Hạn chế sự bất tƣơng xứng giữa các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ về năng suất, sản lƣợng, việc làm và thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 110 - 113)

công nghiệp, dịch vụ về năng suất, sản lƣợng, việc làm và thu nhập.

Quá trình công nghiệp hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Malaixia và các nước ASEAN khác trong suốt hơn ba thập kỷ qua đã dẫn đến sụ bất tương xứng giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ về năng suất do đó về sản lượng, việc làm và thu nhập. Inđônêxia, Philippin, Thái Lan và Malaixia ở mức thấp hơn là những ví dụ điển hình phản ánh hiện trạng đó. Qua các số liệu thống kê cho thấy, tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp còn rất cao lần lượt là 42,5, 37,4% và 35,4% ở các nước Inđônêxia, Philippin, Thái Lan. Trong khi đó, tỉ trọng của khu vực trong GDP chỉ là 17,5%, 14,7% và 9% tương ứng với mỗi nước năm 2002 [10]. Sự bất tương xứng như vậy không chỉ phản ánh năng suất lao động thấp tồn tại trong nền nông nghiệp ở

106

các nước mà còn cho thấy thu nhập của lao động trong lĩnh vực này thấp hơn nhiều các khu vực khác của nền kinh tế. Trên thực tế, bất bình đẳng thu nhập giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp đóng góp phần lớn vào bất bình đẳng tổng thể. Quá trình phát triển đã làm cho nông nghiệp ngày càng tụt hậu hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác. Đặc biệt, khu vực sản xuất nhỏ của người nông dân là khu vực bị "bỏ rơi" trong quá trình công nghiệp hoá ở tất cả các nước ASEAN. Bởi vì thành phần sản xuất này trong khu vực nông nghiệp và nông thôn thường có qui mô rất nhỏ, dựa trên sở hữu hộ gia đình, yếu kém về tổ chức quản lý, chậm áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ. Đây là khu vực tập trung phần lớn số người nghèo và mức thu nhập thấp của người dân nơi đây là nhân tố chủ yếu đóng góp vào bất bình đẳng thu nhập chung.

Sự bất tương xứng như trên đã và đang tồn tại ở nước ta ở mức ngang với các nước ASEAN những năm đầu thập kỷ 70. Năm 2002, tỉ lệ khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước chỉ ở mức 23% trong khi tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực này là 66%. Trong khi đó, tỉ lệ khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,5% trong GDP nhưng tỉ lệ lao động làm việc là 12,9%. Sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang hai khu vực còn lại diễn ra hết sức chậm chạp. Trong ba năm 2000- 2002, tỉ trong lao động trong khu vực này chỉ giảm 2,2%, như vậy bình quân mỗi năm giảm 0,7%. Tình trạng này diễn ra sẽ dẫn đến sự phân hóa và bất bình đẳng lớn giữa thu nhập của lao động trong công nghiệp và dịch vụ với lao động trong nông nghiệp, giữa thành thị với nông thôn. Trong vòng một thập niên qua, bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn ở nước ta đã trở thành một vấn đề tồn tại. Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2001- 2002 ở thành thị cao gấp 2,3 lần khu vực nông thôn. Sự khác biệt trong chi tiêu đầu người hàng năm giữa thành thị và nông thôn đã tăng từ 1,8 lần năm

107

1993 lên 2,2 năm 1998 và 2,4 lần năm 2002 [19, tr. 5]. Ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, sự khác biệt này chưa lớn nhưng khi ngành công nghiệp thực sự cất cánh thì sự khác biệt sẽ rất rõ nét. Để hạn chế sự bất bình đẳng này, cần phải thực hiện các giải pháp sau: (i) Nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp bằng cách cải tiến kỹ thuật và công nghệ, góp phần nâng cao sản lượng và thu nhập. Thực tế cho thấy, tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp trong những năm 90 phần lớn là do tăng lao động và vốn (chiếm 87%), mở rộng đất đai đóng góp 9% và cải tiến công nghệ chỉ là 4%. Việc cải tiến công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất là một vấn đề nan giải đối với nền nông nghiệp nước ta do sự tồn tại phổ biến của loại hình sản xuất nhỏ. Do đó, việc cải thiện hiện trạng nêu trên đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cơ bản về cơ cấu thông qua việc chuyển phần lớn số lao động trong nông nghiệp sang làm việc trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp. (ii) Tiến hành công nghiệp hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, đẩy mạnh và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, tạo ra một nền sản xuất hàng hoá thực sự trong khu vực nông thôn, miền núi. Đó là các ngành chế biến nông, lâm, thuỷ sản tại địa phương và các ngành nghề phụ khác. Đây là những ngành đem lại giá trị gia tăng, việc làm và thu nhập cho cư dân nông thôn. Như vậy, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn và đẩy mạnh các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp sẽ thúc đẩy sự tham gia của khu vực vào quá trình tăng trưởng và người dân sẽ được hưởng lợi từ quá trình đó. Thực tế ở các nước ASEAN trong những thập kỷ qua cho thấy, khi việc phát triển nông nghiệp và nông thôn được chú trọng, phân phối thu nhập được cải thiện và ngược lại. Bất cứ một giải pháp, chính sách nào nếu không chú ý đầy đủ, không chú trọng đúng mức đến phát triển nông nghiệp và nông thôn đều ảnh hưởng xấu đến cục diện phân phối thu nhập chung của đất nước.

108

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)