Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 44 - 49)

2.2.1 Phương pháp thống kê thu thập và xử lý thông tin

2.2.1.1 Thu thập thông tin

- Thống kê, thu thập các văn bản Pháp luật, Nghị định của Chính phủ về quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nhƣ: Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12, ngày 13 tháng 11 năm 2008; Nghị định 112/2011/NĐ-CP,

ngày 05 tháng 12 năm 2011 quy định nội dung quản lý công chức cấp xã... Thu thập và nghiên cứu các giáo trình, sách chuyên khảo, bài báo về cán bộ, công chức nói chung và các vấn đề liên quan tới các nội dung của công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói riêng…

- Thống kê, thu thập các số liệu, tài liệu, báo cáo liên quan

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, ngƣời viết đã sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp.

Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu đƣợc sƣu tập sẵn đã công bố, nên dễ thu thập. Trong phạm vi đề tài, ngƣời viết đã thu thập những dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: Báo cáo hằng năm; báo cáo chuyên đề về những vấn đề liên quan đến công tác cán bộ; các biểu mẫu số liệu nghiệp vụ hằng năm, của Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện; các kế hoạch, hƣớng dẫn của Huyện uỷ và UBND huyện; tài liệu, văn bản liên quan tới công tác quản lý cán bộ, công chức cấp xã; kết quả các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố;... Ngoài ra, ngƣời viết còn sử dụng các thông tin, tài liệu trên sách, báo, tạp chí, trang web internet có liên quan đến đề tài.

Bên cạnh đó, ngƣời viết còn sử dụng phƣơng pháp thu tập dữ liệu sơ cấp, các dữ liệu đƣợc thu thập trực tiếp từ đối tƣợng nghiên cứu qua điều tra, khảo sát. Đây là nguồn dữ liệu chƣa qua sử lý, tuy nhiên, đƣợc lấy trực tiếp từ đối tƣợng nghiên cứu nên độ chính xác tƣơng đối cao, đảm bảo tính cập nhập.

2.2.1.2 Xử lý thông tin

Từ những thông tin, số liệu đã thu thập đƣợc tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Từ đó, tác giả chỉ ra những khoảng trống cho đề tài; đƣa ra quan điểm của mình về cán bộ, công chức cấp xã; vai trò của cán bộ, công chức cấp xã; quan điểm về quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; nguyên tắc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; nội dung quản lý đội ngũ cán bộ, công

chức cấp xã; những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại chƣơng 1; phân tích các phƣơng pháp đã đƣợc sử dụng tại chƣơng 2… Các số liệu đã thu thập đƣợc, tác giả tiển hành tổng hợp, loại bỏ những số liệu trùng, không chính xác, sử dụng các phƣơng pháp tính toán để tính ra tỷ lệ phần trăm về trình độ đào tạo, cơ cấu độ tuổi, tỷ lệ cán bộ nữ; tỷ lệ kết quả đánh giá, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ, công chức qua từng năm, so sánh tỷ lệ giữa các năm để nhìn thấy sự biến động, đƣa ra những nhận xét chính xác hơn về công tác lập kế hoạch, quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; công tác tổ chức tuyển dụng, bố trí cán bộ; việc tổ chức thực hiện chế độ tiền lƣơng và các chế độ chính sách khác; tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã; đánh giá, xếp loại, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã... Những số liệu thu thập và xử lý sẽ đƣợc sử dụng chủ yếu tại chƣơng 3, nhằm làm rõ thực trạng của công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nam Sách, từ đó, rút ra những thành tựu, hạn chế, làm tiền đề, cơ sở để đề ra những giải pháp tại chƣơng 4.

2.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học

Điều tra xã hội học đƣợc hiểu là phƣơng pháp thu thập thông tin về các hiện tƣợng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể nhằm phân tích và đƣa ra kiến nghị đúng đắn đối với công tác quản lý.

Phƣơng pháp điều tra xã hội học có một số đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, phƣơng pháp điều tra xã hội học có ƣu điểm là rất thuận lợi

trong việc thu thấp các thông tin định tính nhƣ quan điểm, thái độ, động cơ, tâm tƣ, nguyện vọng...

Thứ hai, điều tra xã hội học phải áp dụng các nguyên tắc cơ bản của điều

tra thống kê nói chung, phải sử dụng phƣơng pháp xử lý số liệu thống kê và thậm chí phải coi đó nhƣ là một bộ phận nghiệp vụ cơ bản.

Thứ ba, trong điều tra xã hội học ngoài việc sử dụng phƣơng pháp điều tra,

thống kê còn kết hợp sử dụng các phƣơng pháp thực nghiệm, phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến và phải tính đến các yếu tố tâm lí trong quá trình điều tra.

Trong phạm vi của vấn đề, tác giả tiến hành điều tra trong phạm vi không gian, thời gian và đối tƣợng cụ thể nhƣ sau:

- Địa điểm: Tiến hành điều tra tại 4 xã đại diện cho 4 khu trong huyện Nam Sách. Cụ thể: Xã Nam Hƣng đại diện cho Khu I; Xã Nam Chính đại diện cho Khu II; thị trấn Nam Sách đại diện cho khu III; Xã An Lâm đại diện cho Khu IV.

- Đối tƣợng điều tra: Đội ngũ CBCC cấp huyện, cấp xã và ngƣời dân.

- Hình thức điều tra: Sử dụng ba mẫu bảng hỏi cho 03 loại đối tƣợng điều tra. - Số lƣợng phiếu điều tra: 52 ngƣời là cán bộ công chức cấp huyện; 68 ngƣời là cán bộ, công chức và 105 ngƣời dân tại 04 xã.

- Nội dung điều tra: Điều tra việc thực hiện các nội dung của công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

- Mục đích: Có cái nhìn khách quan về công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nam Sách.

Tác giả đã tiến hành điều tra các nội dung việc thực hiện chế độ giờ giấc làm việc của cán bộ, công chức cấp xã; công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã và mức độ đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ kế cận của công tác quy hoạch; mức độ hài lòng của cán bộ, công chức cấp xã về chế độ chính sách và các nội dung của công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; công tác đánh giá, xếp loại, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã; thời gian dành cho học tập; những tồn tại của công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức câp xã và các giải pháp.

Kết quả điều tra, khảo sát sẽ đƣợc phân tích tổng hợp đƣa ra đánh giá tại chƣơng 3, làm cơ sở cho việc đánh giá tình hình công tác quản lý đội ngũ cán

bộ, công chức cấp xã tại huyện, từ đó đƣa ra những kết luận có căn cứ vững chắc giúp ngƣời đọc có cái nhìn sâu sắc về công tác quản lý cán bộ, công chức cấp xã tại huyện; đồng thời, tổng hợp, tham khảo các giải pháp để tổng hợp và đề xuất tại chƣơng 4.

2.2.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Là phƣơng pháp phổ biến trong phân tích kinh tế đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp thực chất là phân chia đối tƣợng nghiên cứu thành từng bộ phận, lĩnh vực để có thể nhìn thấy một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn.

Phƣơng pháp này đã đƣợc tác giả sử dụng xuyên suốt trong luận văn. Bằng phƣơng pháp này, luận văn đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận tại chƣơng 1, nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại chƣơng 3, từ đó đề ra các mục tiêu, quan điểm, giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng và tình hình kinh tế xã hội của cả nƣớc nói chung để từ đó nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện Nam Sách trong thời gian tới.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN NAM SÁCH TỈNH HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 44 - 49)