3. Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước (có cả doanh nghiệp cổ phần hoá)
3.3.6.4. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý
Cán bộ luôn là khâu trọng yếu trong mọi chủ trương, chính sách. Vấn đề không ở số lượng mà chính là chất lượng cán bộ. Chất lượng cán bộ thể hiện trên một số phương diện: Tư cách (Thái độ trong việc, quan hệ với đồng nghiệp, hành xử với công dân), Năng lực (Trình độ chuyên môn, quá trình rèn luyện, tự bồi dưỡng…) và Hiệu suất (mức độ hoàn thành công việc được giao, thời gian hoàn thành, sự sáng tạo…)
Sau đây là một số giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý:
Phân loại cán bộ nhà nước: Cán bộ hành chính, cán bộ sự nghiệp và chuyên viên để có chính sách sử dụng phù hợp.
Củng cố hệ thống trường cán bộ tại các thành phố lớn và khu vực. Không nên xây dàn trải các trường theo địa phương sẽ làm giảm thiểu công suất.
Rà soát nội dung và chương trình đào tạo tại các học viện, trường hành chính, hạn chế trùng lặp và gắn chặt nội dung với thực tiễn xã hội.
Hoàn thiện chất lượng đào tạo theo hướng hạn chế giảng theo kinh điển, lý luận thuần túy mà chuyển sang nghiên cứu thực tế và tăng cường khâu đánh giá.
Gắn đào tạo với đầu ra có địa chỉ cụ thể. Trước khi đào tạo phải tham dò nhu cầu thực tế. Sau khi kết thúc phải tiến hành tổng kết, đánh giá tính thiết thực của khóa học.
Xây dựng chỉ tiêu kiểm soát và đánh giá hoạt động của từng bộ phận, từng công chức trong mỗi đơn vị. Những chỉ tiêu này phải được thảo luận, thông qua và công bố minh bạch. Việc đánh giá hoạt động phải tiến hành thường xuyên, định kỳ và gắn với chế độ khen thưởng, kỷ luật. Tránh tuyệt đối hiện tượng làm theo phong trào.
Tiếp tục điều chỉnh tiền lương cơ bản để công chức nhà nước thực sự có thu nhập đảm bảo trung bình mức sống xã hội.
Tăng cường hiệu lực giám sát của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức xã hội và người dân đối với công chức. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, để mọi hành vi của công chức đều được giám sát hiệu quả.
Thường xuyên củng cố hoạt động quy hoạch cán bộ. Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ kế cận ở trong và ngoài nước.
KẾT LUẬN
Đánh giá chi tiêu công là một trong các hoạt động quan trọng nhằm xác định kết quả cũng như các mặt hạn chế trong quản lý chi tiêu công của Chính phủ. Và quan trọng hơn là, thông qua đánh giá chi tiêu công, Chính phủ sẽ có thêm căn cứ để xây dựng chính sách cũng như chương trình hành động đúng đắn hơn, mang lại hiệu quả cao hơn, đặc biệt là xử lý tốt hơn mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đi đôi với giảm nghèo và hội nhập quốc tế.
Có thể nói, thông điệp chính của luận văn là: quản lý tốt chi tiêu công không thể tách rời công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ngân sách phải là tấm gương phản ánh về mặt tài chính các lựa chọn kinh tế và xã hội nêu trong kế hoạch. Đồng thời kế hoạch sẽ không có ý nghĩa nếu nó không thực hiện và không được xây dựng trên cơ sở tính toán các chi phí tài chính để thực hiện các chiến lược, các chi phí thường xuyên bằng vốn đầu tư của Nhà nước và tính đến khả năng giới hạn về nguồn lực... Khi Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, chi tiêu công sẽ ngày càng trở thành một công cụ chính sách quan trọng để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo. Và việc này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan chức năng kế hoạch và ngân sách tại tất cả các cấp chính quyền.
Cụ thể, luận văn cho thấy các xu thế tích cực trong cơ cấu chi tiêu công ở Việt Nam trong 4 - 5 năm qua; tổng chi ngân sách trung bình hàng năm tăng ở mức đáng kể, gần 16%; tỷ lệ chi đầu tư cho giáo dục - đào tạo và cho khoa học - công nghệ trong tổng chi tiêu công đã tăng đáng kể, phân bổ ngân sách giữa các địa phương đã thành công trong việc hỗ trợ các tỉnh nghèo, dẫn đến kết quả là việc phân chia nguồn thu và mức bổ sung cân đối ngân sách cho các tỉnh thực chất đã mang lại lợi ích cho các tỉnh nghèo. Tuy nhiên, qua đó chỉ ra một thực trạng là: trong khi chi vận hành và bảo dưỡng còn có 17% so với tổng
quản lý đấu thầu trong chi tiêu mua sắm công cũng được luận văn nhấn mạnh, bởi lẽ ở Việt Nam, giá trị đấu thầu bằng tiền ngân sách đã tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn 2002 – 2007. Chính phủ cần xây dựng các cơ chế để tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại liên quan đến đấu thầu.
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý chi tiêu công ở Việt Nam, luận văn đã đề xuất 6 giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế, tồn tại trong quản lý chi tiêu công để thúc đẩy hoàn thiện cơ chế chi tiêu công ở Việt Nam.