Thực trạng trong quản lý đầu tư công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi tiêu công ở việt nam (Trang 69)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG Ở VIỆT NAM

2.4. Thực trạng trong quản lý đầu tư công

Đầu tư từ nguồn vốn của Nhà nước vào các ngành, lĩnh vực phục vụ lợi ích chung, gọi là đầu tư công. Đây là phần đầu tư quan trọng nhằm hình thành và hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, tạo điều kiện phát triển KT - XH chung của đất nước. Đầu tư công chiếm phần quan trọng và đang tiếp tục tăng lên trong tổng chi tiêu công của Việt nam. Trong gia đoạn từ 1998 - 2003, chi đầu tư ngân sách nhà nước đã tăng đáng kể với mức tăng hàng năm gần 20%, chi đầu tư từ ngân sách nhà nước so với GDP tăng từ 5,7% GDP năm 1998 lên 8,4% GDP năm 2005. Hơn thế nữa, chi đầu tư từ ngân sách nhà nước mới chỉ là một phần của tổng đầu tư công cộng. Thực tế, nếu tính chương trình đầu tư công cộng đầy đủ của chính phủ, thì đầu tư công cộng chiếm gần 1/5 GDP hàng năm của Việt Nam.

Có hai hệ quả quan trọng. Thứ nhất, việc nâng cao hiệu quả và hiệu suất của một nguồn đầu tư lớn như vậy chắc chắn sẽ tạo ra tác động mạnh tới tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thứ hai, để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của Chính phủ đòi hỏi phải cơ cấu lại đầu tư, ví dụ; giữa các ngành, các vùng và các cấp chính quyền. Việc cơ cấu lại đầu tư sẽ dễ thực hiện hơn trong thời kỳ chi đầu tư tăng, vì sự điều chỉnh sẽ không gây nhiều khó khăn đối với lĩnh vực đòi hỏi phải cắt giảm về giá trị tuyệt đối trong chi tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi tiêu công ở việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)