Kết quả quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 54 - 73)

3.2 Tình hình quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Nam

3.2.2 Kết quả quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Nam

Sách, tỉnh Hải Dương

3.2.2.1 Lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Xác định công tác quy hoạch cán bộ, công chức là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, trên cơ sở văn bản của Trung ƣơng, của tỉnh. Cấp ủy huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, cơ chế chính sách cụ thể để tạo nguồn cán bộ.

Trƣớc khi thực hiện quy trình quy hoạch cán bộ cấp xã, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy đã xây dựng ban hành Hƣớng dẫn số 09-HD/HU, ngày 25 tháng 12 năm 2012 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, hƣớng dẫn, chỉ đạo cơ sở xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã, cơ quan, đoàn thể xã làm cơ sở phát hiện nguồn quy hoạch cán bộ. Đồng thời, tiến hành rà soát và đánh giá đội ngũ cán bộ; tổ chức hội nghị lấy phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch Ban chấp hành, Ban Thƣờng vụ, các chức danh Bí thƣ, Phó bí thƣ Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND – UBND xã, thị trấn.

Việc đánh giá cán bộ, công chức đƣa vào quy hoạch phải dựa vào các nội dung cơ bản sau:

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: nhận thức, tƣ tƣởng chính trị;

việc chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần tự học tập nâng cao trình độ; tính trung thực, công bằng, khách quan, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác; việc chấp hành chính sách, pháp luật của vợ, chồng, con; mối quan hệ với nhân dân...

+ Năng lực thực tiễn: thể hiện ở kết quả, hiệu quả công tác; tính chủ

động, sáng tạo; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao; khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện; khả năng dự báo tình hình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, lĩnh vực, địa phƣơng công tác.

+ Uy tín: thể hiện thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm và kết

quả đánh giá cán bộ.

+ Sức khoẻ: bảo đảm sức khoẻ để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ

của chức danh quy hoạch.

+ Chiều hướng, triển vọng phát triển: khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ khi đƣợc bố trí vào chức vụ cao hơn.

Trên cơ sở đó, trong giai đoạn 2010 – 2014, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ 01 lần vào đầu năm thứ hai của nhiệm kỳ. Kết quả: Nguồn nhân sự quy hoạch ban chấp hành đảng bộ xã, thị trấn là 222 ngƣời; nguồn quy hoạch cán bộ chủ chốt xã, thị trấn 333 lƣợt ngƣời, trong đó nữ là 28 ngƣời; trình độ chuyên môn: trung cấp có 93 ngƣời, cao đẳng có 25 ngƣời, đại học có 97 ngƣời; trình độ lý luận chính trị: cao cấp có 03 ngƣời, trung cấp có 181 ngƣời, sơ cấp có 149 ngƣời.

Đồng thời, hằng năm tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch phục vụ công tác cán bộ thƣờng xuyên, nhân sự Đại hội Đảng bộ xã, thị trấn và nhân sự Hội

đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Tháng 10/2014, đã rà soát đƣa ra khỏi quy hoạch 31 ngƣời không còn đủ tiêu chuẩn; bổ sung quy hoạch 73 ngƣời (trong đó nữ là 9 người; có 17 người có trình độ trung cấp; 4 người có

trình độ cao đẳng; 35 người có trình độ đại học; 01 người có trình độ thạc sỹ và 21 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị).

Nhìn chung, chất lƣợng công tác quy hoạch cán bộ của các xã, thị trấn ngày càng đƣợc nâng cao, bƣớc đầu đã đi vào nề nếp. Về số lƣợng, đảm bảo mỗi vị trí quy hoạch hai đến ba ngƣời, mỗi ngƣời không quy hoạch quá ba chức danh. Về độ tuổi, đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi và tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch cấp ủy, ban thƣờng vụ cấp ủy và ban lãnh đạo chính quyền.

Để đánh giá công tác lập kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã, tác giả đã tiến hành điều tra việc thực hiện công tác lập kế hoạch, quy hoạch đối với cán bộ, công chức cấp xã (mẫu số 01 và mẫu số 02). Kết quả cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.5. Công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã

TT Tiêu chí Số phiếu hỏi Mức độ Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Công tác lập kế hoạch, hƣớng dẫn cấp xã thực hiện các bƣớc trong quy trình quy hoạch CBCC

120 20 16,6 27 22,5 61 50,9 12 10

2 Việc tổ chức quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã

120 17 14,2 31 25,8 58 48,3 14 11,7

3 Công tác rà soát đƣa ra khỏi quy hoạch

120 27 22,5 28 23,3 63 52,5 2 1,7

4 Việc bố trí, sử dụng, đào tạo CBCC trong quy hoạch

120 17 14,2 32 26,7 51 42,5 20 16,6

Qua bảng tổng hợp trên có thể thấy, ở tất cả các bƣớc của công tác lập kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã thì số lƣợng phiếu đánh giá ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (luôn chiếm trên 42% đến trên 52% tổng số phiếu đƣợc hỏi), tiếp đến là mức đánh khá (chiếm từ trên 22%), tiếp đến là đánh giá ở mức độ tốt, số phiếu đánh giá ở mức độ yếu là ít nhất. Căn cứ vào kết quả trên có thể nhận thấy, công tác quy hoạch cán bộ, công chức cẫp xã vẫn còn nhiều bất cập trong tất cả các khâu, từ lập kế hoạch, hƣớng dẫn triển khai thực hiện đến việc thực hiện đều chƣa đƣợc đánh giá cao.

Đồng thời, tác giả cũng tiến hành khảo sát hiệu quả của công tác lập kế hoạch, quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Cụ thể: trong số 120 phiếu điều tra về hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ thì chỉ có 23 phiếu, chiếm tỷ lệ thấp nhất (chiếm tỷ lệ 19,2%) cho rằng công tác quy hoạch cán bộ có hiệu quả tốt, đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận; có 57 phiếu, chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm tỷ lệ 47,5%) cho rằng công tác quy hoạch cán bộ hiện nay chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của công tác cán bộ và có 40 phiếu (chiếm tỷ lệ

33,3%) cho rằng công tác quy hoạch cán bộ hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu

xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận.

3.2.2.2 Tổ chức tuyển dụng; tuyển chọn, bố trí, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ; thực hiện cho thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;

Giai đoạn 2010 – 2013, các xã, thị trấn trong huyện tiến hành hợp đồng cán bộ, công chức theo hình thức hợp đồng trong biên chế và đã hợp đồng lao động đối với 28 ngƣời.

Năm 2014, trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tổ chức thi tuyển cán bộ công chức xã, phƣờng, thị trấn. Huyện đã tiến hành các bƣớc trong quy trình tuyển dụng cán bộ công chức, rà soát chỉ tiêu, vị trí cần tuyển dụng, báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh; tiến hành xây dựng kế hoạch số 23/KH-UBND

ngày 14 tháng 01 năm 2014 về tuyển dụng cán bộ, công chức; thông báo vị trí cần tuyển dụng, yêu cầu đối với từng vị trí có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu ngạch cán bộ, công chức cần tuyển. Thực hiện nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ƣơng, của tỉnh về công tác thi tuyển cán bộ, công chức, tuân thủ các quy định về quy trình, thủ tục, nội dung, hình thức thi một cách chặt chẽ; bảo đảm các nguyên tắc tuyển dụng công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; bảo đảm tính cạnh tranh; tuyển chọn đúng ngƣời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm; ƣu tiên tuyển chọn ngƣời có tài năng, ngƣời có công với nƣớc, ngƣời dân tộc thiểu số. Thông tin tuyển dụng đƣợc thông báo rộng rãi trên hệ thống Đài phát thanh của huyện, đài truyền thanh các xã, thị trấn; niêm yết công khai tại trụ sở UBND huyện và UBND xã, thị trấn cần tuyển dụng.

Những ngƣời đăng ký thi tuyển phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Luật cán bộ, công chức và các quy định hiện hành có liên quan, cụ thể:

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; - Đủ 18 tuổi trở lên;

- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với vị trí cần tuyển dụng; - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Chỉ tiêu cần tuyển dụng là 45 ngƣời. Số ngƣời đăng ký dự tuyển là 130 ngƣời trong đó có 58 ngƣời có trình độ Đại học (chiếm 44,62%); 31 ngƣời có trình độ Cao đẳng (chiếm 23,84%); 41 ngƣời có trình độ Trung cấp (chiếm 31,54%). Kết quả, có 43 ngƣời trúng tuyển. Trong đó, có 21 ngƣời có trình độ

ngƣời có trình độ Trung cấp (chiếm 30,23%) và 100% công chức đƣợc tuyển dụng đều có trình độ chứng chỉ A về tin học và ngoại ngữ trở lên.

Công tác thi tuyển công chức xã, thị trấn đã lựa chọn đƣợc những ngƣời có trình độ chuyên môn đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn của vị trí việc làm, giúp chuẩn hóa trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức cấp xã.

Việc bố trí sắp xếp luân chuyển cán bộ, công chức đƣợc thực hiện theo đúng quy trình. Trong giai đoạn 2010-2014, cấp ủy, chính quyền huyện đã thực hiện quy trình luân chuyển 05 cán bộ từ huyện đến công tác tại cơ sở giữ các chức danh Bí thƣ Đảng ủy xã hoặc Chủ tịch UBND xã; luân chuyển 02 cán bộ cơ sở lên công tác tại các phòng, ban của huyện; kiện toàn 04 Bí thƣ Đảng ủy xã; 06 Phó Bí thƣ thƣờng trực Đảng ủy xã; 02 Chủ tịch và 07 Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn. Điều động, phân công công tác cho 42 ngƣời; bổ nhiệm 29 cán bộ, công chức cấp xã.

Thực hiện quy trình nghỉ hƣu trƣớc tuổi cho 02 ngƣời; nghỉ hƣu hƣởng chế độ bảo hiểm cho 61 ngƣời (trong đó có 21 cán bộ và 40 công chức);

chuyển ngạch cho 08 ngƣời.

3.2.2.3 Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác

Chế độ tiền lƣơng đƣợc thực hiện đúng quy định. Cán bộ, công chức cấp xã khi đƣợc tuyển dụng đƣợc hƣởng hệ số lƣơng đầy đủ, theo bằng cấp hoặc chức vụ mà mình đảm nhiệm; hƣởng thâm niên vƣợt khung, thâm niên nghề; phụ cấp kiêm nhiệm chức danh; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hỗ trợ một phần kinh phí khi đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng.

Trong giai đoạn 2010 – 2014, đã thực hiện việc cho hƣởng phụ cấp chức vụ đối với 53 ngƣời; thâm niên vƣợt khung đối với 11 ngƣời; phụ cấp kiên nhiệm đối với 38 ngƣời; đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho 100% cán bộ, công chức cấp xã theo quy định; hỗ trợ kinh phí cho 123 ngƣời đi học

tập, nâng cao trình độ hoặc đi tập huấn theo chƣơng trình của huyện, của tỉnh, của trung ƣơng.

Thực hiện xếp lƣơng cho 63 ngƣời (năm 2011, xếp lương cho 34 người;

năm 2012, xếp lương cho 10 người; năm 2014, xếp lương cho 21 người);

nâng lƣơng thƣờng xuyên cho 219 ngƣời (năm 2010, nâng lương thường xuyên cho 05 người; năm 2011, nâng lương thường xuyên cho 62 người; năm 2012, nâng lương thường xuyên cho 70 người; năm 2013, nâng lương thường xuyên cho 10 người; năm 2014, nâng lương thường xuyên cho 72 người);

nâng lƣơng trƣớc thời hạn cho 54 ngƣời có đủ tiêu chuẩn (năm 2011, nâng lương trước thời hạn cho 10 người; năm 2012, nâng lương trước thời hạn cho 15 người; năm 2013, nâng lương trước thời hạn cho 16 người; năm 2014, nâng lương trước thời hạn cho 23 người); giải quyết chế độ cho 14 cán bộ cơ

sở diện Huyện ủy quản lý không đủ tuổi tái cử nhiệm kỳ 2010-2015 và nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Để đánh giá thực trạng việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, tác giả tiến hành điều tra mức độ hài lòng của cán bộ, công chức cấp xã đối với việc thực hiện các chế độ chính sách hiện hành, cũng nhƣ mức độ hài lòng về việc thực hiện các nội dung của công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã (mẫu số 01). Cụ thể:

Bảng 3.6: Mức độ hài lòng của cán bộ, công chức cấp xã về các chế độ chính sách và một số nội dung của công tác quản lý đội ngũ CBCC cấp xã

TT Tiêu chí Số

phiếu hỏi

Mức độ hài lòng

Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng

SL % SL % SL %

1 Về chế độ tiền lƣơng 68 9 13,2 12 17,6 47 69,2 2 Về điều kiện làm việc 68 4 5,9 25 36,8 39 57,3 3 Về công tác quy hoạch CBCC 68 7 10,3 12 17,6 49 72,1 4 Việc bố trí, sắp xếp CBCC 68 2 2,94 18 26,47 48 70,59

5 Về công tác đào tạo bồi dƣỡng CBCC 68 12 17,6 25 36,8 31 45,6 6 Về công tác đánh giá, khen thƣởng CBCC hàng năm 68 7 10,29 16 23,5 45 66,21 7 Về công tác kỷ luật CBCC 68 12 17,6 16 23,5 40 58,6

Nguồn: Tác giả tổng hợp qua điều tra

Qua bảng tổng hợp trên có thể thấy, tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã không hài lòng về chế độ chính sách hiện tại, về điều kiện làm việc và một số nội dung của công tác quản lý cán bộ, công chức cấp xã chiếm tỷ lệ lớn nhất (từ 45% đến trên 70%); tiếp đến là hài lòng chiếm tỷ lệ thứ hai và rất ít cán bộ, công chức cấp xã hài lòng về các nội dung trên (chiếm tỷ lệ dƣới 18%). Nhƣ vậy, có thể thấy việc thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chƣa đáp ứng đƣợc nguyện vộng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; một số nội dung trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chƣa tốt, chƣa nhận đƣợc sự đánh giá cao.

3.2.2.4 Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

tâm bồi dƣỡng chính trị huyện tổ chức chiêu sinh mở các lớp đào tạo trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ theo ngành, mỗi lớp học thƣờng kéo dài từ 7 – 15 ngày. Trong giai đoạn 2010 – 2014, đã mở 185 lớp bồi dƣỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho 17.613 lƣợt học viên là cán bộ, công chức cấp xã (trong đó có: 11 lớp đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho 699 học viên, 174

lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ cho 16.923 lượt học viên). Phối hợp

với Trƣờng Chính trị tỉnh tổ chức 03 lớp Trung cấp lý luận chính trị hành chính tại huyện, cấp bằng Trung cấp lý luận chính trị cho 63 ngƣời là cán bộ, công chức cấp xã.

Cử 61 ngƣời học nâng cao trình độ chuyên môn tại các Trƣờng Cao đẳng, Đại học; cử 34 ngƣời đi học trung cấp chuyên ngành và 29 ngƣời đi học Trung cấp lý luận Chính trị tại Trƣờng Chính trị tỉnh.

Để đánh giá kết quả của công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã, ngoài việc căn cứ vào số lƣợng lớp đƣợc tổ chức, số lƣợng cán bộ, công chức cấp xã đƣợc tham gia đào tạo và cử đi đào tạo hàng năm, ngƣời viết đã tiến hành điều tra số giời giành cho đào tạo phát triển của cán bộ, công chức cấp xã (tại mẫu số 01). Kết quả cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.7. Thời gian đào tạo, phát triển CBCC cấp xã

TT Tiêu chí Số ngƣời đƣợc hỏi Số ngƣời đƣợc đi học Thời gian (giời). SL %

1 Học nâng cao trình độ chuyên môn 68 11 16,18 11880 2 Học nâng cao trình độ chính trị 68 28 41,18 22680

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 54 - 73)