3.3.1 Thành tựu
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện luôn quan tâm đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Việc quản lý cán bộ, công chức cấp xã dần đi vào nề nếp và bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả nhất định:
Các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đƣợc thực hiện nghiêm túc. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ đƣa vào quy hoạch từng bƣớc đƣợc nâng lên đáp ứng đƣợc yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận có đủ đức, đủ tài.
Công tác đánh giá cán bộ từng bƣớc đƣợc đổi mới, đánh giá cán bộ, công chức từng bƣớc gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao; lấy kết quả đánh giá cán bộ, công chức làm căn cứ để khen thƣởng, kỷ luật hoặc bổ nhiệm chức danh cao hơn.
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức đƣợc chú trọng, hàng năm cấp ủy, chính quyền huyện mở nhiều lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị; cử cán bộ, công chức đi học các lớp Đại học, cao đẳng, trung cấp lý luận chính trị; góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức cấp xã. Công tác đào tạo cán bộ, công chức cấp xã từng bƣớc gắn với quy hoạch và vị trí việc làm.
Công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức đang từng bƣớc đi vào nề nếp, các hồ sơ trong giai đoạn gần đây đã đƣợc lƣu giữ bài bản, đầy đủ các danh mục tài liệu cần thiết.
Công tác bầu cử cán bộ; tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã đƣợc thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo lựa chọn đƣợc những ngƣời có trình độ, chuyên môn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của vị trí công việc đã đề ra.
Công tác thống kê, báo cáo đƣợc thực hiện đầy đủ, thƣờng xuyên theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Chất lƣợng, hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng đƣợc nâng lên, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức.
Nhìn chung, công tác quản lý cán bộ, công chức cấp xã cơ bản đã thảo mãn các mục tiêu đề ra đó là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc; tính kỷ cƣơng, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị tại địa phƣơng.
3.3.2 Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, công tác quản lý cán bộ, công chức cấp xã tại huyện còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót:
- Về công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã: Hạn chế trong công tác này là một số cấp uỷ chƣa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của công tác quy hoạch cán bộ nên việc tổ chức thực hiện còn lúng túng. Trong quy hoạch còn dàn trải, tính khả thi chƣa cao; chất lƣợng và cơ cấu của quy hoạch còn nhiều mặt hạn chế; về trình độ trong quy hoạch chƣa đảm bảo yêu cầu; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ còn thấp. Đôi khi quy hoạch chỉ mang tính hình thức chƣa gắn quy hoạch với bố trí, sắp xếp cán bộ; công tác rà soát, đƣa ra khỏi quy hoạch chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc, những ngƣời đƣa ra khỏi quy hoạch thƣờng là do thay đổi công tác.
- Công tác đào tạo cán bộ xã: Công tác đào tạo cán bộ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Mặt khác, trong đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ là chƣa gắn chặt với quy hoạch, chƣa tập trung đào tạo chuyên môn gắn với ngành nghề thế mạnh của địa phƣơng nhất là chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc đào tạo cán bộ lâu dài; áp lực về chuẩn hoá cán bộ cho nên đào tạo tại chức còn nhiều, chƣa chú trọng bồi dƣỡng về kỹ năng chuyên môn. Đội ngũ cán bộ xã chƣa qua đào
tạo trình độ chuyên môn và lý luận chính trị còn nhiều. Việc bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo còn bất cập, chƣa phù hợp giữa chuyên môn đào tạo với lĩnh vực phụ trách. Thời gian dành cho đào tạo phát triển của cán bộ công chức cấp xã còn thấp. Bình quân, mỗi cán bộ, công chức có khoảng 571 giờ dành cho đào tạo phát triển (khoảng 22 ngày).
- Về đánh giá xếp loại, khen thƣởng cán bộ cán bộ xã: Nhƣ nhận định của Trung ƣơng những năm gần đây thì không chỉ đối với cán bộ xã mà cán bộ các cấp nói chung vẫn là khâu yếu. Khâu yếu là nhiều nơi còn hình thức, thể hiện ở kết quả đánh giá cán bộ nhiều cơ sở không tƣơng xứng với thực chất hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị cơ sở. Kết quả đánh giá cán bộ, công chức chƣa thực chất, tỷ lệ cán bộ, công chức đƣợc đánh giá hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ qua các năm chiếm tỷ lệ cao.
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về cán bộ, công chức cấp xã chƣa phát huy hiệu quả. Công tác kiểm tra thƣờng ít phát hiện dấu hiệu vi phạm mà những trƣờng hợp bị xử lý kỷ luật thƣờng khi có đơn thƣ tố cáo mới đƣợc tiến hành kiểm tra làm rõ.
- Công tác lƣu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ chƣa đảm bảo, số lƣợng hồ sơ và việc thu thập thông tin, bổ sung thông tin về cán bộ, công chức còn là khâu yếu.
Nhìn chung, công tác quản lý cán bộ, công chức cấp xã còn tồn tại nhiều bất cập, các khâu chƣa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng cán bộ công chức cấp xã mất đoàn kết, vi phạm kỷ luật.
3.3.3 Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý cán bộ, công chức cấp xã. Trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau:
3.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
- Các quy định của Đảng và Nhà nƣớc về công tác cán bộ nói chung và việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng chƣa chặt chẽ, thống nhất; còn chồng chéo dẫn đến tình trạng chồng chéo trong phân cấp quản lý đội ngũ cán bộ.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn thiếu thốn chƣa đủ để đáp ứng yêu cầu hoạt động.
- Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chƣa tốt; đặc biệt là chế độ tiền lƣơng, dẫn đến đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chƣa nhiệt tình với công việc.
3.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý còn hạn chế; một số cán bộ công chức cấp xã chƣa nhiệt tình, trách nhiệm với công việc.
- Nếp nghĩ duy tình, dẫn đến tình trạng nể nang, bao che, gây khó khăn trong công tác bố trí, sắp xếp, kiểm tra việc thực hiện công vụ của cán bộ, công chức cũng nhƣ việc đánh giá, xếp loại, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã.
- Công tác phối hợp trong việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã giữa các cơ quan cấp huyện chƣa chặt chẽ dẫn đến hiệu quả của công tác này chƣa cao.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã còn hạn chế, vẫn có những đồng chí chƣa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
(đặc biệt là các chức danh bầu) dẫn đến hiệu quả thi hành công vụ của cán
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN NAM SÁCH