNN QUẬN THANH XUÂN

Tiêu chí đánh giá: ít hài lòng(2 điểm), Bình thường(3 điểm), Hài lòng(4 điểm)), Rất hài lòng(5 điểm)

TT Nội dung khảo sát Ít hài lòng Bình thƣờng Hài lòng Rất hài lòng 1 Thái độ phục vụ của cán bộ kiểm soát chi

đối với khách hàng đến giao dịch.

2 Các hƣớng dẫn của Bộ phận về thực hiện thủ tục chi và kiểm soát chi.

3 Cán bộ kiểm soát chi có giải quyết công việc có đúng nhƣ mong đợi của khách hàng 4 Thái độ của cán bộ kiểm soát chi khi khách

hàng nộp hồ sơ chƣa đầy đủ.

5 Cảm nhận của khách hàng trong thời gian chờ đợi để đƣợc tiếp nhận giải quyết hồ sơ. 6 Đánh giá thời gian thực hiện kiểm soát chi

sau khi hoàn thiện hồ sơ đầy đủ.

7 Đánh giá chung của khách hàng đối với hoạt động kiểm soát chi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước quận Thanh Xuân (Trang 102 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)