Chính sách kinh tế mới (1971-1990)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 58 - 59)

Như đã phân tích trong phần thực trạng, những khác biệt và bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư, giữa ba cộng đồng tộc người, đặc biệt, giữa người Mã Lai và người Hoa đã là những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự bất ổn định chính trị mà đỉnh điểm là vụ xung đột tộc người 5-1969. Nhằm khắc phục tình trạng kinh tế xã hội và sự bất bình đẳng giữa các khu vực, các tầng lớp dân cư, các tộc người, Chính phủ Malaixia đã thi hành một chiến lược phát triển dài hạn: kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Chính sách kinh tế mới (NEP) là kế hoạch mở đầu cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược đó. NEP có hai mục tiêu chủ yếu đó là: Thứ nhất: giảm và đi đến xoá bỏ nghèo đói cho mọi người Malaixia không phân biệt tộc người, nhất là dân cư nông thôn. Thứ hai: đẩy nhanh quá trình "kết cấu lại xã hội Malaixia" về việc làm, nghề nghiệp trong các khu vực kinh tế và vốn cổ phần cho tương xứng với cơ cấu tộc người. Thực chất của mục tiêu "kết cấu lại Malaixia" là nhằm nâng cao vị trí của người Mã Lai trong đời sống kinh tế của đất nước theo ba hướng:

Một là: phân phối lại lực lượng lao động vào các ngành cho tương xứng với cơ cấu tộc người. Nâng tỉ lệ người Mã Lai làm việc trong khu vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại, hành chính và giáo dục.

54

Hai là: thay đổi nghề nghiệp cho phù hợp với cơ cấu tộc người. Đảm bảo tăng các đại diện của người Mã Lai trong các nghề nghiệp như kỹ sư, bác sĩ, kiến trúc sư, kế toán …

Ba là: đến năm 1990, người Bumiputera (người Mã Lai bản địa) sẽ sở hữu 30% vốn cổ phần, người Malaixia khác 40% và người nước ngoài 30%.

Như vậy, cả ba mục tiêu tái cấu trúc về mặt kinh tế xã hội của Malaxia là nhằm nâng cao vị trí và vai trò của người Bumiputera trong các khu vực kinh tế hiện đại (các hoạt động công, thương nghiệp) và giảm sự phụ thuộc của họ vào ngành nông nghiệp truyền thống.

Chiến lược phát triển của NEP dựa trên hai sự định hướng quan trọng. Việc thủ tiêu đói nghèo được thực hiện bằng cách nâng cao mức thu nhập và các cơ hội việc làm. Mặt khác, việc thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu dựa trên sự mở rộng nhanh chóng nền kinh tế để không một nhóm người nào, một cộng đồng tộc người nào phải trải qua mất mát và cảm giác bị thua thiệt.

Có thể nói, NEP đã làm thay đổi cơ bản tình hình kinh tế xã hội của đất nước: tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Những mục tiêu của NEP đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. Sự can thiệp này được thể hiện trong toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)