Những giải pháp, chính sách của chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tình hình trên cho thấy chính phủ phải can thiệp thông qua các công cụ và chính sách để cải thiện phân phối thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội. Câu hỏi được đặt ra là chính phủ bằng cách nào có thể tác động để làm cho của cải của xã hội không tập trung quá mức vào tay người giàu mà được chuyển sang đại bộ phận dân cư, nhất là nhóm người nghèo trong xã hội? Những lĩnh vực nào mà chính phủ có thể can thiệp?

Những vấn đề có tính nguyên tắc của các chính sách can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế nói chung, vấn đề phân phối thu nhập nói riêng được thể hiện trên hai khía cạnh: Thứ nhất: sự can thiệp phải đảm bảo duy trì những nguyên lý của kinh tế thị trường. Điều này, một mặt sẽ góp phần phát huy và khơi dậy động lực cho tăng trưởng kinh tế và mặt khác đảm bảo việc điều chuyển có hiệu quả tới nhóm người có thu nhập thấp. Nói cách khác, sự tác động của các chính sách phải làm cho nhóm người có thu nhập cao, những nhà đầu tư kinh doanh không có cảm giác bị tước đoạt, phát huy được khả năng sáng tạo và đóng góp của họ cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Thứ hai: những chính sách tác động của chính phủ vào quá trình phân phối thu nhập diễn ra hoàn toàn khác nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước phát triển và đang phát triển do những đặc điểm kinh tế xã hội của các nước qui định. Trong phạm vi đề tài, những chính sách tác động ở đây chủ yếu liên quan đến các nước đang phát triển

Như trên đã đề cập, phân phối thu nhập được phân biệt bằng hai cách: Phân phối thu nhập theo chức năng và phân phối thu nhập theo qui mô. Có thể nói, những thành công hay thất bại của một mô hình phân phối tuỳ thuộc vào các giải pháp hay chính sách tác động của nhà nước trên cả hai phương pháp qui mô và chức năng. Nói cách khác, chính phủ bằng những chính sách và biện pháp khác nhau có thể tác động đến phương pháp chức năng để điều

22

chỉnh và làm thay đổi dần dần phân phối thu nhập theo qui mô và tác động thông qua quá trình phân phối lại. Về cơ bản, chúng ta thấy bốn lĩnh vực lớn sẽ được trình bày dưới đây mà chính phủ có thể can thiệp tương ứng với bốn yếu tố chính trong việc xác định phân phối thu nhập. Thông qua bốn lĩnh vực, chính sách tác động của chính phủ có thể dựa trên một cơ sở và phạm vi rộng lớn hơn, từ các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách công nghiệp hoá đến chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và chính sách phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)