Điều chỉnh phân phối theo qui mô thông qua phân phối lại quyền sở hữu tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 29 - 31)

quyền sở hữu tài sản.

Khi nghiên cứu phân phối thu nhập, thông qua phương pháp chức năng, chúng ta có thể xác định cách thức phân phối thu nhập trong một nền kinh tế. Với những mức giá nhân tố sản xuất (vốn, đất đai, lao động) đúng đắn và mức độ sử dụng đối với mỗi loại trong số các nhân tố sản xuất đó, chúng ta có thể ước tính tổng thu nhập cho mỗi tài sản. Phân phối thu nhập theo chức năng của một nền kinh tế có thể được chuyển thành phân phối thu nhập theo qui mô nếu chúng ta biết được quyền sở hữu và kiểm soát đối với các tài sản sinh lợi và kỹ năng lao động được tập trung và phân phối như thế nào cho dân cư. Chính việc phân phối quyền nắm giữ các tài sản này và các nguồn lực có kỹ năng khác đã qui định việc phân phối thu nhập của các cá nhân. Do đó, chúng ta có thể thấy, nguyên nhân cơ bản của việc phân phối thu nhập cá nhân rất bất công ở hầu hết các nước đang phát triển là mô hình bất bình đẳng do sự tập trung cao độ quyền sở hữu tài sản. Sở dĩ 20% dân số nhận được hơn 50% thu nhập quốc dân là do 20% số dân này đã sở hữu và kiểm soát 70% các nguồn lực sản xuất, đặc biệt là vốn vật chất, đất đai cũng như vốn nhân lực dưới hình thức học vấn cao. Do đó, việc thay đổi giá tương đối của các nhân tố như ở trường hợp trên là chưa đủ để tác động theo hướng cải thiện phân phối thu nhập cho đại bộ phân dân cư. Cho nên, loại chính sách thứ hai dẫn đến giảm tình trạng đói nghèo và bất công đó là hạn chế sự kiểm soát và tập trung tài sản, sự phân phối quyền lực không bình đẳng, sự bất công trong việc tiếp cận với giáo dục và cơ hội có được việc làm vốn là những nét đặc trưng ở các nước đang phát triển.

25

Chính phủ ở các nước thuộc thế giới thứ ba đã thực hiện các chính sách và biện pháp rất khác nhau để giảm bớt sự tập trung tài sản. Một ví dụ điển hình về biện pháp hạn chế tập trung tài sản ở các nước đang phát triển là chính sách cải cách ruộng đất trong nông nghiệp. Đối với các nước này, nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng, nơi tập trung đến 70, 80% lực lượng lao động nghèo ở khu vực nông thôn. Mục đích cơ bản của cải cách ruộng đất là biến người tá điền thành người chủ nhỏ, có động cơ tăng gia sản xuất và cải thiện thu nhập. Chính vì vậy, cải cách ruộng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra công bằng ban đầu và giúp cho việc khai thác tiềm năng đất đai. Trên thực tế, sau khi giành độc lập dân tộc, chính phủ ở các nước đang phát triển đã thực hiện các biện pháp cải cách ruộng đất rất khác nhau: có những nước thực hiện biện pháp tước đoạt ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo nhưng lại có những nước thực hiện thông qua mua bán. Chính việc thực hiện cải cách thông qua mua bán vừa đảm bảo ruộng đất được phân bổ đồng đều hơn, vừa không tạo ra cảm giác bị tước đoạt, không gây ra những chấn động và xáo trộn về xã hội. Tuy cải cách ruộng đất để tạo ra những tiền đề ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển công bằng nhưng chưa đủ. Cải cách ruộng đất sẽ trở thành một công cụ kém sắc bén nếu chính phủ không chú trọng đến các chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn khác như phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ đầu vào cần thiết, hỗ trợ tín dụng, nghiên cứu khoa học…và những vấn đề liên quan đến thể chế. Bởi lẽ đây chính là cơ sở để những người dân nông thôn phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập.

Ngoài ra, chính phủ các nước còn thi hành các chính sách phân phối rất năng động để tạo ra một sự chuyển biến dần trong xã hội. Thông qua chính sách "phân phối lại từ tăng trưởng", chính phủ các nước đã chuyển một phần trong khoản tiết kiệm và đầu tư hàng năm cho các nhóm thu nhập thấp nhằm

26

đạt được sự phân phối lại từng bước. Liệu những chính sách phân phối lại dần dần từ sự tăng trưởng có khả thi hơn chính sách phân phối lại tài sản hay không vẫn còn là điều tranh cãi. Điều cần khẳng định ở đây là, phân phối lại tài sản dưới bất kể hình thức nào cũng là một điều kiện cần để giảm tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng ở các nước.

Nguồn vốn nhân lực dưới hình thức học vấn và tay nghề cũng là một nhân tố cho thấy sự bất bình đẳng về quyền sở hữu các tài sản sinh lợi. Vì vậy, chính sách của nhà nước là phải đầu tư cho giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cho mọi cá nhân trong xã hội. Việc tạo ra các cơ hội giáo dục cho nhiều người, thuộc mọi tầng lớp, mọi vùng, miền sẽ góp phần trang bị cho họ học vấn và tay nghề cần thiết, làm tăng tiềm năng thu nhập của họ. Tuy nhiên, việc mở rộng các cơ hội giáo dục và đào tạo mới chỉ là điều kiện ban đầu cần thiết. Để có thể biến tiềm năng này của dân cư thành thu nhập thực sự, chính phủ cần phải tạo ra các cơ hội việc làm càng nhiều càng tốt trong nền kinh tế. Như vậy, đầu tư phát triển nguồn nhân lực vừa làm cho kinh tế tăng trưởng vì nó cung cấp đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất, đồng thời vừa làm giảm bất bình đẳng vì nó tạo ra các cơ hội cho các tầng lớp dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)