3. Vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước (có cả doanh nghiệp cổ phần hoá)
2.5.2. Về thủ tục và thông lệ đấu thầu mua sắm
Các chính sách và thông lệ đấu thầu mua sắm công là những chỉ tiêu quan trọng đối với việc quản lý, tính hiệu quả và kết quả thực hiện nguồn lực công. Trước năm 1994 và trước khi viện trợ được nối lại, Việt Nam không có quy định toàn diện về đấu thầu cạnh tranh rộng rãi. Quá trình hình thành một
cơ sở đấu thầu cạnh tranh được bắt đầu sau lần đánh giá hoạt động mua sắm công ở Việt Nam lần thứ nhất năm 1994, và đến nay vẫn còn nhiều điều bất cập:
Chất lượng kế hoạch đấu thầu thấp:
Có rất nhiều lo ngại về chất lượng của kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu, đặc biệt là việc phân tích gói thầu, dự toán, thiết kế và yêu cầu kỹ thuật, phương pháp và tiêu chí xét thầu, năng lực nhà thầu và điều kiện hợp đồng. Một điều rõ ràng là chất lượng kém của kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu có ảnh hưởng xấu tới quá trình mua sắm, ví dụ như giảm chất lượng các hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc xét thầu khó hơn và bị chậm trễ, trao hợp đồng sai, chi phí tăng lên và thực hiện hợp đồng bị chậm trễ do phải thay đổi thiết kế và nhu cầu xin vốn bổ sung. Cuối cùng tất cả những điều này dễ dẫn tới chất lượng thấp của công trình và thiết bị.
Chất lượng kỹ thuật và thiết kế kém phản ảnh một phần chất lượng cán bộ kỹ thuật hiện có của Việt Nam và hệ thống tư vấn bao gồm cả cách thức quản lý tổ chức và quy định về mức phí tư vấn. Trong khi xây dựng năng lực để nâng cao kỹ năng kỹ thuật của tư vấn là một giải pháp dài hạn, cần sớm rà soát lại toàn bộ ngành tư vấn.
Việc lạm dụng các phương pháp đấu thầu kém cạnh tranh
Đối với các dự án sử dụng vốn ODA, việc lựa chọn phương pháp mua sắm được tuân thủ theo quy định của nhà tài trợ, trong đó phương pháp thường được sử dụng là đấu thầu quốc tế. Còn đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước, các phương pháp mua sắm gồm đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu và tự làm. Quy chế 88CP không cho phép chia nhỏ gói thầu, để tránh đấu thầu. Tuy nhiên, quy định này thường bị vi phạm.
Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, 70% số hợp đồng sử dụng vốn trong nước được thực hiện không phải bằng đấu thầu cạnh tranh rộng rãi, bao gồm đấu
nhưng trên thực tế cách quy định trong nghị định làm cho có thể sử dụng đấu thầu hạn chế như là phương pháp chính mà vẫn nhất quán với nghị định.. Do vậy, trong phần lớn các trường hợp, không thấy có sự liên quan giữa ba yếu tố là phương thức lựa chọn nhà thầu, quy mô gói thầu và cấp xét duyệt. Đây là vấn đề mà Chính phủ cần xem xét lại.
Việc lạm dụng tràn lan các phương thức đấu thầu kém cạnh tranh như đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu tạo nhiều cơ hội cho thông đồng và tham nhũng.
Chưa có một đầu mối thông tin duy nhất và có thẩm quyền về tất cả các thông báo mời thầu và quyết định trao hợp đồng cũng như các vấn đề khác liên quan tới đấu thầu mua sắm như danh sách các nhà thầu không thực hiện được hợp đồng hoặc liên quan tới gian lận hoặc tham nhũng.
Các cơ quan quản lý ở tất cả các cấp tham gia không đầy đủ hoặc can thiệp quá mức vào quá trình đấu thầu mua sắm.
Hệ thống đánh giá theo thang điểm mang tính chủ quan
Thiếu một cơ chế thích hợp để giải quyết khiếu nại
Thiếu một cơ quan độc lập chịu trách nhiệm về xây dựng và giám sát các chính sách mua sắm đấu thầu.
Hệ thống đánh giá và phê duyệt hiện tại đối với các hợp đồng lớn là một quy trình đánh giá và xem xét nhiều cấp làm tốn rất nhiều thời gian và do đó dẫn đến nhiều chậm trễ trong việc trao hợp đồng. Ngoài ra số người tham gia đánh giá lớn và mất nhiều thời gian, nên trong quá trình này dễ xảy ra việc sử dụng không đúng, gây sức ép, thao túng và rò rỉ thông tin.